Hướng dẫn giải nhanh toán 11 KNTT bài 7: Cấp số nhân

Baivan.net sẽ đưa ra giải pháp nhanh chóng, rút ​​gọn chuẩn xác môn toán 11 bộ sách cánh kết nối tri thức bài 7: Cấp số nhân. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

1. ĐỊNH NGHĨA

Bài 1: Nhận biết cấp số nhân...

Hướng dẫn giải:

a) Năm số hạng đầu của dãy số đã cho là

$u_{1}$= 3 . $2^{1}$ = 6; $u_{2}$= 12; $u_{3}$ = 24; $u_{4}$ = 48; $u_{5}$ = 96. 

b) Ta có: $u_{n-1}$=3.$2^{n-1}$=$\frac{u_{n}}{2}$,

=> Hệ thức truy hồi liên hệ giữa un và $u_{n}$ –1 là: $u_{n}$=2.$u_{n-1}$

Bài 2: Dãy số không đổi...

Hướng dẫn giải:

Dãy số không đổi a, a, a, ... là một cấp số nhân với công bội q = 1.

Bài 3: Cho dãy số ($u_{n}$) với...

Hướng dẫn giải:

$\frac{u_{n}}{U_{n-1}}$=$\frac{2.5^{n}}{2.5^{n-1}}$=5 với mọi n≥2

Tức là $u_{5}$=5$u_{n-1}$ với mọi n≥2.

Vậy $u_{n}$ là một cấp số nhân với $u_{1}$= 2 . $5^{1}$ = 10 và công bội q = 5

2. SỐ HẠNG TỔNG QUÁT

Bài 1: Công thức số hạng tổng quát của cấp số nhân...

Hướng dẫn giải:

a) Ta có: $u_{2}$ = $u_{1}$ . q;

$u_{3}$ = $u_{2}$ . q = ($u_{1}$ . q) . q = $u_{1}$ . $q^{2}$; 

$u_{4}$ = $u_{3}$ . q = $u_{1}$ . $q^{3}$; 

$u_{5}$= $u_{4}$ . q = $u_{1}$ . $q^{3}$. 

b) Dự đoán công thức tính số hạng thứ n theo $u_{1}$ và q là $u_{n}$=$u_{1}$.$q^{n-1}$ với n≥2

Bài 2: Trong một lọ nuôi cấy vi khuẩn...

Hướng dẫn giải:

Số lượng vi khuẩn sau mỗi giờ tạo thành cấp số nhân với số hạng đầu $u_{1}$= 5 000 và công bội q = 1,08 và $u_{6}$ là số lượng vi khuẩn sau 5 giờ nuôi cấy.

Vậy sau 5 giờ thì số lượng vi khuẩn là 

$u_{6}$=$u_{1}$$q^{6-1}$≈7 347 (con)

3. TỔNG CỦA N SỐ HẠNG ĐẦU CỦA MỘT CẤP SỐ NHÂN

Bài 1: Xây dựng công thức tính tổng n số hạng đầu của cấp số nhân...

Hướng dẫn giải:

a) Ta có: $u_{2}$= $u_{1}$ . q; ...; 

$u_{n-1}$= $u_{1}$. $q^{(n-1)-1}$=$u_{1}$ . $q^{n-2}$; un= $u_{1}$.$q^{n-1}$

Do đó, $S_{n}$= $u_{1}$+$u_{1}$. q + ... + $u_{1}$ .  $q^{n-2}$+ $u_{1}$.$q^{n-1}$

b) Ta có: q . $S_{n}$=q . ($u_{1}$ +$u_{1}$ . q + ... + $u_{1}$ . $q^{n-2}$+$u_{1}$. $q^{n-1}$)

=>q . $S_{n}$=$u_{1}$ . q + $u_{1}$ . $q^{2}$ + ... + $u_{1}$ . $q^{n-1}$+$u_{1}$ . $q^{n}$ .

c) $S_{n}$ – q . $S_{n}$=($u_{1}$ +$u_{1}$ . q + … + $u_{1}$ . $q^{n-2}$+$u_{1}$. $q^{n-1}$) –($u_{1}$ . q + $u_{1}$ . q2 + ... + $u_{1}$ . $q^{n-1}$ + $u_{1}$ . $q^{n}$)   

⇒ 1 – q$S_{n}$ = $u_{1}$ – $u_{1}$ . $q^{n}$ 

⇒ 1 – q$S_{n}$= $u_{1}$(1 – $q^{n}$) 

⇒ $S_{n}$=$u_{1}$$\frac{1-q^{n}}{1-q}$ với q≠1. 

