Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 71: ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: LUYỆN TẬP | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV cho một bài tập: a. Đổi: 2 tấn = ? kg b. Viết tên góc vuông có trong hình chữ nhật sau. - GV yêu cầu 2 HS lên bảng giải bài tập. - GV yêu cầu lớp nhận xét bài làm trên bảng, tuyên dương các bạn.
- GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa thực hiện việc đổi số đo đơn vị đo lường và viết tên góc hình học. Sau đây, cô trò mình cùng luyện tập các kiến thức này trong “Bài 71: Ôn tập hình học và đo lường – Tiết 1: Luyện tập ”. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Củng cố nhận biết và viết được tên góc nhọn, góc vuông, góc tù; nhận biết được khối lập phương; dùng được thước đo góc để xác định số đo của góc; chuyển đổi được các đơn vị đo khối lượng đã học. - Giải được bài toán thực tế liên quan đến các phép tính với số đo khối lượng. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Viết tên các góc nhọn, góc tù, góc vuông có trong hình bên (theo mẫu). Mẫu: Góc nhọn đỉnh B; cạnh BA, BM. - GV yêu cầu HS quan sát mẫu, hoạt động nhóm 4 người, thảo luận để viết được đầy đủ tên các góc theo yêu cầu của đề bài. - GV yêu cầu các nhóm viết lên bảng phụ. Nhóm nào trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được thưởng một tràng pháo tay tuyên dương. - GV nhận xét và chốt đáp án đúng.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Số? a) 3 yến = ? kg 5 tạ = ? kg 6 tấn = ? kg 4 tạ = ? yến 2 tấn = ? tạ 3 tấn = ? yến b) 40 kg = ? yến 200 kg = ? tạ 7 000 kg = ? tấn c) 2 tấn 4 tạ = ? tạ 4 tạ 5 kg = ? kg 5 tấn 300 kg = ? kg - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, thực hiện quy đổi đơn vị sau đó chia sẻ kết quả trong nhóm 4 người và trình bày kết quả vào bảng phụ. - GV cho HS nêu cách chuyển đổi số đo khối lượng từ đơn vị đo lớn sang đơn vị đo bé hơn và ngược lại chuyển đổi số đo khối lượng từ đơn vị đo bé hơn sang đơn vị đo lớn hơn. - GV chốt câu trả lời: + Khi thực hiện chuyển đổi số đo khối lượng từ đơn vị đo lớn hơn sang đơn vị đo bé hơn, ta vận dụng phép nhân số có hai chữ số hoặc ba chữ số với số có một chữ số (dựa trên mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng đã học) để thực hiện việc chuyển đổi. + Ngược lại, khi thực hiện chuyển đổi số đo khối lượng từ đơn vị đo bé hơn sang đơn vị đo lớn hơn, ta có thể sử dụng kết quả của phép chuyển đổi ở ngay trước đó (VD: vì 2 tạ = 200 kg nên ta có 200 kg = 2 tạ). - GV cho các nhóm treo kết quả bảng phụ (4 nhóm nhanh nhất) - GV cho HS chữa bài, chốt đáp án.
Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Dùng thước đo góc để đo các góc của hình thoi ABCD. - GV yêu cầu HS chuẩn bị thước đo góc, hoạt động cá nhân, thực hiện đo các góc của hình thoi ABCD. - GV chọn đo một góc làm mẫu, ví dụ góc A. - GV chấm nhanh vở của 3 HS. - GV nhận xét và chốt đáp án đúng.
Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4 Một cửa hàng có 1 tấn 540 kg gạo tẻ và số gạo nếp bằng số gạo tẻ. Hỏi cửa hàng đó có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo tẻ và gạo nếp? - GV cho HS đọc, nêu các dữ kiện và yêu cầu của đề bài. - GV lưu ý HS đổi đơn vị đo trước khi làm bài.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, thực hiện tính toán cửa hàng có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo tẻ và gạo nếp. - GV yêu cầu HS kiểm tra chéo kết quả của nhau. - GV nhận xét, chữa bài, chốt đáp án đúng.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng hình học, phát triển tư duy hình học không gian. b. Cách thức tiến hành Hoàn thành BT5 Chọn câu trả lời đúng. Số khối lập phương nhỏ dùng để xếp thành hình bên là: A. 16 B. 29 C. 30 D. 20 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, nêu các dữ kiện. - GV hướng dẫn HS đếm số khối lập phương nhỏ ở từng lớp rồi cộng lại.
- GV chốt đáp án, rút kinh nghiệm. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Luyện tập |
- HS chú ý nghe, giơ tay lên bảng giải bài. - Kết quả: a. 2 tấn = 200 yến. b. Các góc vuông có trong hình là: Góc vuông đỉnh A; cạnh AB, AD. Góc vuông đỉnh B; cạnh BA, BC. Góc vuông đỉnh C; cạnh CB, CD. Góc vuông đỉnh D; cạnh DA, DC. - HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS quan sát mẫu, hoạt động nhóm, hoàn thành bài theo yêu cầu.
- HS chữa bài và rút kinh nghiệm. - Kết quả: + Góc nhọn đỉnh B; cạnh BA, BM. + Góc nhọn đỉnh B; cạnh BM, BC. + Góc nhọn đỉnh A; cạnh AB, AM (hoặc AC). + Góc nhọn đỉnh M; cạnh MA, MB. + Góc nhọn đỉnh C; cạnh CM (hoặc CA), CB. + Góc vuông đỉnh B; cạnh BA, BC. + Góc tù đỉnh M; cạnh MB, MC.
- HS trao đổi, thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Kết quả: a) 3 yến = 30 kg 5 tạ = 500 kg 6 tấn = 6000 kg 4 tạ = 40 yến 2 tấn = 20 tạ 3 tấn = 300 yến b) 40 kg = 4 yến 200 kg = 2 tạ 7 000 kg = 7 tấn c) 2 tấn 4 tạ = 24 tạ 4 tạ 5 kg = 405 kg 5 tấn 300 kg = 5300 kg
- HS chú ý nghe và thực hiện đo góc.
- HS chữa bài, ghi vở. - Kết quả: + Góc đỉnh A; cạnh AB, AD bằng . + Góc đỉnh C; cạnh CB, CD bằng . + Góc đỉnh B; cạnh BA, BC bằng . + Góc đỉnh D; cạnh DA, DC bằng .
- HS đọc đề và tóm tắt đề: “Cho: 1 tấn 540 kg gạo tẻ. Số gạo nếp bằng số gạo tẻ. Hỏi: Cửa hàng đó có tất cả ? ki-lô-gam gạo tẻ và gạo nếp.” - HS hoàn thành theo yêu cầu.
- HS chữa bài, rút kinh nghiệm. - Kết quả: Bài giải Đổi 1 tấn 540 kg = 1 540 kg. Số ki-lô-gam gạo nếp cửa hàng có là: (kg) Cả gạo tẻ và gạo nếp cửa hàng đó có là: 1 540 + 440 = 1 980 (kg) Đáp số: 1 980 kg gạo nếp và gạo tẻ.
- HS đọc đề và phân tích dữ kiện. - HS đếm khối lập phương nhỏ: + Lớp trên cùng có 1 khối lập phương. + Lớp thứ hai có 4 khối lập phương. + Lớp thứ ba có 9 khối lập phương. + Lớp cuối cùng có 16 khối lập phương. → Số khối lập phương nhỏ dùng để xếp là: 1 + 4 + 9 + 16 = 30 khối. - Kết quả: Chọn C
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm
- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở. |
TIẾT 2: LUYỆN TẬP | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu hình ảnh sau đây: - GV đặt câu hỏi: “Quan sát 3 kệ gỗ treo tường, miếng gỗ đỡ màu sáng có hình gì? Sau khi xác định được hình dạng, hãy nêu đặc điểm, tính chất của hình đó?” - GV yêu cầu HS giơ tay phát biểu. HS nào trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ được thưởng một tràng pháo tay tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài học: “Qua hoạt động vừa rồi, chúng ta được gợi nhắc kiến thức về hình bình hành. Cô trò mình tiết hôm nay sẽ cùng nhau luyện tập về nó trong phần tiếp theo của “Bài 71: Ôn tập hình học và đo lường – Tiết 2: Luyện tập”. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Củng cố nhận biết được hình bình hành, đặc điểm của hình bình hành; chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian, diện tích đã học. - Giải được bài toán thực tế liên quan đến tính tuổi và thế kỉ. b. Cách thức tiến hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Viết tên các hình bình hành có trong hình bên rồi cho biết cạnh AD song song và bằng những cạnh nào. - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi của đề bài. - GV cho HS hoạt động cặp đôi, thực hiện kể tên các hình bình hành và tìm các cạnh song song và bằng cạnh AD. - GV chữa bài, chốt đáp án đúng.
|
- HS suy nghĩ, giơ tay phát biểu và trả lời: “Miếng gỗ đỡ màu sáng có hình bình hành. Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.”
- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS đọc và phân thích câu hỏi. - HS hoàn thành theo yêu cầu. - Kết quả: - Có ba hình bình hành là AMND, ABCD, MBCN. - Cạnh AD song song và bằng các cạnh MN và BC.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác