Giải chi tiết Toán 11 kết nối mới bài: Bài tập cuối chương V

Giải bài: Bài tập cuối chương V sách toán 11 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

A - Trắc nghiệm

Bài tập 5.18: Cho dãy số $(u_{n})$ với $u_{n}=\sqrt{n^{2}+1}-\sqrt{n}$. Mệnh đề đúng là:

A. $\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}u_{n}=-\infty $

B. $\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}u_{n}=1$

C. $\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}u_{n}=+\infty $

D. $\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}u_{n}=0$

Hướng dẫn trả lời: 

Ta có: $\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}u_{n}=\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}(\sqrt{n^{2}+1}-\sqrt{n})$

$=\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}(\sqrt{n^{2}(1+\frac{1}{n^{n}})}-\sqrt{n})$

$=\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}(n\sqrt{1+\frac{1}{n^{2}}}-\sqrt{n})=\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}[n(\sqrt{1+\frac{1}{n^{2}}}-\frac{1}{\sqrt{n}})]$

Vì $\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}n=+\infty$ và $ \underset{n\rightarrow +\infty }{lim}(\sqrt{1+\frac{1}{n^{2}}}-\frac{1}{\sqrt{n}})=1>0$

Do đó $\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}[n(\sqrt{1+\frac{1}{n^{2}}}-\frac{1}{\sqrt{n}})]=+\infty $

Vạy $\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}u_{n}=+\infty $

Đáp án: C

Bài tập 5.19: Cho $u_{n}=\frac{2+2^{2}+...+2^{n}}{2^{n}}$. Giới hạn của dãy số $(u_{n})$ bằng 

A. 1

B. 2

C. -1

D. 0

Hướng dẫn trả lời: 

Ta có: $2+2^{2}+...+2^{n}$, đây là tổng của n số hạng đầu của cấp số nhân với số hạng đầu là $u_{1}=2$ và công bội q = 2. Do đó, $2+2^{2}+...+2^{n}=\frac{u_{1}(1-q^{n})}{1-q}=\frac{2(1-2^{n})}{1-2}=-2(1-2^{n})$

Khi đó, $u_{n}=\frac{2+2^{2}+...+2^{n}}{2^{n}}=\frac{-2(1-2^{n})}{2^{n}}=\frac{2^{n}-1}{2^{n-1}}=2-\frac{1}{2^{n-1}}$

Vậy $\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}u_{n}=\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}(2-\frac{1}{2^{n-1}})=2$

Đáp án: B

Bài tập 5.20: Cho cấp số nhân lùi vô hạn ($u_{n}$) với $u_{n}=\frac{2}{3^{n}}$. Tổng của cấp số nhân này bằng

A. 3

B. 2

C. 1

D. 6

Hướng dẫn trả lời: 

$u_{n}=\frac{2}{3^{n}}$ có $u_{1}=\frac{2}{3}, q=\frac{1}{3}$

$S=\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{\frac{2}{3}}{1-\frac{1}{3}}=1$

Đáp án: C

Bài tập 5.21: Cho hàm số $f(x)=\sqrt{x+1}-\sqrt{x+2}$. Mệnh đề đúng là:

A. $\underset{x\rightarrow +\infty }{lim}f(x)=-\infty $

B. $\underset{x\rightarrow +\infty }{lim}f(x)=0$

C. $\underset{x\rightarrow +\infty }{lim}f(x)=-1$

D. $\underset{x\rightarrow +\infty }{lim}f(x)=-\frac{1}{2}$

Hướng dẫn trả lời: 

Ta có: $f(x)=\sqrt{x+1}-\sqrt{x+2}=\frac{(\sqrt{x+1})^{2}-(\sqrt{x+2})^{2}}{\sqrt{x+1}+\sqrt{x+2}}$

$=\frac{(x+1)-(x+2)}{\sqrt{x+1}+\sqrt{x+2}}=\frac{-1}{\sqrt{x+1}+\sqrt{x+2}}$

Do đó $\underset{x\rightarrow +\infty }{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow +\infty }{lim}\frac{-1}{\sqrt{x+1}+\sqrt{x+2}}=0$

Đáp án: B

Bài tập 5.22: Cho hàm số $f(x)=\frac{x-x^{2}}{|x|}$. Khi đó $\underset{x\rightarrow 0^{+} }{lim}f(x)$ bằng

A. 0

B. 1

C. $+\infty $

D. -1

Hướng dẫn trả lời: 

Ta có: $f(x)=\frac{x-x^{2}}{|x|}=\left\{\begin{matrix}\frac{x-x^{2}}{x}khi x>0\\ \frac{x-x^{2}}{-x}khi x<0\end{matrix}\right.=\left\{\begin{matrix}1-x khi x>0\\ x-1 khi x<0\end{matrix}\right.$

Do đó, $\underset{x\rightarrow 0^{+}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow 0^{+}}{lim}(1-x)=1-0=1$

Đáp án: B

Bài tập 5.23: Cho hàm số $f(x)=\frac{x+1}{|x+1|}$. Hàm số f(x) liên tục trên

A. $(-\infty ;+\infty )$

B. $(-\infty ;1]$

C. $(-\infty ;-1)\cup (-1;+\infty )$

D. $[-1;+\infty )$

Hướng dẫn trả lời: 

Ta có: $f(x)=\frac{x+1}{|x+1|}=\left\{\begin{matrix}\frac{x+1}{x+1}khi x+1>0\\ \frac{x+1}{-(x+1)}khi x+1<0\end{matrix}\right.=\left\{\begin{matrix}1 khi x>-1\\ -1 khi x<-1\end{matrix}\right.$

Tập xác định của hàm số là D = (–∞; – 1) ∪ (– 1; +∞).

Từ đó suy ra hàm số đã cho liên tục trên (–∞; – 1) ∪ (– 1; +∞).

Đáp án: C

Bài tập 5.24: Cho hàm số $f(x)=\left\{\begin{matrix}\frac{x^{2}+x-2}{x-1} nếu x\neq 1\\ a nếu x = 1 \end{matrix}\right.$. Hàm số f(x) liên tục tại x = 1 khi 

A. a = 0

B. a = 3

C. a = -1

D. a = 1

Hướng dẫn trả lời: 

$\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{x^{2}+x-2}{x-1}=\underset{x\rightarrow 1}{lim}(x+2)=3$

Để f(x) liên tục tại x = 1 thì $\underset{x\rightarrow 1}{lim}=f(1)$ suy ra a = 3

Đáp án: B

B - Tự luận

Bài tập 5.25: Cho dãy số $(u_{n})$ có tính chất $|u_{n}-1|<\frac{2}{n}$. Có kết luận gì về giới hạn của dãy số này?

Hướng dẫn trả lời: 

$|u_{n}-1<\frac{2}{n}\Leftrightarrow \frac{-2}{n}<u_{n}-1<\frac{2}{n}\Leftrightarrow \frac{-2}{n}+1<u_{n}<\frac{2}{n}+1$

$lim(-\frac{2}{n}+1)=1;lim(\frac{2}{n}+1)=1$

$\Rightarrow limu_{n}=1$

Bài tập 5.26: Tìm giới hạn của các dãy số sau:

a) $u_{n}=\frac{n^{2}}{3n^{2}+7n-2}$

b) $v_{n}=\sum_{k=0}^{n}\frac{3^{k}+5^{k}}{6^{k}}$

c) $w_{n}=\frac{sin n}{4n}$

Hướng dẫn trả lời: 

a) Ta có: $\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}u_{n}=\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}\frac{n^{2}}{3n^{2}+7n-2}$

$=\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}\frac{n^{2}}{n^{2}(3+\frac{7}{n}-\frac{2}{n^{2}})}=\frac{1}{3}$

b) $v_{n}=\sum_{k=0}^{n}\frac{3^{k}+5^{k}}{6^{k}}=\frac{3^{0}+5^{0}}{6^{0}}+\frac{3^{1}+5^{1}}{6^{1}}+\frac{3^{2}+5^{2}}{6^{2}}+...+\frac{3^{n}+5^{n}}{6^{n}}$

$=(\frac{3^{0}}{6^{0}}+\frac{5^{0}}{6^{0}})+(\frac{3^{1}}{6^{1}}+\frac{5^{1}}{6^{1}})+(\frac{3^{2}}{6^{2}}+\frac{5^{2}}{6^{2}})+...+(\frac{3^{n}}{6^{n}}+\frac{5^{n}}{6^{n}})$

$=((\frac{1}{2})^{0}+(\frac{5}{6})^{0})+((\frac{1}{2})^{1}+(\frac{5}{6})^{1})+((\frac{1}{2})^{2}+(\frac{5}{6})^{2})+...+((\frac{1}{2})^{n}+(\frac{5}{6})^{n})$

$=[(\frac{1}{2})^{0}+(\frac{1}{2})^{1}+(\frac{1}{2})^{2}+...+(\frac{1}{2})^{n}]+[(\frac{5}{6})^{0}+(\frac{5}{6})^{1}+(\frac{5}{6})^{2}+...+(\frac{5}{6})^{n}]$

Vì $(\frac{1}{2})^{1}+(\frac{1}{2})^{2}+...+(\frac{1}{2})^{n}$ là tổng n số hạng đầu của cấp số nhân với số hạng đầu là $(\frac{1}{2})^{1}=\frac{1}{2}$ và công bội là $\frac{1}{2}$ nên

$(\frac{1}{2})^{0}+(\frac{1}{2})^{1}+(\frac{1}{2})^{2}+...+(\frac{1}{2})^{n}=(\frac{1}{2})^{0}+\frac{\frac{1}{2}(1-(\frac{1}{2})^{n})}{1-\frac{1}{2}}$

$=1+(1-(\frac{1}{2})^{n})=2-(\frac{1}{2})^{n}$

Tương tự, ta tính được: 

$(\frac{5}{6})^{0}+(\frac{5}{6})^{1}+(\frac{5}{6})^{2}+...+(\frac{5}{6})^{n}=(\frac{5}{6})^{0}+\frac{\frac{5}{6}(1-(\frac{5}{6})^{n})}{1-\frac{5}{6}}$

$=1+5(1-(\frac{5}{6})^{n})=6-5.(\frac{5}{6})^{n}$

Do đó, $v_{n}=\sum_{k=0}^n{\frac{3^{k}+5^{k}}{6^{k}}}=[2-(\frac{1}{2})^{n}]+[6-5.(\frac{5}{6})^{n}]=8-(\frac{1}{2})^{n}-5.(\frac{5}{6})^{n}$

Vậy $\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}v_{n}=\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}(\sum_{k=0}^{n}\frac{3^{k}+5^{k}}{6^{k}})=\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}[8-(\frac{1}{2})^{n}-5.(\frac{5}{6})^{n}]=8$

c) Ta có: $|w_{n}|=|\frac{sinn}{4n}|\leq \frac{1}{4n}<\frac{1}{n}$ và $\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}\frac{1}{n}=0$

Do đó, $\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}w_{n}=\underset{n\rightarrow +\infty }{lim}\frac{sinn}{4n}=0$

Bài tập 5.27: Viết các số thập phân vô hạn tuần hoàn sau đây dưới dạng phân số

a)1.(01)

b) 5.(132)

Hướng dẫn trả lời: 

a) Ta có: $1.(01)=1+0.01+0.0001+0.000001+...$

$=1+1\times 10^{-2}+1\times 10^{4}+1\times 10^{6}+...$

Đây  là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn với $u_{1}=1,q=10^{-2}$ nên $1.(01)=\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{1}{1-10^{-2}}=\frac{100}{99}$

b) Ta có: $5.(132)=5+0.132+0.000132+0.000000132+...$

$=5+132\times 10^{-3}+132\times 10^{-6}+132\times 10^{-9}+...$

$132\times 10^{-3}+132\times 10^{-6}+132\times 10^{-9}+...$ là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn với $u_{1}=132\times 10^{-3}, q=10^{-3}$ nên $5.(132)=5+\frac{u_{1}}{1-q}=\frac{132\times 10^{-3}}{1-10^{-3}}=\frac{1709}{333}$

Bài tập 5.28: Tính các giới hạn sau:

a) $\underset{x\rightarrow 7}{lim}\frac{\sqrt{x+2}-3}{x-7}$

b) $\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{x^{3}-1}{x^{2}-1}$

c) $\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{2-x}{(1-x)^{2}}$

d) $\underset{x\rightarrow -\infty }{lim}\frac{x+2}{\sqrt{4x^{2}+1}}$

Hướng dẫn trả lời: 

a) $\underset{x\rightarrow 7}{lim}\frac{\sqrt{x+2}-3}{x-7}=\underset{x\rightarrow 7}{lim}\frac{1}{\sqrt{x+2}+3}=\frac{1}{6}$

b) $\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{x^{3}-1}{x^{2}-1}=\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{x^{2}+x+1}{x+1}=\frac{3}{2}$

c)$\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{2-x}{(1-x)^{2}}=\underset{x\rightarrow 1}{lim}[(2-x)(\frac{1}{(1-x)^{2}})]$

$\underset{x\rightarrow 1}{lim}(2-x)=1$

$\underset{x\rightarrow 1}{lim}(\frac{1}{(1-x)^{2}})=+\infty $

$\Rightarrow \underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{2-x}{(1-x)^{2})}=+\infty $

d) $\underset{x\rightarrow -\infty }{lim}\frac{x+2}{\sqrt{4x^{2}+1}}=\underset{x\rightarrow -\infty }{lim}\frac{1+\frac{2}{x}}{-\sqrt{4+\frac{1}{x^{2}}}}=-\frac{1}{2}$

Bài tập 5.29: Tính các giới hạn một bên

a) $\underset{x\rightarrow 3^{+}}{lim}\frac{x^{2}-9}{|x-3|}$

b) $\underset{x\rightarrow 1^{-}}{lim}\frac{x}{\sqrt{1-x}}$

Hướng dẫn trả lời: 

a) $x\rightarrow 3^{+}\Rightarrow x-3>0$

$\underset{x\rightarrow 3^{+}}{lim}\frac{x^{2}-9}{|x-3|}=\underset{x\rightarrow 3^{+}}{lim}\frac{x^{2}-9}{x-3}=\underset{x\rightarrow 3^{+}}{lim}(x+3)=6$

b) $\underset{x\rightarrow 1^{-}}{lim}x=1$

$\underset{x\rightarrow 1^{-}}{lim}\frac{1}{\sqrt{1-x}}=+\infty $

$\Rightarrow \underset{x\rightarrow 1^{-}}{lim}\frac{x}{\sqrt{1-x}}=+\infty $

Bài tập 5.30: Chứng minh rằng giới hạn $\underset{x\rightarrow 0}{lim}\frac{|x|}{x}$ không tồn tại

Hướng dẫn trả lời: 

$f(x)=\underset{x\rightarrow 0}{lim}\frac{|x|}{x}$

Ta lấy hai dãy của biến hội tụ về 0 $x_{n}^{(1)}=\frac{1}{n};x_{n}^{(2)}=\frac{-1}{n}$

Khi đó: $limf(x_{n}^{(1)})=lim\frac{\frac{1}{n}}{\frac{1}{n}}=1$

$limf(x_{n}^{(2)})=lim\frac{\frac{1}{n}}{-\frac{1}{n}}=-1$

$\underset{x\rightarrow +\infty }{lim}(x_{n}^{(1)})\neq \underset{x\rightarrow \infty }{lim}(x_{n}^{(2)})$

Vậy không tồn tại $\underset{x\rightarrow 0}{lim}\frac{|x|}{x}$

Bài tập 5.31: Giải thích tại sao các hàm số sau đây gián đoạn tại điểm đã cho

a) $f(x)=\left\{\begin{matrix}\frac{1}{x} nếu x\neq 0\\ 1 nếu x =0\end{matrix}\right.$ tại điểm x = 0

b) $g(x)=\left\{\begin{matrix}1+x nếu x <1\\ 2-x nếu x\geq 1\end{matrix}\right.$ tại điểm x = 1

Hướng dẫn trả lời: 

a) $\underset{x\rightarrow 0}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow 0}{lim}\frac{1}{x}=+\infty $

f(0)=1

Vì $f(0)\neq \underset{x\rightarrow 0}{lim}f(x)$ suy ra hàm số gián đoạn tại x = 0

b) $\underset{x\rightarrow 1^{-}}{lim}g(x)=\underset{x\rightarrow 1^{-}}{lim}(1+x)=2$

$\underset{x\rightarrow 1^{+}}{lim}g(x)=\underset{x\rightarrow 1^{+}}{lim}(2-x)=1$

$\underset{x\rightarrow 1^{-}}{lim}g(x)\neq \underset{x\rightarrow 1^{+}}{lim}$ do đó không tồn tại $\underset{x\rightarrow 1}{lim}(gx)$

Vậy hàm số gián đoạn tại x = 1

Bài tập 5.32: Lực hấp dẫn tác dụng lên một đơn vị khối lượng ở khoảng cách r tính từ tâm Trái Đất là $F(r)=\left\{\begin{matrix}\frac{GMr}{R^{3}} nếu r<R\\ \frac{GM}{r^{2}} nếu r\geq R\end{matrix}\right.$, trong đó M và R là khối lượng và bán kính của Trái Đất, G là hằng số hấp dẫn. Xét tính liên tục của hàm số F(r)

Hướng dẫn trả lời: 

Vì M và R lần lượt là khối lượng và bán kính của Trái Đất, G là hằng số hấp dẫn, do đó M, R, G đều khác 0, r là khoảng cách nên r > 0.

Ta có:  $F(r)=\left\{\begin{matrix}\frac{GMr}{R^{3}} nếu r<R\\ \frac{GM}{r^{2}}nếu r\geq R\end{matrix}\right.$. Tập xác định của hàm số F(r) là (0; +∞).

+) Với r < R thì F(r) = $\frac{GMr}{R^{3}}$ hay F(r) = $\frac{GMr}{R^{3}}.r$ là hàm đa thức nên nó liên tục trên (0; R).

+) Với r > R thì F(r) =$\frac{GM}{r^{2}}$ là hàm phân thức nên nó liên tục trên (R; +∞).

+) Tại r = R, ta có F(R) = $\frac{GM}{r^{2}}$

$\underset{r\rightarrow R^{+}}{lim}F(r)=\underset{r\rightarrow R^{+}}{lim}\frac{GM}{r^{2}};\underset{r\rightarrow R^{-}}{lim}f(R)=\underset{r\rightarrow R^{-}}{lim}\frac{GMr}{R^{3}}=\frac{GMR}{R^{3}}=\frac{GM}{R^{2}}$

Do đó $\underset{r\rightarrow R^{+}}{lim}F(r)=\underset{r\rightarrow R^{-}}{lim}F(r)=\frac{GM}{R^{2}} \underset{r\rightarrow R}{lim}F(r)=\frac{GM}{R^{2}}=F(R)$

Suy ra hàm số F(r) liên tục tại r = R.

Vậy hàm số F(r) liên tục trên (0; +∞).

Bài tập 5.33: Tìm tập xác định của các hàm số sau và giải thích tại sao các hàm số này liên tục trên các khoảng xác định của chúng

a) $f(x)=\frac{cosx}{x^{2}+5x+6}$

b) $g(x)=\frac{x-2}{sinx}$

Hướng dẫn trả lời: 

Biểu thức có nghĩa khi x2 + 5x + 6 ≠ 0 ⇔ (x + 2)(x + 3) ≠ 0 $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x\neq -2\\ x\neq -3\end{matrix}\right.$

Do đó, tập xác định của hàm số f(x) là ℝ \ {– 3; – 2} = (–∞; – 3) ∪ (– 3; – 2) ∪ (– 2; +∞).

Suy ra hàm số f(x) xác định trên các khoảng (–∞; – 3), (– 3; – 2) và (– 2; +∞). Trên các khoảng này, tử thức (hàm lượng giác) và mẫu thức (hàm đa thức) là các hàm số liên tục. Vậy hàm số $f(x)=\frac{cosx}{x^{2}+5x+6}$ liên tục trên các khoảng xác định của chúng.

b) Biểu thức $\frac{x-2}{sinx}$ có nghĩa khi sin x ≠ 0 ⇔ x ≠ kπ, k ∈ ℤ.

Do đó, tập xác định của hàm số g(x) là ℝ \ {kπ | k ∈ ℤ}.

Trên các khoảng xác định của hàm số g(x), tử thức x – 2 (hàm đa thức) và mẫu thức sin x (hàm lượng giác) là các hàm số liên tục.

Vậy hàm số $g(x)=\frac{x-2}{sinx}$ liên tục trên các khoảng xác định của chúng.

Bài tập 5.34: Tìm các giá trị của a để hàm số $f(x)=\left\{\begin{matrix}x+1 nếu x\leq a\\ x^{2} nếu x>a\end{matrix}\right.$ liên tục trên R

Hướng dẫn trả lời: 

Ta có: $f(x)=\left\{\begin{matrix}x+1 nếu x\leq a\\ x^{2} nếu x>a\end{matrix}\right.$. Tập xác định của hàm số f(x) là ℝ.

+) Với x < a thì f(x) = x + 1 là hàm đa thức nên nó liên tục trên (–∞; a).

+) Với x > a thì f(x) = $x^{2}$ là hàm đa thức nên nó liên tục trên (a; +∞).

+) Tại x = a, ta có f(a) = a + 1.

$\underset{x\rightarrow a^{-}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow a^{-}}{lim}(x+1)=a+1; \underset{x\rightarrow a^{+}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow a^{+}}{lim}x^{2}=a^{2}$

Để hàm số f(x) đã cho liên tục trên ℝ thì f(x) phải liên tục tại x = a, điều này xảy ra khi và chỉ khi $\underset{x\rightarrow a^{+}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow a^{-}}{lim}f(x)=f(a)⇔ a + 1 = a^{2} ⇔ a^{2} – a – 1 = 0$

Suy ra $a=\frac{1-\sqrt{5}}{2}$ hoặc $a=\frac{1+\sqrt{5}}{2}$

Vậy a $\in $ {$\frac{1-\sqrt{5}}{2};\frac{1+\sqrt{5}}{2}$} thì thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Tìm kiếm google: Giải toán 11 kết nối bài Bài tập cuối chương V, giải Toán 11 sách KNTT bài Bài tập cuối chương V, Giải bài Bài tập cuối chương V

Xem thêm các môn học

Giải toán 11 KNTT mới

Toán 11 kết nối tri thức tập 1

CHƯƠNG I. HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC

CHƯƠNG II. DÃY SỐ. CẤP SỐ CỘNG VÀ CẤP SỐ NHÂN

CHƯƠNG III. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM CỦA MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM

Toán 11 kết nối tri thức tập 2

CHƯƠNG VI. HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT

CHƯƠNG VII. QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com