Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 48: LUYỆN TẬP CHUNG
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||||||
TIẾT 1: LUYỆN TẬP | |||||||||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG a. Mục tiêu: - Thực hiện được phép nhân, chia với số có một, hai chữ số trong phạm vi lớp triệu. Tính nhẩm được phép nhân, chia với 10, 100, 1000 - Giải được bài toán thực tế liên quan đến phép nhân, chia, tìm số trung bình cộng, tính chu vi, diện tích của hình vuông và hình chữ nhật. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu đề. Tính nhẩm. a) 48 256 10 5 437 100 7 192 1 000 b) 625 400 : 100 395 800 : 10 960 000 : 1 000 - GV yêu cầu HS nhớ và nhắc lại cách tính nhẩm.
- GV cho cả lớp làm bài vào vở. sau khi hoàn thành thì đổi chéo vở để các HS nhận xét bài của nhau
- GV mời 2 HS đứng dậy trình bày, sau đó nhận xét, khuyến khích các em nêu ra cách tính nhẩm. - GV sửa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Đặt tính rồi tính 91 207 8 37 872 : 9 2 615 63 175 937 : 35 - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài toán. - GV đặt câu hỏi và mời 1 HS. + Trong bài đặt tính các em cần lưu ý điều gì?
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV gọi 1 HS trình bày kết quả.
- GV cho HS đổi vở tự kiểm tra. - GV chữa bài, chốt đáp án. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Đ, S? Trường Tiểu học Hòa Bình có hai mảnh vườn trồng hoa. Mảnh vườn trồng hoa hồng dạng hình chữ nhật có chiều dài 14m, chiều rộng 10m. Mảnh vườn trồng hoa cúc dạng hình vuông có cạnh 12 m. a) Chu vi hai mảnh vườn bằng nhau. b) Diện tích mảnh vườn trồng hoa hồng bằng diện tích mảnh vườn trồng hoa cúc. c) Diện tích mảnh vườn trồng hoa hồng bé hơn diện tích mảnh vườn trồng hoa cúc. - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu, làm bài cá nhân. - GV hướng dẫn: + Ở bài tập này, các em phải tính được chu vi và diện tích của hai mảnh vườn sau đó so sánh hai diện tích đó với nhau để xác định các phát biểu a, b, c bên dưới là đúng hay sai. - GV mời 1 HS lên bảng trình bày, cả lớp làm bài vào vở.
- GV mời 1 HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét và chữa bài. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Khối 4 của Trường Tiểu học Nguyễn Trãi gồm 1 lớp có 27 học sinh và 6 lớp, mỗi lớp có 34 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp khối 4 của trường tiểu học đó có bao nhiêu học sinh? - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu, làm bài cá nhân. - GV đặt câu hỏi, mời 1 HS trả lời. + Bài toán này là dạng toán gì? + Đề bài yêu cầu tính gì? Làm thế nào để tính?
- GV nhận xét. - GV mời 1 HS lên bảng trình bày, cả lớp làm bài vào vở.
- GV mời 1 HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét và chữa bài. - GV tuyên dương các HS hoàn thành nhanh, đúng và rút kinh nghiệm, khích lệ các HS chưa tích cực. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2: Luyện tập |
- HS đọc đề bài.
- HS nhắc lại: + Khi nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1 000 ta thêm 1, 2, 3 số 0 vào bên phải số đó. Khi chia một số tự nhiên cho 10, 100, 1 000 ta bớt 1, 2, 3 số 0 ở bên phải số đó. - Trả lời: a) 48 256 10 = 482 560 5 437 100 = 543 700 7 192 1 000 = 7 192 000 b) 625 400 : 100 = 6 254 395 800 : 10 = 39 580 960 000 : 1 000 = 960 - HS nhận xét bài của nhau sau khi đổi vở. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS đọc đề, xác định yêu cầu bài toán.
- HS lắng nghe câu hỏi, trả lời: + Đặt tính phép nhân với số có hai chữ số, cần viết tích riêng thứ hai lùi sang bên trái một cột. + Đặt tính phép chia cần lưu ý kết quả số dư luôn nhỏ hơn số chia. - HS trả lời: - HS kiểm tra bài của bạn. - HS lắng nghe, sửa bài.
- HS đọc đề, tìm hiểu yêu cầu đề bài.
- HS trình bày: Chu vi của mảnh vườn trồng hoa hồng là: (14 + 10) 2 = 48 (m) Diện tích của mảnh vườn trồng hoa hồng là: 14 10 = 140 (m2) Chu vi của mảnh vườn trồng hoa cúc là: 12 4 = 48 (m) Diện tích của mảnh vườn trồng hoa cúc là: 12 12 = 144 (m2) Vậy a) Đ; b) S; c) Đ. - HS nhận xét bài của bạn. - HS lắng nghe, sửa bài.
- HS đọc đề, tìm hiểu yêu cầu bài toán. - HS trả lời: + Đây là dạng toán tìm số trung bình cộng. + Đề bài yêu cầu tìm số học sinh trung bình của mỗi lớp. Để tính được ta cần biết tổng khối lớp đó có bao nhiêu học sinh và khối đó có bao nhiêu lớp. - HS trình bày: Bài giải Mỗi lớp có 34 học sinh thì 6 lớp có số học sinh là: 34 6 = 204 (học sinh) Tổng số lớp khối 4 của trường tiểu học đó là: 6 + 1 = 7 (lớp) Trung bình mỗi lớp khối 4 của trường tiểu học đó có số học sinh là: (204 + 27) : 7 = 33 (học sinh) Đáp số: 33 học sinh. - HS nhận xét bài của bạn. - HS lắng nghe, sửa bài.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe, thực hiện. | ||||||||||||||||||||||||
TIẾT 2: LUYỆN TẬP | |||||||||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG a. Mục tiêu: - Thực hiện được phép nhân, chia với số có một, hai chữ số trong phạm vi lớp triệu. Tính nhẩm được phép nhân, chia với số tròn chục, tròn trăm; tìm được số lớn nhất trong 4 số; tính được giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện, giải được bài toán liên quan đến phép trừ, phép nhân, phép chia. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu đề. Tính nhẩm (theo mẫu). a)
b)
- GV hướng dẫn: + Ở câu a) trường hợp nhân các số tròn chục và tròn trăm với nhau, ta có thể nhẩm bằng các lấy các số đầu tiên của mỗi số nhân với nhau rồi sau đó thêm các chữ số 0 còn lại ở đằng sau kết quả đó. Ví dụ với phép chia 30 20 = 600, ta lấy hai số đầu là 3 và 2. Nhân chúng lại với nhau ta được kết quả là 6, ta đếm các số 0 còn lại ở các thừa số, còn hai chữ số 0 ta thêm 2 chữ số 0 đó vào bên phải số 6 ta vừa tính. Vậy ta được kết quả của phép tính là 600. + Trường hợp nhẩm phép chia, ta cùng lúc lược bỏ đi số các số 0 ở số chia và số bị chia. Ví dụ với phép chia nhẩm mẫu: 400 : 20, ta thấy số chia có 1 chữ số 0, ta đồng thời lược bỏ 1 chữ số 0 ở cả số chia và số bị chia, phép chia được rút gọn lại thành 40 : 2, ta có thể dễ dàng nhẩm ra kết quả. - GV cho cả lớp làm bài vào vở. sau khi hoàn thành thì đổi chéo vở để các HS nhận xét bài của nhau
- GV mời 2 HS lên bảng trình bày, khuyến khích cách em nói ra cách nhẩm. - GV sửa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Một cửa hàng hoa quả nhập về 15 thùng xoài nặng như nhau, cân nặng tất cả 675 kg. Cửa hàng đã bán hết 8 thùng. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam xoài? - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài toán. - GV đặt câu hỏi và mời 1 HS trả lời. + Để tìm được số kg xoài còn lại của cửa hàng, ta phải biết được điều gì trước tiên?
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV gọi 1 HS trình bày kết quả.
- HS có thể giải theo cách tìm khối lượng của 1 thùng xoài, sau đó nhân với 7 thùng xoài còn lại. Cách làm này vẫn ra kết quả chính xác. GV tuyên dương. - GV chữa bài, chốt đáp án.
|
- HS đọc đề bài.
- HS lắng nghe.
- Trả lời: a) 20 40 = 800 70 60 = 4 200 400 20 = 8 000 900 30 = 27 000 b) 900 : 30 = 30 240 : 80 = 3 3 600 : 600 = 6 28 000 : 400 = 70 - HS lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS đọc đề, xác định yêu cầu bài toán.
- HS lắng nghe câu hỏi, trả lời: + Ta cần biết được 8 thùng xoài đó cân nặng bao nhiêu, sau đó lấy 675kg trừ đi cân nặng của 8 thùng xoài đã bán. - HS trả lời: Bài giải Một thùng xoài cân nặng là: 675 : 15 = 45 (kg) 8 thùng xoài loại đó cân nặng là: 45 8 = 360 (kg) Cửa hàng còn lại số ki-lô-gam xoài là: 675 – 360 = 315 (kg) Đáp số: 315 kg xoài.
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS đọc đề, tìm hiểu yêu cầu đề bài. - HS trả lời: + Ta cần tìm kết quả của từng phép tính, chọn số lớn nhất trong các kêt quả tìm được để xác định bạn đi vào ô cửa có ghi phép tính có kết quả lớn nhất. - HS trình bày: 272 000 : 8 = 34 000 (Mai); 3 900 9 = 35 100 (Việt); 963 000 : 30 = 32 100 (Nam); 500 70 = 35 000 (Rô-bốt). Vậy Việt nhận được món quà của Mi.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác