Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Soạn bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Một thứ quà của lúa non: Cốm cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

Câu 2: Đọc đoạn văn từ đầu đến "trong sạch của Trời" và cho biết:

  • Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
  • Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?

Câu 3: Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?

Câu 4:  “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em có cảm nhận như thế nào về nhận xét đó của tác giả?

Câu 5: Đoạn sau của bài văn (từ không phải là thức quà của người ăn vội đến hết”) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào?

Câu 6: Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số ví dụ cụ thể trong bài văn để chứng minh nhận xét đó.

Câu 7: Sưu tầm và chép lại một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm.

II. Soạn bài siêu ngắn: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Câu 1: Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. 

Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

Bố cục của bài văn: gồm có 3 phần

  • Phần 1 (Từ đầu đến " thuyền rồng"): hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm
  • Phần 2 (tiếp theo đến “kín đáo và nhũn nhặn”): giá trị của cốm
  • Phần 3 (còn lại): Bàn về sự thưởng thức cốm.

Câu 2: Đoạn đầu của văn bản ta thấy Thạch Lam đã mở đầu bài viết bằng những hình ảnh và chi tiết: Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ, Hương thơm mát của lúa non và những hạt thóc nếp.

Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn: Bằng sự quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả, Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi (hồ sen, bông lúa), Liên tưởng, Giọng văn nhẹ nhàng, nhiều từ ngữ miêu tả gợi cảm.

Câu 3: Nhận xét về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta: dùng cốm làm đồ sêu tết, là lễ vật mà nhà trai đưa đến nhà gái trong dịp lễ tết khi chưa cưới => hài hoà trong tình duyên đôi lứa.

Sự hoà hợp tương xứng ấy được tác giả phân tích trên những phương diện màu sắc và hương vị: Màu ngọc thạch và màu ngọc lựu già, một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc.

Câu 4: Chỉ bằng một câu văn, tác giả đã làm toát lên giá trị của Cốm. => đây là câu văn được xem là giàu giá trị của bài, được tác giả viết rất cô đúc, sâu sắc, khái quát đầy đủ các giá trị của cốm.

Câu 5: Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị: tác giả đã cho rằng đó là sự cảm nhận tinh tế bằng các giác quan.

Câu 6: Nét đặt sắc trong ngòi bút của Thạch Lam: mang lại giác tinh tế, nhẹ nhàng và sâu lắng.

  • Nói về sự tinh tế trong thưởng thức cốm.
  • Là người có chiều sâu văn hoá ẩm thực.
  • Thể hiện sự trân trọng với món quà đặc biệt

Câu 7: Sưu tầm và chép lại một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm

Mùa thu hương cốm gọi về

Xốn xang đến lạ hương quê đầu mùa

Nắng vàng nhạt, gió nhẹ đưa

Heo may xào xạc ngàn xưa Hà Thành

III. Soạn bài ngắn nhất: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Câu 1: Bài tùy bút viết về cốm, đó là thứ quà của núi non, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận, chủ yếu là biểu cảm.

Bố cục của bài văn gồm 3 phần: (Từ đầu đến " thuyền rồng") thể hiện hương thơm của lúa non, (tiếp theo đến “kín đáo và nhũn nhặn”) nêu lên giá trị của cốm,  (còn lại) tác giả bàn về sự thưởng thức cốm.

Câu 2: Những chi tiết mở đầu: hương thơm của lá sen, hương thơm của lúa non, hạt thóc nếp. 

Nghệ thuật “quan sát và cảm nhận tinh tế”, “sự liên tưởng” và “những hình ảnh đầy tinh tế” kết hợp “giọng văn nhẹ nhàng” đã giúp cho đoạn văn đầu tiên hiện lên êm ái và tràn đầy chất thơ.

Câu 3: Cốm  là thức dâng của đất trời, thứ quà đặc biệtgiản dị và thanh khiết, Việc dùng cốm làm đồ sêu tết trở thành một biểu tượng đặc trưng của xứ sở nông nghiệp lúa nước như Việt Nam.

Sự hòa hợp được thể hiện trong màu sắc (màu ngọc thạch và màu ngọc lựu già) và hương vị (thanh đạm, ngọt sắt).

Câu 4: Cốm không chỉ là một món ăn thông thường, là món quà văn hoá truyền thống

=> câu văn giàu giá trị, thể hiện sâu sắc, đầy đủ giá trị tốt đẹp của cốm.

Câu 5: Để tôn trọng những món quà mộc mạc, bình dị, tác giả đã thưởng thức bằng mọi giác quan từ vị giác, thính giác, thị giác.

Câu 6: Tác giả Thạch Lam thể hiện tinh tế, nhẹ nhàng và sâu lắng qua việc thể hiện sự trân trọng với cốm, xem như món quà đặc biệt, là người có chiều sâu văn hoá ẩm thực.

Câu 7: Sưu tầm và chép lại một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm

Lúa nếp đồng quê sắp chín ửng màu

Tôi cùng bạn bè rủ nhau ra tuốt lúa

Bắc nồi rang rồi cùng nhau nhóm lửa

Mùi thơm lừng hương cốm của nhà quê

IV. Soạn bài cực ngắn: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Câu 1: Bài viết sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận, chủ yếu là biểu cảm để biểu đạt về thứ quà của núi non là cốm.

Bài viết được chia làm 3 phần: 

1. (Từ đầu đến " thuyền rồng") thể hiện hương thơm của lúa non.

2. (tiếp theo đến “kín đáo và nhũn nhặn”) nêu lên giá trị truyền thống của cốm 

3. (còn lại) tác giả bàn về sự thưởng thức cốm.

Câu 2: Hình ảnh hương thơm của lá sen, hương thơm của lúa non, hạt thóc nếp là những chi tiết mở đầu của bài thơ.

Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm:

  • Giọng văn nhẹ nhàng, từ ngữ gợi tả.
  • Sự quan sát tinh tế, hình ảnh, liên tượng đẹp và nên thơ.

Câu 3: tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình duyên đôi lứa.

=> Màu sắc và hương vị tạo nên sự hòa hợp tương xứng.

Câu 4: Câu văn được tác giả viết rất cô đúc, sâu sắc, khái quát đầy đủ các giá trị của cốm. Chỉ bằng một câu văn, tác giả tác giả đã cho thấy cốm một món quà văn hoá truyền thống, đặc biệt là với phong tục sêu tết trong hôn nhân.

Câu 5: Tác giả thể hiện niềm tự hào của món quà giản dị từ quê hương bằng tất cả các giác quan của mình => sự trân trọng.

Câu 6: Bài văn đã đề lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, đó chính là nhờ cách thế hiện đặc sắc của Thạch Lam: thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng và sâu lắng. 

Câu 7: Sưu tầm và chép lại một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm

Sáng mát trong như sáng tháng năm

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những mùa thu đã xa 

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 bai mot thu qua cua lua non com, soan van 7 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com