Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 34: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: LUYỆN TẬP | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV hỏi, HS trả lời. Ví dụ: GV hỏi: “Cô có 1 tờ 500 000 đồng, 1 tờ 20 000 đồng và 1 tờ 1 000 đồng. Hỏi cô có tất cả bao nhiêu tiền? Nếu cô cho bạn An 20 000 đồng thì cô còn lại bao nhiêu?” - GV gợi mở: + Để tính được cô có tất cả bao nhiêu tiền thì phải thực hiện phép tính gì? + Để tính số tiền cô còn lại sau khi cho bạn An 20 000 đồng, ta thực hiện phép tính gì? - GV mời cả lớp xung phong phát biểu. HS nào trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được một tràng pháo tay của cả lớp. - GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhắc kiến thức về phép cộng, phép trừ. Sau đây, cô trò mình cùng luyện tập kiến thức này trong bài “Bài 34: Ôn tập phép cộng, phép trừ - Tiết 1: Luyện tập” B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thực hiện được phép cộng, trừ trong phạm vi lớp nghìn; tính nhẩm được các phép cộng, trừ liên quan đến các số tròn chục nghìn, tròn trăm nghìn; tính được giá trị của biểu thức liên quan tới phép cộng, trừ có và không có dấu ngoặc; tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm 4 số; giải được bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Tính nhẩm. a) 70 000 + 60 000 160 000 – 90 000 500 000 + 700 000 b) 90 000 + 50 000 – 80 000 150 000 – 70 000 + 40 000 800 000 + 700 000 – 900 000 - GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện tính toán và viết kết quả vào vở ghi. - GV lưu ý HS cách tính nhẩm: lấy chục nghìn, trăm nghìn làm đơn vị tính. - Khi làm xong bài, GV yêu cầu HS kiểm tra, chữa bài cho nhau. - GV chữa bài.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Đặt tính rồi tính. 9 658 + 6 290 56 204 + 74 539 14 709 – 5 234 159 570 – 81 625 - GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện đặt tính và trình bày vào vở ghi. - GV có thể lưu ý HS cách đặt tính và tính. - GV mời 4 HS lên bảng thực hiện đặt tính. - GV cho lớp nhận xét, chữa bài.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Biểu thức nào dưới đây có giá trị lớn nhất, biểu thức nào dưới đây có giá trị bé nhất? - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thảo luận, tính toán để chọn đáp án đúng. - GV hướng dẫn: Tính giá trị của mỗi biểu thức rồi so sánh các kết quả tính được để tìm biểu thức có giá trị lớn nhất, bé nhất. - GV khuyến khích HS tính nhẩm khi tính giá trị của mỗi biểu thức. - GV mời một số HS đọc đáp án của mình. - GV chữa bài, chốt đáp án đúng.
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Bố mua cho Nam một bộ quần áo đồng phục, đôi giày và đôi tất hết tất cả 314 000 đồng. Trong đó, tổng số tiền của bộ quần áo đồng phục và đôi giày là 306 000 đồng. Tính giá tiền của mỗi loại, biết rằng giá tiền của đôi giày nhiều hơn giá tiền của đôi tất là 107 000 đồng. - GV yêu cầu HS đọc đề bài, tìm hiểu đề bài (cho biết gì, hỏi gì, tìm gì trước, phải làm phép tình gì?) rồi làm bài cá nhân. - GV mời 1 HS lên bảng trình bày bài giải. - GV cho lớp nhận xét, chữa bài.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố, rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ. b. Cách thức tiến hành Tìm x, biết: (22 014 – 10 270 – 1 357) + (98 078 + 2 000 – x) = 10 465 A. 160 000 B. 140 000 C. 120 000 D. 100 000 - GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện tính toán để tìm x. - GV mời 1 số HS trả lời đáp án. - GV chữa bài, chốt đáp án đúng. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Luyện tập |
- HS suy nghĩ, tính toán và trả lời. Trả lời: Cô có tất cả: 500 000 + 20 000 + 1 000 = 521 000 đồng. Số tiền còn lại sau khi cô cho bạn An 20 000 đồng là: 521 000 – 20 000 = 501 000 đồng. - HS hình thành động cơ học tập.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) 70 000 + 60 000 = 130 000 160 000 – 90 000 = 70 000 500 000 + 700 000 = 1 200 000 b) 90 000 + 50 000 – 80 000 = 60 000 150 000 – 70 000 + 40 000 = 120 000 800 000 + 700 000 – 900 000 = 600 000
- HS hoàn thành bài tập vào vở ghi. - Kết quả: 9 658 56 204 + 6 290 + 74 539 15 948 130 743
14 709 159 570 - 5 234 - 81 625 9 475 77 945
- HS trao đổi cặp đôi, suy nghĩ và hoàn thành theo yêu cầu. - Kết quả: A: 90 000 + 30 000 + 5 473 = 125 473 B: 387 568 – (200 000 – 40 000) = 227 568 C: 456 250 + 200 000 – 500 000 = 156 250 D: 210 000 – 90 000 + 4 975 = 124 975 → Biểu thức B có giá trị lớn nhất, biểu thức D có giá trị bé nhất.
- HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả: Bài giải Giá tiền một đôi tất là: 314 000 – 306 000 = 8 000 (đồng) Giá tiền một đôi giày là: 107 000 + 8 000 = 115 000 (đồng) Giá tiền một bộ quần áo đồng phục là: 306 000 – 115 000 = 191 000 (đồng) Đáp số: Một bộ quần áo đồng phục 191 000 đồng, một đôi giày: 115 000 đồng, một đôi tất: 8 000 đồng.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: Chọn D
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
|
TIẾT 2: LUYỆN TẬP | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV nêu một bài toán. Ví dụ: Năm ngoái, bạn Nam tiết kiệm được 5 236 000 đồng, năm nay bạn Nam tiết kiệm được 4 875 000 đồng. Hỏi cả hai năm bạn Nam tiết được tất cả bao nhiêu tiền? - GV cho HS suy nghĩ, giải bài toán và giơ tay phát biểu trả lời. - GV có thể hỏi HS: “Em có thói quen tiết kiệm không?”, “Em dự định sử dụng tiền tiết kiệm đó để làm gì?”,…
- GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhớ về phép cộng trong phạm vi lớp triệu. Cô trò mình cùng luyện tập kiến thức này và các kiến thức liên quan khác trong “Bài 34: Ôn tập phép cộng, phép trừ - Tiết 2: Luyện tập” B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Thực hiện được phép cộng, trừ trong phạm vi lớp triệu; tính nhẩm được các phép cộng, trừ liên quan đến các số tròn triệu, tròn chục triệu; tính được giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện liên quan tới phép cộng; giải được bài toán thực tế liên quan tới phép cộng, trừ. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Tính nhẩm. a) 8 000 000 + 4 000 000 15 000 000 – 9 000 000 60 000 000 + 50 000 000 140 000 000 – 80 000 000 b) 6 000 000 + 9 000 000 – 7 000 000 130 000 000 – 60 000 000 + 50 000 000 - GV cho HS đọc yêu cầu của bài rồi làm bài cá nhân. - GV lưu ý HS cách tính nhẩm: lấy triệu, chục triệu làm đơn vị tính. - Khi làm xong bài, GV yêu cầu HS kiểm tra, chữa bài cho nhau. - Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm trong một vài trường hợp.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Đặt tính rồi tính. 370 528 + 85 706 435 290 + 208 651 251 749 – 6 052 694 851 – 365 470 - GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện đặt tính vào vở ghi. - GV mời 4 HS lên bảng trình bày bài làm. - GV cho lớp nhận xét, chữa bài.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Hình dưới đây cho biết giá tiền của một số món đồ. a) Mai mua một đôi dép và một hộp đồ chơi xếp hình, Mai đưa cho cô bán hàng tờ tiền 200 000 đồng. Hỏi cô bán hàng trả lại Mai bao nhiêu tiền? b) Chọn câu trả lời đúng. Với tờ tiền 200 000 đồng, Mai đủ tiền mua được ba món đồ nào dưới đây? A. Cái mũ, đôi dép, hộp đồ chơi xếp hình B. Cái mũ, đôi dép, gấu bông C. Cái mũ, hộp đồ chơi xếp hình, gấu bông D. Đôi dép, hộp đồ chơi xếp hình, gấu bông - GV cho HS đọc đề bài, quan sát hình vẽ rồi làm bài theo cặp đôi. - GV hướng dẫn HS suy nghĩ tìm cách giải bài toán. Ví dụ ở câu b: Muốn biết Mai đủ tiền mua ba món đồ nào thì ta làm thế nào? (Tính tổng giá tiền của ba món đồ có giá tiền theo thứ tự từ thấp nhất). - GV lưu ý: HS có thể làm theo cách tính số tiền của ba món đồ trong các phương án đã nêu, so sánh với 200 000 đồng rồi chọn phương án đúng. - GV chữa bài. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Tính bằng cách thuận tiện. 16 370 + 6 090 + 2 530 + 4 010 - GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài cá nhân dựa vào tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. - GV đặt câu hỏi: “Trong biểu thức đã cho, hai số nào có tổng là số tròn trăm?” - GV mời 1 HS lên bảng giải bài. - GV nhận xét, chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 3 – Luyện tập |
- HS suy nghĩ, thực hiện tính toán và trả lời. Trả lời: Bạn Nam tiết kiệm được tất cả: 5 236 000 + 4 875 000 = 10 111 000 đồng. - HS hình thành động cơ học tập.
- HS hoàn thành bài tập vào vở ghi. - Kết quả: a) 8 000 000 + 4 000 000 = 12 000 000 15 000 000 – 9 000 000 = 6 000 000 60 000 000 + 50 000 000 = 110 000 000 140 000 000 – 80 000 000 = 60 000 000 b) 6 000 000 + 9 000 000 – 7 000 000 = 8 000 000 130 000 000 – 60 000 000 + 50 000 000 = 120 000 000
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: 370 528 435 290 + 85 706 + 208 651 456 234 643 941
251 749 694 851 - 6 052 - 365 470 245 697 329 381
- HS đọc đề, trao đổi để tìm cách giải quyết bài toán. - Kết quả: a) Bài giải Số tiền mua một đôi dép và một hộp đồ chơi xếp hình là: 70 000 + 125 000 = 195 000 (đồng) Cô bán hàng trả lại Mai số tiền là: 200 000 – 195 000 = 5 000 (đồng) Đáp số: 5 000 đồng. b) 50 000 + 65 000 + 70 000 = 185 000 bé hơn 200 000. → Chọn B.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: 16 370 + 6 090 + 2 530 + 4 010 = (16 370 + 2 530) + (6 090 + 4 010) = 18 900 + 10 100 = 29 000
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác