Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 35: ÔN TẬP HÌNH HỌC
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: LUYỆN TẬP | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV vẽ một hình lên bảng. Ví dụ: - GV đặt câu hỏi: “Hình trên có bao nhiêu góc tù, bao nhiêu góc nhọn?” - GV mời HS giơ tay phát biểu. HS nào trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được thưởng một tràng pháo tay. - GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhắc kiến thức về góc. Cô trò mình sẽ cùng ôn tập kiến thức này trong “Bài 35: Ôn tập hình học – Tiết 1: Luyện tập” B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Nhận biết góc tù của góc tạo bởi hai kim đồng hồ; nhận biết và viết được tên góc nhọn, góc vuông, góc tù; dùng được thước đo góc để xác định số đo của góc. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Chọn câu trả lời đúng. Hai kim đồng hồ nào dưới đây tạo thành góc tù? - GV cho HS tìm hiểu yêu cầu của bài, làm bài cá nhân. - Khi làm xong, GV yêu cầu HS đổi vở kiểm tra, chữa bài cho nhau. - GV chữa bài, chốt đáp án. - GV có thể yêu cầu thêm: “Em hãy tìm một thời điểm khác trong ngày mà kim giờ và kim phút tạo thành một góc tù.” Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Nêu tên các góc nhọn, góc vuông, góc tù có trong hình dưới đây. - GV cho HS làm bài cá nhân. - GV có thể hướng dẫn HS quan sát và sử dụng ê ke để nhận ra mỗi loại góc. - GV hỏi góc nhọn, góc vuông, góc tù; HS trả lời các góc tương ứng.
- GV có thể đặt thêm câu hỏi: “Em có thể vẽ một hình tứ giác nào có 4 góc tù không?” Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 a) Dùng thước đo góc để đo các góc của hình tứ giác MNPQ. b) Nêu tên các cặp góc có số đo bằng nhau của hình tứ giác MNPQ. - GV cho HS làm bài cá nhân, sử dụng thước đo góc xác định số đo của góc và viết tên góc. - Khi làm xong bài, GV yêu cầu HS đổi vở kiểm tra, chữa bài cho nhau. - GV chữa bài.
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Số ? Hình bên có: a) ? góc nhọn. b) ? góc vuông. c) ? góc tù. - GV cho HS tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài cá nhân. - GV mời 3 HS trả lời câu hỏi từng câu. - GV cho cả lớp nhận xét, chữa bài. - GV có thể đặt câu hỏi nâng cao về số lượng góc bẹt. Cần lưu ý, trong hình này có đến 4 góc bẹt. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Nhận biết và đếm số góc nhọn. b. Cách thức tiến hành Cho hình vẽ. Quan sát hình vẽ, cho biết hình trên có bao nhiêu góc vuông? A. 10 B. 11 C. 12 D. 13 - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, ước lượng và đếm số góc vuông có trong hình. - GV gọi 3 HS trả lời kết quả đếm được. - GV chữa bài, chốt đáp án đúng. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Luyện tập |
- HS suy nghĩ, giơ tay phát biểu. - Kết quả: 5 góc tù, 5 góc nhọn.
- HS hình thành động cơ học tập.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: Chọn B
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS hoàn thành bài vào vở ghi. - Kết quả: + Góc nhọn: Góc đỉnh G, cạnh GE, GH; góc đỉnh H, cạnh HG, HK. + Góc vuông: Góc đỉnh E, cạnh EG, EK. + Góc tù: Góc đỉnh K, cạnh KH, KE. - HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Trả lời: Không thể vẽ một hình tứ giác nào có 4 góc tù.
- HS hoàn thành theo yêu cầu của GV. - Kết quả: a) Góc đỉnh M bằng Góc đỉnh N bằng Góc đỉnh P bằng Góc đỉnh Q bằng b) Góc đỉnh M bằng góc đỉnh N. Góc đỉnh P bằng góc đỉnh Q.
- HS hoàn thành theo yêu cầu. - Kết quả: 5 góc nhọn, 4 góc vuông và 4 góc tù.
- HS trao đổi và đếm số góc vuông. - Kết quả: Có 10 góc vuông. → Chọn A.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
|
TIẾT 2: LUYỆN TẬP | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chiếu hình ảnh sau. - GV đặt câu hỏi: “Các vạch kẻ đường trắng có song song với nhau không?” - GV có thể yêu cầu HS kể thêm một số hình ảnh về đường thẳng song song trong thực tế. - GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhắc kiến thức về đường thẳng song song. Sau đây, cô trò mình cùng luyện tập kiến thức này cũng như kiến thức hình học liên quan khác trong “Bài 35: Ôn tập hình học – Tiết 2: Luyện tập” B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Nhận biết và nêu được tên cặp cạnh vuông hoặc không vuông góc với nhau; nhận biết được hình thoi, cặp cạnh song song của hình thoi; dùng được ê ke để kiểm tra góc vuông; vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước; vẽ được hình chữ nhật, hình thoi trên giấy kẻ ô vuông. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Cho hình tứ giác ABCD có góc đỉnh A và góc đỉnh C là góc vuông. a) Hãy nêu từng cặp cạnh vuông góc với nhau. b) Hãy nêu từng cặp cạnh cắt nhau và không vuông góc với nhau. - GV cho HS hoạt động cặp đôi, thảo luận để xác định các cặp cạnh vuông góc với nhau, cặp cạnh không vuông góc với nhau. - Khi làm xong bài, GV yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra, chữa bài cho nhau. - GV chữa bài.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 a) Vẽ hình chữ nhật ABCD và điểm M trên giấy kẻ ô vuông như hình dưới đây. b) Hãy vẽ đường thẳng đi qua điểm M và song song với cạnh AD, cắt cạnh CD tại điểm N. c) Dùng ê ke để kiểm tra xem đoạn thẳng MN có vuông góc với cạnh CD không. - GV cho HS làm bài cá nhân, làm bài theo thứ tự câu a xong mới tiếp tục làm câu b và câu c. - GV thu chấm vở của một số HS. - GV chữa bài và nhận xét các hình đã vẽ của HS.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Chọn câu trả lời đúng. Hình bên được xếp bởi các que tính. a) Trong hình bên có bao nhiêu hình thoi? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 b) Que tính màu đỏ được xếp song song với que tính màu nào dưới đây? A. Màu nâu B. Màu xanh C. Màu tím D. Màu da cam - GV tổ chức HS hoạt động nhóm 4 người, thảo luận hoàn thành theo yêu cầu của từng câu. - GV hỏi từng câu, HS trả lời chọn đáp án nào. - GV chữa bài, chốt đáp án đúng. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Vẽ hình rồi tô màu (theo mẫu). - GV yêu cầu HS đọc đề bài rồi làm bài cá nhân. - Khi HS làm bài, GV lưu ý HS cách vẽ hình: Xác định các đỉnh của các hình thoi rồi nối các đỉnh đó (theo hình mẫu). HS có thể tô màu khác so với màu ở hình minh họa. - Khi chữa bài, GV cần có nhận xét các hình đã vẽ và tô màu của HS. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 3 – Luyện tập |
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS trao đổi cặp đôi, hoàn thành yêu cầu. - Kết quả: a) AB và AD, CB và CD là các cặp cạnh vuông góc với nhau. b) AB và BC, AD và DC là các cặp cạnh cắt nhau và không vuông góc với nhau.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: b) c) MN vuông góc với CD.
- HS hoạt động nhóm, hoàn thành theo yêu cầu. - Kết quả: a) Chọn C. b) Chọn B.
- HS hoàn thành bài theo hướng dẫn của GV.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác