Bài 1:
a) Sử dụng biểu đồ ở Mở đầu, hoàn thiện bảng thống kê sau...
Hướng dẫn trả lời:
a)
Chiều cao (cm) | [170;175) | [175;180) | [180;185) | [185;190) | [190;195) |
Đội Sao La | 2 | 4 | 5 | 5 | 4 |
Đội Kim Ngưu | 2 | 3 | 4 | 10 | 1 |
b) Nhóm chứa giá trị trung vị chiều cao thành viên đội Sao La là [180; 185).
Nhóm chứa giá trị trung vị chiều cao thành viên đội Kim Ngưu là [185;190).
Bài 2: Hãy trả lời câu hỏi ở Mở đầu
Hướng dẫn trả lời:
Chiều cao (cm) | [170;175) | [175;180) | [180;185) | [185;190) | [190;195) |
Đội Sao La | 2 | 4 | 5 | 5 | 4 |
Đội Kim Ngưu | 2 | 3 | 4 | 10 | 1 |
Giá trị đại diện | 172,5 | 177,5 | 182,5 | 187,5 | 192,5 |
+) Chiều cao trung bình của thành viên đội Sao La là:
$\bar{x}=\frac{172,5.2+177,5.4+182,5.5+187,5.5+192,5.4}{20}=183,75$ (m)
Nhóm chứa số trung vị của đội Sao La là [180;185)
Ta có: n=20; nm=5, C=2+4=6; um=180; um+1=185
Trung vị của chiều cao đội Sao La là:
$M_{e}=180+\frac{\frac{20}{6}-6}{5}.(185-180)=184$ (m)
+) Chiều cao trung bình của thành viên đội Kim Ngưu là:
$\bar{x}=\frac{172,5.2+177,5.3+182,5.4+187,5.10+192,5.1}{20}=183,75$ (m)
Nhóm chứa số trung vị của đội Kim Ngưu là [185;190)
Ta có: n=20; nm=10; C=2+3+4=9; um=185; um+1=190
Trung vị của chiều cao đội Kim Ngưu là:
$M_{e}=185+\frac{\frac{20}{2}-9}{10}.(190-185)=185,5$ (m)
Vậy theo trung vị chiều cao của thành viên đội Kim Ngưu cao hơn thành viên đội Sao La.
Bài 3: Trong một hội thao, thời gian chạy 200 m...
Hướng dẫn trả lời:
Số vận động viên tham gia chạy là: n = 124
Gọi x1;x2;x3;...;x124 lần lượt là thời gian chạy của 124 vận động viên theo thứ tự không giảm.
Số trung vị của dãy số liệu là $\frac{1}{2}(x_{62}+x_{63})$ ∈ [22,5;23)
Ta có: n=124; nm=45; C=5+12+32=49; um=22,5; um+1=23
Trung vị của thời gian chạy của các vận động viên là:
$M_{e}=22,5+\frac{\frac{124}{2}-49}{45}.(23-22,5) \approx 22,64$
Vậy ban tổ chức nên chọn các vận động viên có thời gian chạy không vượt quá 22,64 giây.
Bài 1: Thời gian luyện tập trong một ngày...
Hướng dẫn trả lời:
Số vận động viên được khảo sát là: n = 3 + 8 + 12 + 12 + 4 = 39.
Gọi x1; x2; ...; x39 là thời gian luyện tập của 39 vận động viên được xếp theo thứ tự không giảm.
Ta có: x1; x2; x3 ∈ [0; 2), x4; ...; x11 ∈ [2; 4), x12; ...; x23 ∈ [4; 6), x24; ...; x35 ∈ [6; 8), x36; ...; x39 ∈ [8; 10).
Do đó đối với dãy số liệu x1; x2; ...; x39 thì:
- Tứ phân vị thứ nhất là x10 thuộc nhóm [2; 4);
- Tứ phân vị thứ hai là x20 thuộc nhóm [4; 6);
- Tứ phân vị thứ ba là x30 thuộc nhóm [6; 8).
Vậy huấn luyện viên nên chọn các vận động viên có thời gian luyện tập từ x30 (giờ) trở lên.
Bài 2: Một người thống kê lại thời gian thực hiện...
Hướng dẫn trả lời:
Tổng số cuộc gọi điện thoại là: 8 + 10 + 7 + 5 + 2 + 1 = 33 (cuộc gọi).
Gọi x1; x2; ...; x33 là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.
Tứ phân vị thứ hai của dãy số liệu x1; x2; ...; x33 là x17∈[60;120). Do đó, tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu ghép nhóm là
$Q_{2}=60+\frac{\frac{32}{2}-8}{10}.(120-60)=111$
Tứ phân vị thứ nhất của dãy số liệu x1; x2; ...; x33 là $\frac{1}{2}(x_{8}+x_{9})$ với x8 ∈ [0;60) và x9 ∈ [60;120) nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là Q1=60.
Tứ phân vị thứ ba của dãy số liệu x1; x2; ...; x33 là $\frac{1}{2}(x_{25}+x_{26})$ với x25 ∈ [120;180) và x26 ∈ [180;240) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là Q3=180.
Bài 3: Một phòng khám thống kê số bệnh nhân đến khám...
Hướng dẫn trả lời:
Hiệu chỉnh lại bảng tần số ghép nhóm như sau:
Số bệnh nhân | [0,5;10,5) | [10,5;20,5) | [20,5;30,5) | [30,5;40,5) | [40,5;50,5) |
Số ngày | 7 | 8 | 7 | 6 | 2 |
a) Tổng số số ngày có bệnh nhân đến khám là: 7 + 8 + 7 + 6 + 2 = 30.
Gọi $x_{1}; x_{2};...x_{30}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tư không giảm.
Tứ phân vị thứ hai của dãy số liệu $x_{1}; x_{2};...x_{30}$ là $\frac{1}{2}(x_{15}+x_{16})$ với x15 ∈ [10,5;20,5) và x16∈[20,5;30,5). Do đó, tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu ghép nhóm là Q2=20,5.
Tứ phân vị thứ nhất của dãy số liệu $x_{1}; x_{2};...x_{30}$ là x8 ∈ [10,5;20,5) nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là $Q_{1}=\frac{89}{8}=11,125$.
Tứ phân vị thứ ba của dãy số liệu $x_{1}; x_{2};...x_{30}$ là x23 ∈ [30,5;40,5) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là $Q_{3}=\frac{94}{3} \approx 31,3$.
b) Do Q3=31,3<35 nên nhận định của quản lí phòng khám là chưa hợp lí.
Bài 1: Lương tháng của một số nhân viên văn...
Hướng dẫn trả lời:
a) Cỡ mẫu n=24.
Sắp xếp lại, ta được:
6,5 | 6,7 | 6,7 | 8,3 | 8,4 | 8,9 | 9,2 | 9,6 | 9,8 | 10,0 | 10,0 | 10,7 |
10,9 | 11,1 | 11,2 | 11,7 | 11,9 | 12,2 | 12,5 | 12,7 | 13,1 | 13,2 | 13,6 | 13,8 |
Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu là $Q_{1}=\frac{1}{2}(8,9+9,2)=9,05$
Tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu là $Q_{2}=\frac{1}{2}(10,7+10,9)=10,8$
Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu là $Q_{3}=\frac{1}{2}(12,2+12,5)=12,35$
b)
Lương tháng (triệu đồng) | [6;8) | [8;10) | [10;12) | [12;14 ) |
Số nhân viên | 3 | 6 | 8 | 7 |
c) Tổng số nhân viên văn phòng là: n = 3 + 6 + 8 + 7 = 24 (nhân viên)
Gọi $x_{1}; x_{2};...;x_{24}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.
Tứ phân vị thứ hai của dãy số liệu $x_{1}; x_{2};...;x_{24}$ là $\frac{1}{2}(x_{12}+x_{13})$ ∈[10;12). Do đó tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu ghép nhóm là
$Q_{2}=10+\frac{\frac{24}{2}-9}{8}.(12-10)=10,75$.
Tứ phân vị thứ nhất của dãy số liệu$x_{1}; x_{2};...;x_{24}$ là $\frac{1}{2}(x_{6}+x_{7}) $∈[8;10). Do đó tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là
$Q_{1}=8+\frac{\frac{24}{4}-3}{6}.(10-8)=9$.
Tứ phân vị thứ ba của dãy số liệu $x_{1}; x_{2};...;x_{24}$ là $\frac{1}{2}(x_{18}+x_{19})$ ∈[12;14). Do đó tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là
$Q_{3}=12+\frac{\frac{72}{4}-17}{7}.(14-12) =\frac{87}{6}\approx 12,3$.
Bài 2: Số điểm một cầu thủ bóng rổ ghi được...
Hướng dẫn trả lời:
a) Sắp xếp dữ liệu theo thứ tự không giảm, ta được:
6 | 8 | 8 | 10 | 11 | 11 | 12 | 13 | 14 | 14 |
14 | 15 | 18 | 18 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 25 |
Tứ phân vị thứ nhất là trung bình cộng của giá trị thứ 5 và thứ 6 ta được: Q1=11
Tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu là trung bình cộng của giá trị thứ 10 và thứ 11 ta được: Q2=14
Tứ phân vị thứ ba là trung bình cộng của giá trị 15 và 16 ta được: Q3=21,5.
b)
Điểm số | [6;10] | [11;15] | [16;20] | [21;25] |
Số trận | 4 | 8 | 2 | 6 |
c) Ta hiệu chỉnh lại bảng dữ liệu như sau:
Điểm số | [5,5;10,5) | [10,5;15,5) | [15,5;20,5) | [20,5;25,5) |
Số trận | 4 | 8 | 2 | 6 |
Gọi $x_{1}; x_{2};...;x_{20}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.
Tứ phân vị thứ hai của dãy số liệu $x_{1}; x_{2};...;x_{20}$0 là $\frac{1}{2}(x_{12}+x_{11})$. Do x10 và x11 thuộc [10,5;15,5) nên tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu ghép nhóm là Q2=14,25.
Tứ phân vị thứ nhất của dãy số liệu $x_{1}; x_{2};...;x_{20}$ là $\frac{1}{2}(x_{5}+x_{6})$. Do x5 và x6 thuộc [10,5;15,5) nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là Q1=11,125.
Tứ phân vị thứ ba của dãy số liệu $x_{1}; x_{2};...;x_{20}$ là $\frac{1}{2}(x_{15}+x_{16})$. Do x15 và x16 thuộc [20,5;25,5) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là $Q_{3}\frac{64}{3} \approx 21,3$
Bài 3: Kiểm tra điện lượng của một số viên pin...
Hướng dẫn trả lời:
Từ bảng số liệu ghép nhóm, ta có bảng thống kê điện lượng của một số viên pin tiểu theo giá trị đại diện như sau:
Điện lượng đại diện (đơn vị: nghìn mAh) | 0,925 | 0,975 | 1,025 | 1,075 | 1,125 |
Số viên pin | 10 | 20 | 35 | 15 | 5 |
Cỡ mẫu n=85.
Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm là:
$\bar{x}=\frac{10.0,925+20.0,975+35.1,025+15.1,075+5.1,125}{85}\approx 1,016$ (mAh)
Khoảng chứa mốt của mẫu số liệu trên là [1,0;1,05).
Do đó: um=1,0; nm=35; nm-1=20; nm+1=15; um+1=1,05.
Mốt của mẫu dữ liệu ghép nhóm là
$M_{0}=1+\frac{35-20}{(35-20)+(35-15}.(1,05-1)\approx 1,021$ (mAh)
Gọi $x_{1}; x_{2};...;x_{85}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.
Tứ phân vị thứ hai của dãy số liệu $x_{1}; x_{2};...;x_{85}$ là x43∈[1,0;1,05) nên tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu ghép nhóm là
$Q_{2}=1+\frac{\frac{2.85}{4}-30}{35}.(1,05-1) \approx 1,018$.
Tứ phân vị thứ nhất của dãy số liệu $x_{1}; x_{2};...;x_{85}$ là $\frac{1}{2}(x_{21}+x_{22})$. Do x21 và x22 thuộc nhóm [0,95;1,0) nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là
$Q_{1}=0,95+\frac{\frac{1.85}{4}-10}{20}.(1-0,95) \approx 0,978$.
Tứ phân vị thứ ba của dãy số liệu $x_{1}; x_{2};...;x_{85}$ là $\frac{1}{2}(x_{64}+x_{65})$. Do x64 và x65 thuộc nhóm [1,0;1,05) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là
$Q_{3}=1+\frac{\frac{3.85}{4}-30}{35}.(1,05-1) \approx 1,048$.\
Bài 4: Cân nặng của một con lợn con mới sinh thuộc...
Hướng dẫn trả lời:
a) Ta lập được bảng số liệu ghép nhóm như sau:
Cân nặng (kg) | [1,0;1,1) | [1,1;1,2) | [1,2;1,3) | [1,3;1,4) |
Giá trị đại diện | 1,05 | 1,15 | 1,25 | 1,35 |
Số con lợn giống A | 8 | 28 | 32 | 17 |
Số con lợn giống B | 13 | 14 | 24 | 14 |
Cỡ mẫu nA=85.
Cân nặng trung bình của lợn con giống A là:
$\bar{x}_{A}=\frac{8⋅1,05+28⋅1,15+32⋅1,25+17⋅1,35}{85}\approx 1,218$ (kg)
Trung vị thuộc khoảng [1,2;1,3). Do đó: um=1,2; um+1=1,3; nm=32; C=36.
Vậy trung vị của cân nặng lợn con mới sinh giống A là:
$M_{e}(A)=1,2+\frac{\frac{85}{2}-36}{32}.(1,3-1,2)=\frac{781}{640}$
Đối với lợn con mới sinh giống B :
Cỡ mẫu n=65.
Cân nặng trung bình là $\bar{x}_{B}=1,21$ kg và trung vị là Me(B)=$\frac{587}{480}$ kg.
Ta có: 1,218>1,21 nên $\bar{x}_{A}>\bar{x}_{B}$,$\frac{781}{640}<\frac{587}{480}$ nên Me(A)<Me(B).
Nếu so sánh theo số trung bình thì cân nặng của lợn con mới sinh giống A lớn hơn giống B. Nếu so sánh theo trung vị thì cân nặng của lợn mới sinh giống A nhỏ hơn giống B.
b)
Gọi $x_{1}; x_{2};...;x_{85}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.
Tứ phân vị thứ nhất của dãy số liệu x1; x2; ...; x85 là $\frac{1}{2}(x_{21}+x_{22})$
Do x21 và x22 thuộc nhóm [1,1;1,2) nên $Q_{1}(A)=1,1+\frac{\frac{1.85}{4}-8}{28}.(1,2-1,1) \approx 1,15$.
Tứ phân vị thứ ba của dãy số liệu $x_{1}; x_{2};...;x_{85}$ là $\frac{1}{2}(x_{64}+x_{65})$
Do x64 và x65 thuộc nhóm [1,2;1,3)
=> $Q_{3}(A)=1,2+\frac{\frac{3.85}{4}-36}{32}.(1,3-1,2) \approx 1,29$.
Giống B :
Gọi $y_{1}; y_{2};...;y_{65}$ là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.
Tứ phân vị thứ nhất $Q_{3}=\frac{1}{2}(y_{16}+x_{17})$. Do y16 và y17 thuộc nhóm [1,1;1,2) nên $Q_{1}(B)=1,1+\frac{\frac{1.65}{4}-8}{13}.(1,2-1,1) \approx 1,123$.
Tứ phân vị thứ ba $Q_{3}=\frac{1}{2}(y_{49}+y_{50})$. Do y49 và y50 thuộc nhóm [1,2;1,3)
=> $Q_{3}(B)=1,2+\frac{\frac{3.65}{4}-27}{24}.(1,3-1,2) \approx 1,29$.