Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 12: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA PHÂN SỐ
BÀI 63: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích hình chữ nhật với kích thước các cạnh là số tự nhiên. Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân với chiều rộng của nó. Công thức: S = a b Trong đó: S là diện tích hình chữ nhật. a và b là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật. - GV lấy một ví dụ đơn giản: “Cho một hình chữ nhật có chiều dài là 2 m, chiều rộng là 1 m. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.”
- GV dẫn dắt vào bài học: “Như vậy chúng ta đã biết cách tính diện tích hình chữ nhật với các kích thước là số tự nhiên. Tuy nhiên, nếu thay các kích thước bằng phân số thì ta tính toán thế nào? Cô trò mình cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay “Bài 63: Phép nhân phân số - Tiết 1: Phép nhân phân số”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: HS được làm quen và thực hiện được phép nhân hai phân số. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu lại hình ảnh phần Khởi động, giới thiệu tình huống trong khám phá: “Hai bạn Việt và Rô-bốt cùng đi thăm nhà máy sản xuất kính. Tâm điểm là một tấm kính màu nâu.” - GV gọi HS đọc lời thoại của hai nhân vật và đọc số đo hai cạnh của tấm kính hình chữ nhật màu nâu. - GV trình bày mô hình mà Rô-bốt chỉ cho Việt cách tính diện tích tấm kính nâu (hình vẽ SGK): + Chia cạnh AB thành 3 phần bằng nhau, chia cạnh AD thành 5 phần bằng nhau. GV đặt câu hỏi: “Cạnh AM chiếm mấy phần cạnh AB; cạnh AP chiếm mấy phần cạnh AD?”
→ GV dẫn dắt: “Để tính được diện tích hình chữ nhật AMNP, ta áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật S = a b.” + Vì AM = AB, mà AB = 1 m nên AM = 1 = m; tương tự AP = m. + Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật, diện tích AMNP bằng: + GV đặt phép tính: → GV đưa ra quy tắc nhân hai phân số: “Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số”. II. HOẠT ĐỘNG a. Mục tiêu: - Thực hiện được phép nhân hai phân số, rút gọn phân số. - Củng cố năng lực giải quyết bài toán có lời văn liên quan đến phép nhân phân số. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Tính. a) b) c) - GV cho HS làm cá nhân, thực hiện tính toán. - GV mời 3 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét bài làm, chữa bài, chốt đáp án và rút kinh nghiệm cho bài sau.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Rút gọn rồi tính. a) b) c) - GV gợi ý trong mỗi phép tính, có một phân số chưa tối giản nên cần rút gọn phân số đó rồi mới thực hiện phép tính. - GV cho HS làm bài cá nhân, sau đó 3 HS yêu cầu lên bảng trình bày bài làm. - GV yêu cầu cả lớp nhận xét, chữa bài và chốt đáp án.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Tìm phân số thích hợp. Một số tấm nhôm hình chữ nhật (như hình vẽ) có chiều dài ? m và chiều rộng ? m. Diện tích tấm nhôm đó là ? m. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, đọc đề bài, nêu các dữ kiện và yêu cầu của đề bài. - Nhóm nào trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được thưởng một tràng pháo tay. - GV chữa bài, chốt đáp án.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về hình chữ nhật, đổi đơn vị đo. b. Cách thức tiến hành Cho hình chữ nhật ABCD có diện tích bằng , chiều dài của hình chữ nhật là cm. Chiều rộng của hình chữ nhật là: A. 28 cm B. dm C. cm D. dm - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân. - GV lưu ý HS đổi đơn vị trước khi thực hiện phép chia. - GV chữa bài, chốt đáp án.
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Luyện tập |
- HS chú ý lắng nghe, nhớ lại công thức tính diện tích hình chữ nhật. - HS ghi vở, đồng thanh. + Cá nhân – cặp đôi – đồng thanh
- HS ghi vở, suy nghĩ và thực hiện tính toán. Trả lời: Diện tích hình chữ nhật bằng: 2 1 = 2 - HS chú ý lắng nghe và hình thành động cơ học tập.
- HS đọc lời thoại nhân vật và đọc số đo hai cạnh của tấm kính hình chữ nhật.
- HS chú ý nghe, trả lời câu hỏi: “Cạnh AM chiếm cạnh AB; cạnh AP chiếm cạnh AD.”
- HS chú ý nghe, ghi vở và tiếp nhận kiến thức.
- HS hoàn thành theo yêu cầu của GV. - Kết quả: a) b) c)
- HS làm bài cá nhân, ghi vở, nhận xét bài làm trên bảng, chữa bài và rút kinh nghiệm. - Kết quả: a) b) c)
- HS trao đổi, thảo luận, suy nghĩ để điền vào dấu hỏi chấm. - Kết quả: Chiều dài: m, chiều rộng: m. Diện tích tấm nhôm đó là: .
- Kết quả: Đổi Chiều rộng hình chữ nhật là:
→ Chọn đáp án A.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở. |
TIẾT 2: LUYỆN TẬP | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV viết một phép nhân lên bảng: Ví dụ: - GV đặt câu hỏi: “Số tự nhiên 3 có thể viết dưới dạng phân số hay không?”
→ GV lưu ý HS: Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số với tử số là số đó và mẫu số là 1. - GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc nhân hai phân số để thực hiện phép tính, giơ tay phát biểu kết quả. HS nào trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài học: “Qua bài toán vừa rồi, chúng ta đã nắm được phương pháp thực hiện phép nhân phân số với số tự nhiên. Sau đây, cô trò mình sẽ cùng củng cố phép nhân này trong tiết 2 của “Bài 63: Phép nhân phân số - Tiết 2: Luyện tập”. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Thực hiện được phép nhân phân số với số tự nhiên (và ngược lại); củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân phân số. - Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân phân số với số tự nhiên qua bài toán tính chu vi hình vuông, đồng thời củng cố năng lực giải quyết vấn đề và năng lực mô hình hóa toán học. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Tính (theo mẫu). Mẫu Ta có thể viết gọn như sau:
a) b) c) - GV giải thích mẫu cùng tranh minh họa cho HS: Bạn Rô-bốt có 3 chiếc bánh pi-da, mỗi chiếc được chia thành 5 phần bằng nhau. Bạn Rô-bốt lấy 2 miếng bánh của mỗi chiếc. - GV yêu cầu HS tìm phân số biểu diễn cho hình ảnh từng miếng bánh. - GV đặt câu hỏi: “Bạn Rô-bốt đã lấy tất cả bao nhiêu phần chiếc bánh? Ta tính toán được bằng cách thực hiện phép tính gì?” - GV gợi ý HS: “Nhìn vào mẫu, ta có cách tính khác, đó là phép nhân phân số với số tự nhiên”. + Vì có ba chiếc bánh nên ta có phép tính: - GV yêu cầu HS làm cá nhân các câu a, b, c. - GV mời 3 HS lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét. - GV chữa bài và chốt đáp án.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Tính (theo mẫu) Mẫu: Ta có thể viết gọn như sau:
a) b) c) - GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân, từ đó rút ra kết luận cách thực hiện phép nhân số tự nhiên với phân số tương tự với cách thực hiện phép nhân phân số với số tự nhiên. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV thu vở 3 HS chấm. - GV chữa bài, chốt đáp án.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Tính chu vi của hình vuông có cạnh dm. - GV yêu cầu HS Nhắc lại công thức tính chu vi hình vuông. Công thức: P = a 4 Trong đó: P là chu vi hình vuông a là cạnh hình vuông - GV yêu cầu HS áp dụng công thức tính chu vi hình vuông để giải bài toán. - GV yêu cầu 1 HS đọc bài giải của mình.
- GV lưu ý, rút kinh nghiệm cho HS ở các bài tập sau. Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 “Một tàu vũ trụ bay vòng quanh một thiên thể 6 vòng rồi mới đáp xuống. Nếu mỗi vòng tàu vũ trụ bay được km thì nó đã bay tất cả bao nhiêu ki-lô-mét quanh thiên thể?” - GV yêu cầu HS đọc đề bài, nêu dữ kiện và yêu cầu của đề bài
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thảo luận tìm ra hướng giải quyết. - GV đặt câu hỏi: “Để giải được bài toán, ta cần thực hiện phép tính gì?”
- GV yêu cầu các nhóm giơ tay phát biểu, trình bày bài giải. Nhóm nào trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được một tràng pháo tay tuyên dương. - GV chữa bài và chốt đáp án.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS thực hiện rút gọn phân số để tính nhanh. b. Cách thức tiến hành: Tính nhanh A. B. C. D. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV gợi ý HS quan sát cả tử và mẫu xem có số nào giống nhau, ta rút gọn các số đó để thực hiện tính nhanh. - GV chốt đáp án. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 3 – Luyện tập |
- HS chú ý nghe, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: “Số tự nhiên 3 có thể viết dưới dạng phân số.”
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả:
- HS chú ý nghe và hình thành động cơ học tập.
- HS suy nghĩ, trả lời: “Ở mỗi chiếc bánh, bạn Rô-bốt đã lấy chiếc bánh”.
- HS trả lời: “Ta thực hiện phép tính cộng phân số: (chiếc bánh)”
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: a) b) c)
- HS nhớ lại tính chất giao hoán của phép nhân.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết qủa: a) b) c)
- HS nhớ lại công thức tính chu vi hình vuông.
- HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: Chu vi của hình vuông là: (dm) Đáp số: dm. - HS chữa bài, rút kinh nghiệm.
- HS chú ý nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV. Trả lời: “Cho: Bay 6 vòng. Mỗi vòng: km. Hỏi: Tàu đã bay tất cả ? ki-lô-mét quanh thiên thể?”
- HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời: “Để giải được bài toán, ta cần thực hiện phép tính nhân phân số với số tự nhiên.” - HS hoàn thành bài theo yêu cầu. - Kết quả: Bài giải Tàu vũ trụ bay vòng quanh thiên thể số ki-lô-mét là: (m) Đáp số: 61 km.
- Kết quả:
→ Chọn đáp án C.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác