Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 3: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ SỐ TỰ NHIÊN
- Năng lực riêng:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
1 - GV: Điện thoại thông minh có cài phần mềm Plickers và gán mã làm bài tập cho mỗi HS để có thể đánh giá nhanh chóng các kĩ năng của HS.
2 - HS : Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu phù hợp với nội dung kiến thức “ Quãng đường từ Hà Nội đến Huế dài khoảng 658km. Quãng đường từ Huế đến TP.HCM dài hơn quãng đường từ Hà Nội đến Huế lhoangr 394km. Hỏi quãng đường từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh dài khoảng bao nhiêu ki lô mét?”.
- GV tiếp tục trình bày: Như vậy, để giải được bài toán trên, cũng như hiểu rõ hơn về các tính chất của phép cộng, phép trừ, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay?” => Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên.
Hoạt động 1: Phép cộng
+ Giúp HS nhớ, nhận biết lại khái niệm số hạng, tổng
+ Kiểm tra khả năng vận dụng phép cộng của HS.
+ Giúp HS hình thành thói quen quan sát, lập kế hoạch tính toán hợp lí.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV trình bày: Ở tiểu học, ta đã biết phép cộng các số tự nhiên: số hạng + số hạng = tổng. - GV cho HS đọc nội dung trong sgk, yêu cầu HS thực hiện Hoạt động 1: ? Hãy nêu các tính chất của phép cộng các số tự nhiên. - GV yêu cầu HS đọc ví dụ 1 trong SGK và thực hiện bài tập tương tự: ? Tính một cách hợp lí: 58 + 76 + 42; 66 + 34 + 27 (Lưu ý: Nói rõ các bước thực hiện phép tính đã sử dụng tính chất nào của phép cộng?) - GV lưu ý HS: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a + b + c có thể được tính theo một trong hai cách sau: a + b + c = (a + b) + c hoặc a + b + c = a + (b + c) - GV yêu cầu HS thực hiện bài luyện tập 1 ? Mẹ An mua cho An một bộ đồng phục học sinh gồm: áo sơ mi giá 125000 đồng, áo khoác giá 140000 đồng, quần âu giá 160000 đồng. Tính số tiền mẹ An đã mua đồng phục cho An. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở. - Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại. | 1. Phép cộng Hoạt động 1: + Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. ð a + b = b + a + Tính chất kết hợp: Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. ð (a + b) + c = a + (b + c) + Tính chất cộng với số 0: Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó ð a + 0 = 0 + a = a Ví dụ: * 58 + 76 + 42 = 58 + 42 + 76 (giao hoán) = (58 + 42) + 76 (kết hợp) = 100 + 76 = 176 * 66 + 34 + 27 = (66 + 34) + 27 (kết hợp) = 100 + 27 = 127 Luyện tập 1: Số tiền mẹ An đã mua đồng phục cho An là: 125000 + 140000 + 160000 = 125000 + (140000+ 160000) = 125000 + 300000 = 425000 (đồng) |
Hoạt động 2: Phép trừ
+ Giúp HS nhớ, nhận biết lại và sử dụng được các thuật ngữ: số bị trừ, số trừ, hiệu.
+ Giải quyết được bài toán liên quan đến phép trừ
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS nhắc lại phép trừ một số tự nhiên ở tiểu học - GV lưu ý với HS một số lưu ý trong phép trừ: + Nếu a – b = c thì a = b + c + Nếu a + b = c thì a = c – b và b = c – a - GV yêu cầu HS đọc ví dụ 2, ghi nhớ lại những lưu ý của GV để hoàn thành bài Luyện tập 2: ? Tìm số tự nhiên x, biết: 124 + (118 – x) = 217 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS đứng tại chỗ trình bày cách tính và kết quả - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu có sai sót). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Phép trừ - Phép trừ một số tự nhiên cho một số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng nó: Luyện tập 2: |
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: 1, 2, 3 trang 15 SGK toán 6 cánh diều.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Sau khi hết thời gian thảo luận, GV ưu tiên 3 HS xung phong lên bảng trình bày cách giải một trong ba bài toán được giao.
- Dự kiến sản phẩm :
Bài 1:
a) 127 + 39 + 73 = (127 + 73) + 39 = 200 + 39 = 239 | b) 135 + 360 + 65 + 40 = (135 + 35) + ( 360 + 40) = 170 + 400 = 570 |
c) 417 - 17 – 299 = (417 - 17) - 299 = 400 – 299 = 101 | d) 981- 781 + 29 = (981 - 781) + 29 = 200 + 29 = 229 |
Bài 2 :
Bài 3 :
- GV chiếu BT trắc nghiệm lên màn hình, yêu cầu HS hoàn thành nhanh :
Câu 1: Tính nhanh tổng 53 + 25 + 47 + 75?
Câu 2: Phép tính x - 5 thực hiện được khi
Câu 3: Cho phép tính 231 - 87. Chọn kết luận đúng?
Câu 4: Tính (368 + 764) - (363 + 759)
Câu 5: Tính nhanh 72 + 69 + 128
- HS thực hoàn thành nhanh BT, đưa ra đáp án trắc nghiệm :
Đáp án : 1A – 2B – 3C – 4A – 5B
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
…………………………………………………………………………………..
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác