Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 8: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
BÀI 38: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
- Thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||
TIẾT 1: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ | |||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS trò chơi Thế giới của những phép tính. + GV chuẩn bị những con số đánh vi tính được dán trên tấm bìa cứng hình tròn. + Cách tiến hành: GV mời 6 em tham gia trò chơi, chia thành 2 đội, mỗi đội 3 em, các bạn còn lại cổ vũ hai đội chơi. + Luật chơi: trong vòng 5p, HS tự tìm số và phép tính để gắn. Đội nào gắn đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng cuộc và được nhận quà. - Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt HS vào bài học. Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng học cách thực hiện các phép tính nhân với số có một chữ số. “Bài 38 Nhân với số có một chữ số”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. I. KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: - HS thực hiện được phép nhân số có năm chữ số trở lên với số có một chữ số (không nhớ hai lần liên tiếp) và nhân nhẩm trong trường hợp số tròn chục nghìn, trăm nghìn. b. Cách thức tiến hành: Đặt vấn đề. - GV đặt vấn đề: Nếu mỗi ngày một nhà máy đều sản suất được một số lượng khẩu trang như nhau. Vậy làm cách nào để có thể tính được số lượng khẩu trang mà nhà máy đó sản xuất ra trong một tuần? - GV gọi một HS bất kì phát biểu. - GV nhận xét, khuyến khích HS sử dụng phép nhân. - GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK, yêu cầu học sinh đặt ra phép tính nhân phù hợp. - GV yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học về phép nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số để thực hiện phép tính vừa nêu, đồng thời GV nhắc lại cho HS nhớ về kiến thức cũ. + Phép nhân thực hiện từ phải qua trái. + Nếu kết quả một phép nhân chữ số một hàng của thừa số thứ nhất ra kết quả lớn hơn 10 thì phải nhớ số chục sang hàng tiếp theo. - GV nhận xét kết quả, chuyển sang hoạt động tiếp theo. II. HOẠT ĐỘNG a. Mục tiêu: - Giúp học sinh thực hiện phép nhân với số có một chữ số. Giải toán có lời liên quan tới phép nhân với số có một chữ số. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu đề. Đặt tính rồi tính: a. 27 283 3 b. 40 819 5 c. 374 519 2 - GV yêu cầu HS nhận biết yêu cầu đề bài. - GV hướng dẫn bằng cách đặt câu hỏi: + Ở bài đặt rồi tính cần lưu ý điều gì? - GV mời đại diện 3 HS lên bảng trình bày, các bạn khác tự làm vào bảng con. - GV mời một HS nhận xét phần trình bày của các bạn.
- GV sửa bài, lưu ý luôn nhận xét và chỉnh sửa việc đặt tính và tính. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Đúng hay sai? a. b. c. - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài toán. - GV hướng dẫn bằng cách đặt câu hỏi: + Bài tập này chúng ta cần làm gì? Làm sao để xác định được phép tính đã cho là đúng hay sai? Nêu các bước thực hiện. - GV mời 1 HS trình bày, khuyến khích HS nói cách làm.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV gọi 3 HS trình bày kết quả.
- GV cho HS chữa bài, chốt đáp án.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - Giúp HS thực hiện được phép nhân với số có một chữ số cũng như tính được giá trị của biểu thức trong phạm vi các số và các phép tính đã học. - Củng cố, vận dụng giải quyết một số vấn đề đơn giản liên quan đến phép nhân với số có một chữ số. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Bóng đèn trong nhà có tuổi thọ 12 250 giờ. Bóng đèn đường có tuổi thọ gấp 3 lần tuổi thọ của bóng đèn trong nhà. Hỏi tuổi thọ của bóng đèn đường là bao nhiêu giờ? - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu, làm bài cá nhân. - GV đặt câu hỏi: + Đề bài yêu cầu gì? + Làm thế nào để tính?
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân sau đó mời một HS lên bảng trình bày.
- GV chữa bài, chốt đáp án, khen các HS hoàn thành nhanh, đúng và rút kinh nghiệm, khích lệ các HS chưa tích cực. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2: Luyện tập. |
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, suy nghĩ, trả lời. Ta có thể dùng phép nhân, lấy số lượng khẩu trang mà nhà máy sản xuất ra một ngày nhân với 7. Ta có thể dùng phép cộng, cộng số lượng khẩu trang mà nhà máy sản xuất ra trong mỗi ngày lại với nhau.
- HS quan sát hình ảnh phần khám phá SGK. - HS lắng nghe yêu cầu giáo viên, thực hiện phép tính.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề, thực hiện yêu cầu đề bài.
- HS trả lời: + Ở bài đặt tính cần lưu ý: + Đặt tính thẳng cột + Khi tính luôn lưu ý việc “có nhớ” - HS trình bày a. b. c.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS trả lời: Bài tập này chúng ta cần xác định tính đúng sai của phép tính đã cho bằng cách thực hiện phép tính. Các bước thực hiện: + Thực hiện lại phép tính. + Đối chiếu kết quả. + Đưa ra kết luận. - HS trình bài kết quả: a. Sai do chữ số hàng nghìn và hàng chục nghìn ở kết quả viết không đúng cột. b. Sai do không nhớ hàng trăm sang hàng nghìn. c. Đúng - HS lắng nghe, sửa bài.
- HS giơ tay đọc đề, suy nghĩ và phát biểu. + Đề bài yêu cầu tính số tuổi thọ của bóng đèn đường. Sử dụng phép nhân, ta nhân tuổi thọ của bóng đèn trong nhà với 3.
- HS suy nghĩ, trình bày: Bài giải Tuổi thọ của bóng đèn đường là: 12 250 3 = 36 750 (giờ) Đáp số: 36 750 giờ - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác