Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 32: LUYỆN TẬP CHUNG
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: LUYỆN TẬP | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chiếu hình ảnh sau. - GV mời 1 HS lên bảng chỉ ra những đường thẳng song song với nhau. - GV có thể hỏi một số câu hỏi: “Các em có biết đây là cây gì không?”, “Cái cây được tạo thành bởi những hình nào?” - GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhắc lại về hai đường thẳng song song. Cô trò mình sẽ cùng luyện tập kiến thức này trong “Bài 32: Luyện tập chung – Tiết 1: Luyện tập” B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng định hướng trong không gian và nhận biết một số loại hình phẳng đã học. - Củng cố kĩ năng nhận biết hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Chọn câu trả lời đúng. Việt có 4 miếng dán như sau: Biết Việt dán hình bình hành sau khi dán hình vuông và trước khi dán hình tam giác. Hỏi hình nào dưới đây là sản phẩm của Việt? - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, phân tích đề bài và các đáp án để chọn ra đáp án đúng. - GV gợi ý: Việt dán hình bình hành sau khi dán hình vuông và trước khi dán hidnh tam giác có nghĩa là 3 hình đó được dán theo thứ tự từ trước đến sau là: hình vuông, hình bình hành, hình tam giác. Hình dán trước sẽ là hình ở bên dưới trong hình vẽ. - GV gọi một số HS đọc phương án của mình. - GV nhận xét, chữa bài, chốt đáp án.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Quan sát hình sau, hãy chỉ ra: a) Hai đoạn thẳng song song với nhau. b) Hai đoạn thẳng vuông góc với nhau. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, có thể sử dụng thước thẳng, ê ke để xác định cặp đường thẳng nào song song, cặp đường thẳng nào vuông góc. - GV mời 2 HS đọc to kết quả. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 a) Vẽ đường thẳng AB và điểm H không nằm trên đường thẳng AB (theo mẫu). b) Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm H và vuông góc với đường thẳng AB. c) Vẽ đường thẳng EG đi qua điểm H và song song với đường thẳng AB. - GV cho HS thực hiện từng yêu cầu của bài toán vào vở. - GV có thể vẽ hình lên bảng và gọi HS lên bảng kẻ đường thẳng theo yêu cầu. - GV nhận xét và chữa bài. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Lấy các que tính xếp thành hình bên. Di chuyển 2 que tính để được 2 hình thoi. - GV tổ chức HS hoạt động nhóm 4 người, thảo luận để sắp xếp que tính. - GV yêu cầu HS xếp các que tính hoặc bút để tạo thành hình như trong SGK, rồi di chuyển 2 que tính (hoặc bút) để được 2 hình thoi. - GV gợi ý: Có một hình to và một hình nhỏ. - GV chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Luyện tập |
- HS xung phong lên bảng chỉ vào hình vẽ.
- HS hình thành động cơ học tập.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: + Phương án A loại vì hình bình hành được dán trước khi dán hình vuông. + Phương án B loại vì lí do tương tự phương án A. + Phương án C loại vì hình bình hành được dán sau khi dán hình tam giác. + Phương án D phù hợp với mô tả.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) Hai đoạn thẳng EG và HK song song với nhau. b) Hai đoạn thẳng AB và BC vuông góc với nhau.
- HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả:
- HS hoạt động theo nhóm, suy nghĩ để xếp que tính theo yêu cầu. - Kết quả:
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
|
TIẾT 2: LUYỆN TẬP | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Nhanh mắt” - GV chiếu hình ảnh trên và đặt câu hỏi: “Em hãy tìm hình bình hành”, “Em hãy tìm hình thoi.” HS giơ tay và trả lời ngay khi GV đọc xong câu hỏi. HS nào trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được thưởng một tràng pháo tay. - GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhắc lại về hình thoi, hình bình hành. Cô trò mình sẽ cùng luyện tập các kiến thức này trong “Bài 32: Luyện tập chung – Tiết 2: Luyện tập” B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng nhận biết hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. - Củng cố kĩ năng quan sát và ước lượng. - Củng cố kĩ năng tạo lập hình gắn với một số hình phẳng đã học. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Đ, S ? Trong hình trên có: a) Đoạn thẳng MP song song với đoạn thẳng DC. ? b) Đoạn thẳng AP song song với đoạn thẳng DC. ? c) Đoạn thẳng MN vuông góc với đoạn thẳng NP. ? d) Đoạn thẳng GH vuông góc với đoạn thẳng AB. ? - GV cho HS hoạt động cặp đôi, quan sát hình vẽ, thảo luận để xác định câu đúng, câu sai. - GV đọc từng câu, HS trả lời câu đó đúng hay sai. - GV giải thích và chốt đáp án.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Hãy dự đoán xem hai đoạn thẳng song song trong hình dưới đây có cùng độ dài hay không. Kiểm tra lại bằng cách sử dụng thước kẻ.
- GV cho HS làm bài cá nhân. - Sau khi HS đưa ra dự đoán, GV có thể yêu cầu HS dùng thước thẳng đo độ dài mỗi đoạn thẳng và kiểm tra lại dự đoán của mình. - GV gọi 3 HS đọc kết quả của mình. - GV nhận xét, chữa bài. - GV giới thiệu: + Hình ảnh minh họa trong bài tập này là một loại ảo ảnh thị giác (ảo ảnh Ponzo). + Khi quan sát hình vẽ, cảm nhận ban đầu của người xem là đoạn thẳng phía trên dài hơn đoạn thẳng phía dưới. + Lí do: Hai đầu đoạn thẳng đó gần với hai đoạn thẳng ở hai bên hơn so với khoảng cách giữa hai đầu đoạn thẳng bên dưới với hai đoạn thẳng ở hai bên. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Vẽ một hình bình hành trên giấy kẻ ô vuông như hình dưới đây. Sau đó, vẽ một đường thẳng chia hình bình hành đó thành hai phần để cắt và ghép thành một hình chữ nhật. - GV cho HS làm bài cá nhân. - GV yêu cầu HS vẽ một hình bình hành trên giấy kẻ ô vuông, rồi vẽ một đường thẳng chia hình hành đó thành hai phần để cắt và ghép thành một hình chữ nhật. - GV gợi ý: Để tạo lập được hình chữ nhật thì HS cần phải có cách ghép làm xuất hiện các góc vuông. - GV chấm vở một số HS. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Lấy các que tính xếp thành hình dưới đây. Di chuyển 3 que tính để được 3 hình thoi. - GV cho HS hoạt động nhóm 4 người, thảo luận để xếp que tính theo yêu cầu. - GV yêu cầu HS xếp các que tính hoặc bút để tạo thành hình như minh họa, rồi di chuyển 3 que tính (hoặc bút) để được 3 hình thoi. - GV gợi ý: Các hình thoi này đều được ghép từ 2 hình tam giác giống nhau. - GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày cách di chuyển của mình, nhận xét và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 3 – Luyện tập |
- HS chú ý quan sát, giơ tay phát biểu.
- HS hình thành động cơ học tập.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) Đ b) Đ c) S d) Đ
- HS hoàn thành theo yêu cầu. - Kết quả: Hai đoạn thẳng song song đó có cùng độ dài.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả:
- HS thực hiện theo yêu cầu. - Kết quả:
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác