Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)

Soạn bài: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên) - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên) cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Tìm điểm chung giữa những đời vua mà ông Quán thương ghét và giữa những con người mà ông Quán thương. Từ đó có nhận xét về cơ sở của Lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 2: Cách dùng phép đối và phép điệp ở từ ghép thương trong đoạn thơ này. Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó

Câu 3: Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích thích câu thơ: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

Luyện tập

Câu 1: Theo anh (chị) câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.

II. Soạn bài siêu ngắn: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)

Câu 1: Điểm chung giữa những đời vua mà ông Quán thương ghét và giữa những con người mà ông Quán thương:

Những điều ông Quán ghét: ăn chơi, hoang dâm vô độ, tranh quyền, đoạt lợi, không quan tâm đến chính sự đang rối ren, không nghĩ đến đời sống lầm than cực nhọc của dân

Những điều ông Quán thương: thương những người có tài cao chí cả, muốn cứu đời, giúp dân nhưng lại gặp rủi ro, bất hạnh nên không thực hiện được chí hướng

Cơ sở của Lẽ ghét thương: vì thương nên ghét, hai mặt tình cảm đối lập nhưng xuất phát từ lòng thương dân sâu sắc.

Câu 2: Cách dùng phép đối: hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương; ghét ghét – thương thương; lại ghét – lại thương

Ý nghĩa: biểu hiện sự đắn đó trong cách hành động của tác giả trước cuộc sống.

Cách dùng phép lặp: vận dụng linh hoạt hai từ ghét – thương lặp lại 12 lần

Ý nghĩa: biểu hiện nổi bật và phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả: ghét và thương rành rọt, không mập mờ, lẫn lộn

Câu 3: Giải thích “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

Hai trạng thái tình cảm yêu ghét khác nhau

Niềm thương xót với nhân dân của một vị anh hùng có tài đức và có tấm lòng yêu thương dân chúng cao cả

Căm ghét những người hại dân

Hai tình cảm yêu - ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân => đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu

Luyện tập

Câu 1: Câu thơ có thể thâu tóm toàn bộ tư tưởng và tình cảm trong đoạn trích:

“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

Đoạn văn tham khảo

Tác giả đã đặt hai trạng thái tình cảm, cảm xúc hoàn toàn trái ngược trong một câu thơ giúp con người ta có thể nhìn nhận rõ hơn về lẽ yêu, lẽ ghét của ông quán. Chứng kiến cảnh tượng dân lầm than, đói khổ trong khi vua chúa, quan lại ăn chơi tráng tác, sa hoa lãng phí thì phàm là những người yêu nước thương dân không ai có thể ngồi yên được. Càng thương dân bao nhiêu thì nỗi căm ghét với xã hội và tầng lớp quan lại quý tộc bấy nhiêu. Cũng như thế, những con người đức hạnh, thương dân càng được nể trọng, yêu quý bao nhiêu thì những kẻ tầm phào, dốt nát, sĩ diện lại càng bị ghét bỏ, ruồng rẫy bấy nhiêu. Trái tim con người có những cung bậc cảm xúc rất đa dạng, phức tạp cho nên hai tình cảm yêu - ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

III. Soạn bài ngắn nhất: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)

Câu 1: Ông Quán ghét quan lại ăn chơi, hoang dâm vô độ, tranh quyền, đoạt lợi, không quan tâm đến chính sự đang rối ren, không nghĩ đến đời sống lầm than cực nhọc của dân. Ông thương những người có tài cao chí cả, muốn cứu đời, giúp dân nhưng lại gặp rủi ro, bất hạnh nên không thực hiện được chí hướng.

=> Vì thương nên ghét, hai mặt tình cảm đối lập nhưng xuất phát từ lòng thương dân sâu sắc.

Câu 2: Phép đối (hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương; ghét ghét – thương thương; lại ghét – lại thương) là sự đắn đó trong cách hành động của tác giả trước cuộc sống. Phép lặp vận dụng linh hoạt hai từ ghét – thương lặp 12 lần đã phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả, ghét và thương rành rọt.

Câu 3: Câu thơ “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” cho thấy hai trạng thái tình cảm yêu ghét khác nhau. Đó chính là niềm thương xót nhân dân của một vị anh hùng có tài đức và có tấm lòng yêu thương dân chúng cao cả, căm ghét những người hại dân => Đó là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu cho thấy tình cảm yêu - ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nnân dân.

Luyện tập

Câu 1: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” là câu thơ có thể thâu tóm toàn bộ tư tưởng và tình cảm trong đoạn trích => Càng thương dân bao nhiêu thì nỗi căm ghét với xã hội và tầng lớp quan lại quý tộc bấy nhiêu.

=> Tác giả đã đặt hai trạng thái tình cảm, cảm xúc hoàn toàn trái ngược trong một câu thơ giúp con người ta có thể nhìn nhận rõ hơn về lẽ yêu, lẽ ghét của ông quán. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)

Câu 1: Điểm chung điểm chung giữa những đời vua mà ông Quán thương ghét và giữa những con người mà ông Quán thương cho thấy:

Vì thương nên ghét. Đây là hai mặt tình cảm đối lập nhưng xuất phát từ lòng thương dân sâu sắc

=> Ông ghét lối ăn chơi không lo cho dân >< Ông thương những người tài cao chí cả

Câu 2: Bài thơ đã vận dụng 2 phép đối và phép lặp để làm tăng cường độ của cảm xúc yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, đều hết sức nồng nhiệt và sự đắn đó trong cách hành động của tác giả

- Phép đối => hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương; ghét ghét – thương thương; lại ghét – lại thương

- Phép lặp => ghét và thương đều được lặp lại 12 lần

Câu 3: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” => Trong trái tim yêu thương mênh mông của nhà thơ, hai tình cảm yêu - ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng 

- Niềm thương xót đời sống nhân dân

- Căm ghét những người hại dân

Luyện tập

Câu 1: Câu thơ có thể thâu tóm toàn bộ tư tưởng và tình cảm trong đoạn trích:

“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

Đặt hai trạng thái tình cảm, cảm xúc hoàn toàn trái ngược trong một câu thơ

Giúp con người ta có thể nhìn nhận rõ hơn về lẽ yêu, lẽ ghét của ông quán

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc ngan, soan van 11 sieu ngan bai le ghet thuong

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net