Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Từ trái nghĩa

Soạn bài: Từ trái nghĩa - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Từ trái nghĩa cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca tục ngữ sau đây

a. Chị em như chuối nhiều tàu

Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nhiều lời

b. Số cô chẳng giàu thì nghèo,

 Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

c. Ba năm được chuyến một sai

Áo ngắn đi mượn áo dài đi thuê

d. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Câu 2: Tìm các từ trái nghĩa với những từ in nghiêng trong các cụm từ sau

Cá tươi, hoa tươi

Ăn yếu, học lực yếu

Chữ xấu, đất xấu

Câu 3:  Điền từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau: 

Chân cứng đá …

Vô thưởng vô …

Có đi có …

Bên … bên khinh

Gần nhà … ngõ

Buổi … buổi cái

Mắt nhắm mắt …

Bước thấp bước …

Chạy sấp chạy …

Chân ướt chân …

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.

II. Soạn bài siêu ngắn: Từ trái nghĩa 

Câu 1: Tìm các từ trái nghĩa

a. Cặp từ trái nghĩa: tấm lành – tấm rách

b. Cặp từ trái nghĩa: giàu – nghèo

c. Cặp từ trái nghĩa: ngắn – dài

d. Cặp từ trái nghĩa: đêm – ngày, sáng – tối

Câu 2: Các từ trái nghĩa với những từ in nghiêng trong các cụm từ cho trước:

Cá tươi – Cá ươn, hoa tươi – hoa héo

Ăn yếu – Ăn khỏe, học lực yếu – học lực tốt

Chữ xấu – chữ đẹp, đất xấu – đất tốt

Câu 3: Điền từ trái nghĩa vào các thành ngữ:

  • Chân cứng đá mềm
  • Vô thưởng vô phạt
  • Có đi có lại
  • Bên trọng bên khinh
  • Gần nhà xa ngõ
  • Buổi đực buổi cái
  • Mắt nhắm mắt mở
  • Bước thấp bước cao
  • Chạy sấp chạy ngửa
  • Chân ướt chân ráo

Câu 4: Đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.

Mỗi lần nhớ về kí ức tuổi thơ là biết bao kỉ niệm buồn vui gắn bó với quê hương trong em lại hiện lên. Nơi đó có ngôi nhà nhỏ của em với cánh đồng lúa rộng, bằng phẳng luôn thơm ngát hương lúa – hương vị của đồng quê. Xa xa, là những rặng núi cao nhấp nhô được phủ lên màu xanh của núi rừng. Khi dịp nghỉ hè đến, em cùng các anh chị thường ra thả diều bên bờ sông. Dòng sông bên lở bên bồi, đã gắn bó ngàn đời với quê hương em, mang dòng nước ngọt lành làm tưới mát những ruộng lúa, nương dâu. Giờ đây, khi đã đi xa quê hương, em luôn háo hức được trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn trưởng thành.

=> Từ trái nghĩa bằng phẳng -  nhấp nhô, lỡ - bồi.

III. Soạn bài ngắn nhất: Từ trái nghĩa

Câu 1: Các từ trái nghĩa là: tấm lành – tấm rách, giàu – nghèo, ngắn – dài, đêm – ngày, sáng – tối.

Câu 2: Các từ trái nghĩa với những từ in nghiêng trong các cụm từ 

  • Cá tươi, hoa tươi
  • Ăn yếu, học lực yếu
  • Chữ xấu, đất xấu

=> Cá ươn, hoa héo

      Ăn khỏe, học lực tốt

      Chữ đẹp, đất tốt

Câu 3: Ta điền lần lượt như sau: mềm, phạt, lại, trọng, xa, đực, mở, cao, ngửa, ráo.

Câu 4: Viết một bài văn về tình cảm quê hương sử dụng từ trái nghĩa:

Dù có đi xa quê hương, em vẫn nhớ về những kỉ niệm lúc nhỏ khi còn gắn bó với làn quê. Quê hương là có ngôi nhà nhỏ của em với cánh đồng lúa rộng, bằng phẳng luôn thơm ngát hương lúa – hương vị của đồng quê. Khác với thành phố là những tuyến đường tấp nập người qua lại, quê em là những con đường làng vắng vẻ, thấp thoáng mái nhà ngói đỏ xen với những khu vườn tươi xanh, ngập tràn bóng mát.Quê hương luôn nhắc em nhớ những kỉ niệm vui lẫn buồn, vì thế em luôn háo hức được trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn trưởng thành.

=> Từ trái nghĩa: bằng phẳng – nhấp nhô, tấp nập – vắng vẻ, vui – buồn

IV. Soạn bài cực ngắn: Từ trái nghĩa

Câu 1: Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca tục ngữ: tấm lành / tấm rách, giàu / nghèo, ngắn / dài, đêm / ngày, sáng / tối.

Câu 2: Có các cặp từ trái nghĩa sau: Cá tươi – Cá ươn, hoa tươi – hoa héo, Ăn yếu – Ăn khỏe, học lực yếu – học lực tốt, Chữ xấu – chữ đẹp, đất xấu – đất tốt

Câu 3: Ta điền các từ trái nghĩa như sau: cứng - mềm, thưởn - phạt, đi - lại, trọng – khinh, gần - xa, đực - cái, nhắm - mở, thấp - cao, sấp - ngửa, ướt - ráo.

Câu 4: Viết đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa:

Quê hương em hiện lên với biết bao kỉ niệm bên dòng sông quê. Dòng sông bên lở bên bồi, đã gắn bó ngàn đời với quê hương em, mang dòng nước ngọt lành làm tưới mát những ruộng lúa, nương dâu. Khi dịp nghỉ hè đến, em cùng các anh chị thường ra thả diều bên bờ sông. Mỗi lần nhớ về kí ức tuổi thơ là biết bao kỉ niệm buồn lẫn kỉ niệm vui gắn bó với dòng sông trong em lại hiện lên. 

=> Từ trái nghĩa: lở - bồi, vui – buồn

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 cuc ngan, soan van 7 bai tu trai nghia

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net