Giải chi tiết Toán 11 chân trời mới bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

Giải bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian sách toán 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Môn học Hình học phẳng tìm hiểu tính chất của các hình cùng thuộc một mặt phẳng. Môn học Hình học không gian tìm hiểu tính chất của các hình trong không gian, những hình này có thể chứa những điểm không cùng thuộc một mặt phẳng. Hãy phân loại các hình sau đâu thành hai nhóm hình khác nhau.

Mở đầu trang 88 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Nhóm hình học phẳng:

Mở đầu trang 88 Toán 11 tập 1 Chân trời

Nhóm hình học không gian:

Mở đầu trang 88 Toán 11 tập 1 Chân trời

1. Mặt phẳng trong không gian

Khám phá 1: Mặt bàn, mặt phẳng cho ta hình ảnh một phần của mặt phẳng. Hãy chỉ thêm các ví dụ khác về hình ảnh của một phần mặt phẳng.

Hướng dẫn trả lời:

Mặt đất, Trang giấy, Gương,...

Thực hành 1: a) Vẽ hình biểu diễn của một hình hộp chữ nhật

b) Quan sát Hình 4a và cho biết điểm nào thuộc, điểm nào không thuộc mặt phẳng (P)

c) Quan sát Hình 4b và cho biết điểm nào thuộc, điểm nào không thuộc mặt phẳng (Q)

Thực hành 1 trang 89 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

a)

Thực hành 1 trang 89 Toán 11 tập 1 Chân trời

b) Điểm thuộc mặt phẳng (P) là: A'; B'; C'; D'

Điểm không thuộc mặt phẳng (P) là: A; B; C; D

c) Điểm thuộc mặt phẳng (Q) là: A; C; D

Điểm không thuộc mặt phẳng (Q) là: B

2. Các tính chất được thừa nhận của hình học không gian

Khám phá 2: Quan sát Hình 5 và cho biết muốn gác một cây sào tập nhảy cao, người ta cần dựa nó vào mấy điểm trên 2 cọc đỡ.

Khám phá 2 trang 89 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

2 điểm

Thực hành 2: Cho bốn điểm A, B, C, D phân biệt, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho?

Hướng dẫn trả lời:

Với 4 điểm phân biệt ta xác định được 6 đường thẳng đi qua 2 trong 4 điểm.

Khám phá 3: Quan sát Hình 7 và cho biết giá đỡ máy ảnh tiếp đất tại mấy điểm. Tại sao giá đỡ máy ảnh thường có ba chân?

Khám phá 3 trang 90 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Giá đỡ máy ảnh tiếp đất tại 3 điểm.

Giá đỡ máy ảnh có 3 chân để giữ được cân bằng và đỡ được máy ảnh bên trên.

Thực hành 3: Có bao nhiêu mặt phẳng đi qua ba đỉnh của tam giác MNP?

Hướng dẫn trả lời:

Có duy nhất 1 mặt phẳng đi qua 3 đỉnh của tam giác MNP

Khám phá 4: Quan sát Hình 10 và cho biết người thợ mộc kiểm tra mặt bàn có phẳng hay không bằng một cây thước thẳng như thế nào?

Khám phá 4 trang 90 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Người thợ mộc rê thước trên mặt bàn. Khi đó, nếu rê thước mà có 1 điểm thuộc cạnh thước nhưng không thuộc mặt bàn thì bàn đó chưa phẳng và ngược lại

Thực hành 4: Cho mặt phẳng (Q) đi qua bốn đỉnh của tứ giác ABCD. Các điểm nằm trên các đường chéo của tứ giác ABCD có thuộc mặt phẳng (Q) không? Giải thích

Hướng dẫn trả lời:

Áp dụng tính chất 2, ta có mặt phẳng (Q) là mặt phẳng duy nhất đi qua bốn điểm A, B, C, D.

Áp dụng tính chất 3, ta có mọi điểm nằm trên đường chéo AC và BD đều thuộc mặt phẳng (Q)

Khám phá 5: Quan sát Hình 13 và cho biết bốn đỉnh A,B,C,D của cái bánh giò có cùng nằm trên một mặt phẳng hay không.

Khám phá 5 trang 91 Toán 11 tập 1 Chân trời

 

Hướng dẫn trả lời:

Bốn đỉnh A,B,C,D không cùng nằm trên một mặt phẳng

Thực hành 5: Cho tam giác MNP và cho điểm O không thuộc mặt phẳng chứa ba điểm M, N, P. Tìm các mặt phẳng phân biệt được xác định từ bốn điểm M, N, P, O

Hướng dẫn trả lời:

Ta xác định được 4 mặt phẳng phân biệt là: (MNP); (MNO); (NPO); (MPO)

Khám phá 6: Quan sát Hình 14 và mô tả phần giao nhau của hai bức tường.

Khám phá 6 trang 92 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Phần giao nhau của hai bức tường là một đường thẳng

Thực hành 6: Cho A, B, C là ba điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt 

(α) và (β) (Hình 16). Chứng minh A, B, C thẳng hàng

Thực hành 6 trang 91 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Ta có, A, B, C là ba điểm chung của hai mặt phẳng (α) và (β). Suy ra A, B, C cùng nằm trên giao tuyến của hai mặt phẳng (α) và (β)

Hay A, B, C thẳng hàng

Khám phá 7: Trong mặt phẳng (P), cho tam giác ABC có M, N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB, AC (Hình 17). Tính tỉ số $\frac{MN}{BC}$.

Khám phá 7 trang 92 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

$\frac{MN}{BC}=\frac{1}{2}$

Vận dụng 1: Tại sao muốn đóng mở cánh cửa được êm thì các điểm gán bản lề A, B, C (Hình 19) phải cùng nằm trên một đường thẳng?

Vận dụng 1 trang 93 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Các điểm trên bản lề phải nằm trên một đường thẳng để mặt phẳng cánh cửa tiếp xúc với mặt phẳng tường qua 1 đường thẳng. Khi đó, cánh cửa đóng mở được êm hơn

3. Cách xác định mặt phẳng

Khám phá 8: Cho đường thẳng a và điểm A không nằm trên a. Trên a lấy hai điểm phân biệt B, C. Đường thẳng a có nằm trong (ABC) không? Giải thích

Khám phá 8 trang 94 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Ta có mặt phẳng (ABC) duy nhất đi qua 3 điểm A, B, C và đường thẳng BC nằm trong mặt phẳng đó.

Suy ra đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (ABC)

Khám phá 9: Hai đường thẳng phân biệt a và b cắt nhau tại O. Trên a,b lấy lần lượt hai điểm M, N khác O. Gọi (P) là mặt phẳng đi qua ba điểm M, N, O (Hình 25). Mặt phẳng (P) có chứa cả hai đường thẳng a và b không? Giải thích.

Khám phá 9 trang 95 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Với đường thẳng a và điểm N không thuộc a, ta xác định được duy nhất mặt phẳng (P) chứa a và N

Với đường thẳng b và điểm M không thuộc b, ta xác định được duy nhất mặt phẳng (P) chứa b và M

Suy ra mặt phẳng đi qua 3 điểm M, N, O là (P) chứa cả 2 đường thẳng a và b

Thực hành 7: Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau tại O và điểm M không thuộc mp(a,b)

a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (M,a) và (M,b)

b) Lấy A, B lần lượt là hai điểm trên a, b và khác với điểm O. Tìm giao tuyến của (MAB) và mp(a,b)

c) Lấy điểm A' trên đoạn MA và điểm B' trên đoạn MB sao cho đường thẳng A'B' cắt mp(a,b) tại C. Chứng minh ba điểm A,B,C thẳng hàng.

Hướng dẫn trả lời:

a) Giao tuyến của (M,a) và (M,b) là OM

Thực hành 7 trang 95 Toán 11 tập 1 Chân trời

b) Giao tuyến của (MAB) và mp(a,b) là AB

Thực hành 7 trang 95 Toán 11 tập 1 Chân trời

c) 

Thực hành 7 trang 95 Toán 11 tập 1 Chân trời

Giao tuyến của mặt phẳng (MAB) và mp(a,b) là AB

Mà đường thằng A'B' thuộc mặt phẳng (MAB) cắt mp(a,b) tại C.

Suy ra C thuộc đường thẳng AB hay A,B,C thẳng hàng

Vận dụng 2: Giải thích tại sao ghế bốn chân có thể bị khập khiễng còn ghế ba chân thì không.

Vận dụng 2 trang 95 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Nếu 4 điểm tại chân ghế không thuộc một mặt phẳng ta có thể xác định được 4 mặt phẳng nên ghế 4 chân có thể bị khập khiễng nếu các chân ghế không cân bằng.

Còn với ghế 3 chân, ta chỉ xác định được duy nhất một mặt phẳng đi qua 3 điểm chân ghế nên ghế ba chân không thể khập khiễng

Vận dụng 3: Trong xây dựng, người ta thường dùng máy quét tia laser để kẻ các đường thẳng trên tường hoặc sàn nhà. Tìm giao tuyến của mặt phẳng được tạo bởi các tia laser OA và OB với các mặt tường trong Hinh 29.

Vận dụng 3 trang 95 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Giao tuyến của mặt phẳng được tạo bởi các tia laser OA và OB với các mặt tường là AC và BC

4. Hình chóp và hình tứ diện

Khám phá 10: a) Các công trình kiến trúc, đồ vật trong Hình 30 có mặt bên là hình gì

Khám phá 10 trang 96 Toán 11 tập 1 Chân trời

b) Tìm điểm giống nhau của các hình trong Hình 31.

Khám phá 10 trang 96 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

a) Hình tam giác

b) Các hình trong Hình 31 có điểm giống nhau là các mặt bên là hình tam giác

Khám phá 11: Trong Hình 34, hình chóp nào có số mặt ít nhất?

Khám phá 11 trang 97 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Hình chóp có số mặt ít nhất là Hình a

Thực hành 8: Cho tứ diện SABC. Gọi H, K lần lượt là hai điểm trên hai cạnh SA< SC ($H \neq A, A;K \neq S,C$) sao cho HK không song song với AC. Gọi I là trung điểm của BC (Hình 38)

a) Tìm giao điểm của đường thẳng HK và mặt phẳng (ABC)

b) Tìm giao tuyến của các mặt phẳng (SAI) và (ABK); (SAI) và (BCH)

Thực hành 8 trang 98 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

a) Trong mặt phẳng (SAC), kéo dài HK cắt AC tại E.

Ta có $E \in AC$ suy ra $E \in (SAC)$. 

Vậy giao điểm của đường thẳng HK và mặt phẳng (SAC) là E 

Thực hành 8 trang 98 Toán 11 tập 1 Chân trời

b) Ta có BK cắt SI tại M. A và M là điểm chung của hai mặt phẳng (SAI) và (ABK) nên giao tuyến của (SAI) và (ABK) là AM

Ta có H và I là điểm chung của hai mặt phẳng (SAI) và (BCH) nên giao tuyến của (SAI) và (BCH) là HI

Thực hành 8 trang 98 Toán 11 tập 1 Chân trời

Vận dụng 4: Cho hình chóp S.ABCD. Trên các cạnh bên của hình chóp lấy lần lượt các điểm A', B', C', D'. Cho biết AC cắt BD tại O, A'C' cắt B'D' tại O', AB cắt DC tại E và A'B' cắt D'C' tại E' (Hình 39). Chứng minh rằng:

a) S, O', O thẳng hàng

b) S, E', E thẳng hàng

Vận dụng 4 trang 98 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

a) Ta có: S và O là điểm chung của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) nên giao tuyến của (SAC) và (SBD) là SO

Ta có: S và O' là điểm chung của hai mặt phẳng (SA'C') và (SB'D') nên giao tuyến của (SA'C') và (SB'D') là SO'

Mà $(SAC) \equiv  (SA'C')$, $(SBD) \equiv  (SB'D')$ nên $SO \equiv SO'$

Hay S, O, O' thẳng hàng

b) Ta có: S và E là điểm chung của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) nên giao tuyến của (SAB) và (SCD) là SE

Ta có: S và E' là điểm chung của hai mặt phẳng (SA'B') và (SC'D') nên giao tuyến của (SA'B') và (SC'D') là SE'

Mà $(SAB) \equiv  (SA'B')$, $(SCD) \equiv  (SC'D')$ nên $SE \equiv SE'$

Hay S, E, E' thẳng hàng

Vận dụng 5:  Nếu các tạp lập tứ diện đều SABC từ tam giác đều SS'S" theo gợi ý ở Hình 40

Vận dụng 5 trang 98 Toán 11 tập 1 Chân trời

Gọi A, B, C là 3 trung điểm của 3 cạnh trong tam giác đều SS'S"

Gấp các đường AB, BC, CA sao cho các đỉnh S, S', S'' trùng nhau

Ta được tứ diện đều SABC

BÀI TẬP

Bài 1: Cho hình chóp S.ABCD, gọi O là giao điểm của AC và BD. Lấy M,N lần lượt thuộc các cạnh SA, SC.

a) Chứng minh đường thẳng MN nằm trong mặt phẳng (SAC)

b) Chứng minh O là điểm chung của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD)

Hướng dẫn trả lời:

a) 

Bài tập 1 trang 99 Toán 11 tập 1 Chân trời

$M \in SA$ và $SA \subset (SAC)$ nên $M \in (SAC)$

$N \in SC$ và $SC \subset (SAC)$ nên $N \in (SAC)$

Vậy $MN \subset (SAC)$

b) Ta có: $O \in AC, AC \subset (SAC)$ nên $O \in (SAC)$

$O \in BD, BD \subset (SBD)$ nên $O \in (SBD)$

Nên O là điểm chung của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD)

Bài 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SC.

a) Tìm giao điểm I của đường thẳng AM và mặt phẳng (SBD). Chứng minh IA = 2IM.

b) Tìm giao điểm E của đường thẳng SD và mặt phẳng (ABM).

c) Gọi N là một điểm tuỳ ý trên cạnh AB. Tìm giao điểm của đường thẳng MN và mặt phẳng (SBD)

Hướng dẫn trả lời:

a)

Bài tập 2 trang 99 Toán 11 tập 1 Chân trời

Gọi I là giao điểm của SO và AM. Ta có: $I \in AM$

Do $I \in SO; SO \subset (SBD)$ nên $I \in (SBD)$

Vậy I giao điểm của AM và (SBD)

Trong tam giác SAC, ta có: M là trung điểm của SC, O là trung điểm của AC nên SO cắt AM tại I là trọng tâm của tam giác SAC

Suy ra $AI = \frac{2}{3} AM$ hay $AI = 2IM$

b) Trên mặt phẳng (SCD) kẻ một đường thẳng song song với AB cắt SD tại E.

Bài tập 2 trang 99 Toán 11 tập 1 Chân trời

Do ME//AB nên A,B,M,E cùng thuộc một mặt phẳng, hay $E \in (ABM)$

Vậy E là giao của (ABM) và SD

c) 

Bài tập 2 trang 99 Toán 11 tập 1 Chân trời

Trong mặt phẳng (ABCD), gọi NC cắt BD tại P. 

Ta có S và P là hai điểm chung của hai mặt phẳng (SNC) và (SBD) nên SP là giao tuyến của (SNC) và (SBD).

Trong mặt phẳng (SNC), gọi MN cắt SP tại Q. 

Do $SP \subset (SBD)$ nên $Q \in (SBQ)$

Vậy giao điểm của MN và (SBD) là Q

Bài 3: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi O là giao điểm của AC và BD; M, N lần lượt là trung điểm của SB, SD; P thuộc đoạn SC và không là trung điểm của SC.

a) Tìm giao điểm E của đường thẳng SO và mặt phẳng (MNP)

b) Tìm giao điểm Q của đường thẳng SA và mặt phẳng (MNP)

c) Gọi I, J, K lần lượt là giao điểm của QM và AB, QP và AC, QN và AD. Chứng minh I, J, K thẳng hàng

Hướng dẫn trả lời:

a) 

Bài tập 3 trang 99 Toán 11 tập 1 Chân trời

Trong mặt phẳng SBD, Gọi E là giao điểm của SO và MN

Do $MN \subset (MNP)$ nên $E \in (MNP)$

Vậy E là giao điểm của SO và (MNP)

b)

Bài tập 3 trang 99 Toán 11 tập 1 Chân trời

Trong mặt phẳng (SAC), gọi Q là giao điểm của EP Và SA.

Do $EP \subset (MNP)$ nên $Q \in (MNP)$

Vậy Q là giao điểm của SA và (MNP)

c) 

Bài tập 3 trang 99 Toán 11 tập 1 Chân trời

Ta có: I và K là điểm chung của hai mặt phẳng (QMN) và (ABCD). Nên IK là giao tuyến của (MNPQ) và (ABCD)

Ta có $J \in QP, QO \subset (MNPQ)$ nên $J \in (MNPQ)$

$J \in AC, AC \subset (ABCD)$ nên $J \in (ABCD)$

Do đó J là giao điểm của (ABCD) và (MNPQ) hay J nằm trên giao tuyến của (ABCD) và (MNPQ)

Vậy I, J, K thẳng hàng.

Bài 4: Cho tứ diện ABCD. Gọi E, F, G lần lượt là ba điểm trên ba cạnh AB, AC, BD sao cho EF cắt BC tại I ($I \neq C$), EG cắt AD tại H ($H \neq D$)

a) Tìm giao tuyến của các mặt phẳng (EFG) và (BCD); (EFG) và (ACD)

b) Chứng minh ba đường thẳng CD, IG, HF cùng đi qua một điểm

Hướng dẫn trả lời:

a) 

Bài tập 4 trang 99 Toán 11 tập 1 Chân trời

Ta có I và G là hai điểm chung của mặt phẳng (EFG) và (BCD) nên giao tuyến của (EFG) và (BCD) là GI

Gọi M là giao điểm của GI và CD. $CD \subset (ACD)$ nên $M \in (ACD)$

Ta có M và F là điểm chung của mặt phẳng (EFG) và (ACD) nên giao tuyến của (EFG) và (ACD) là MF

b) Ta có $H \in AD, AD \subset (ACD)$ nên $H \in (ACD)$

$H \in EG; EG \subset (EFG)$ nên $H \in (EFG)$

Suy ra H là giao điểm của (EFG) và (ACD) nên H nằm trên giao tuyến của (EFG) và (ACD): $H \in FM$.

Hay HF đi qua M.

Do đó, CD, IG, HF cùng đi qua điểm M.

Bài 5: Thước laser phát ra tia laser, khi tia này quay sẽ tạo ra mặt phẳng ánh sáng (Hình 41). Giải thích tại sao các thước kẻ laser lại giúp người thợ xây dựng kẻ được đường thẳng trên tường hoặc sàn nhà.

Bài tập 5 trang 99 Toán 11 tập 1 Chân trời

Hướng dẫn trả lời:

Do tia laser tạo ra một mặt phẳng, mặt phẳng này giao với mặt phẳng tường hoặc sàn nhà tại một đường thẳng.

Do đó có thể giúp người thợ kẻ được đường thẳng trên tường hoặc sàn nhà

Tìm kiếm google: Giải toán 11 chân trời bài 1, giải Toán 11 sách CTST bài 1, Giải bài 1 Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

Xem thêm các môn học

Giải toán 11 CTST mới

PHẦN ĐẠI SỐ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ GIẢI TÍCH

CHƯƠNG I. HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC

CHƯƠNG II. DÃY SỐ. CẤP SỐ CỘNG, CẤP SỐ NHÂN

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

CHƯƠNG IV. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG. QUAN HỆ SONG SONG TRONG KHÔNG GIAN

PHẦN THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG V. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM CHO MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

CHƯƠNG VIII: QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN

PHẦN THỐNG KÊ XÁC XUẤT

CHƯƠNG IX. XÁC SUẤT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net