Bài 2: Nếu cấp số nhân có công bội q = 1...

Hướng dẫn giải:

Nếu cấp số nhân có công bội q=1 thì cấp số nhân là u1, u1, ..., u1,... Khi đó

$S_{n}$=$u_{1}$+$u_{1}$+ ... + $u_{1}$=n . $u_{1}$ (tổng của n số hạng u1).

Bài 3: Một nhà máy tuyển thêm công nhân vào...

Hướng dẫn giải:

Ta có: 3 năm = 12 quý 

+ Theo phương án 1:

Lương của công nhân trong quý 1 là: 5 . 3 = 15 (triệu đồng).

Từ quý thứ hai trở đi, lương sẽ tăng trong mỗi quý là 0,5 . 3 = 1,5 (triệu đồng).

Khi đó, lương mỗi quý của công nhân lập thành một cấp số cộng với số hạng đầu $u_{1}$=15 và công sai d=1,5. 

Sau 3 năm làm việc, lương của người nông dân là:

$S_{12}$=$\frac{12}{2}$=2$u_{1}$+(12-1)d =62.15+11.1,5=279(triệu đồng).

Lương của công nhân trong quý 1 là: 5 . 3=15 (triệu đồng).

Lương của quý tiếp theo bằng 105% lương mỗi quý liền trước đó. Khi đó, lương mỗi quý của công nhân lập thành một cấp số nhân với số hạng đầu u1'=15 và công bội q=1,05. 

Sau 3 năm làm việc, lương của người nông dân là:

$S_{12}$=$\frac{u_{1}(1-q^{12})}{1-q}$ ≈238,76 (triệu đồng).

Vậy theo phương án 1 thì tổng lương nhận được sau ba năm làm việc của người công nhân sẽ lớn hơn.

BÀI TẬP CUỐI SGK

Bài tập 2.15: Xác định công bội, số hạng thứ 5...

Hướng dẫn giải:

a) Cấp số nhân có số hạng đầu $u_{1}$= 1 và công bội là q =4.

Số hạng thứ 5 là $u_{5}$= $u_{1}$ . $q^{5-1}$=1 . $4^{4}$= 256.

Số hạng thứ 100 là $u_{100}$=$4^{100-1}$=$4^{99}$

b) Cấp số nhân có số hạng đầu $u_{1}$=2 và công bội là: q=-$\frac{1}{4}$

Số hạng thứ 5 là $u_{5}$=$u_{1}$.$q^{5-1}$=2.$(-\frac{1}{4})^{4}$=$\frac{1}{128}$

Số hạng thứ 100 là $u_{100}$=2.$(-\frac{1}{4})^{100-1}$=-$\frac{1}{2^{197}}$

Bài tập 2.16: Viết năm số hạng đầu của dãy số...

Hướng dẫn giải:

a) Năm số hạng đầu của dãy số là: 

$u_{1}$= 5.1 = 5; $u_{2}$= 10; $u_{3}$= 15; $u_{4}$= 20; $u_{5}$= 25

Với n≥2 ta có $\frac{u_{n}}{u_{n-1}}$=1+$\frac{1}{n+1}$ luôn thay đổi.

Do đó, dãy số ($u_{n}$) không là cấp số nhân.

b) Năm số hạng đầu của dãy số là: 

$u_{1}$= 5; $u_{2}$ = 25; $u_{3}$=125; $u_{4}$= 625; $u_{5}$= 3 125;

Với mọi n≥2 ta có $\frac{u_{n}}{u_{n-1}}$ = 5

Tức là $u_{n}$=5$u_{n-1}$ với mọi n≥2.

Do đó, ($u_{n}$) là cấp số nhân với số hạng đầu $u_{1}$= 5, công bội q = 5 

c) Năm số hạng đầu của dãy số là: 

$u_{1}$ = 1; $u_{2}$= 2.$u_{1}$  = 2;  $u_{3}$ = 6; $u_{4}$ = 24; $u_{5}$= 120

Ta có: $u_{n}$=n$u_{n-1}$, => $\frac{u_{n}}{u_{n-1}}$=n luôn thay đổi với mọi n≥2.

Vậy dãy số ($u_{n}$) không là cấp số nhân. 

d) Năm số hạng đầu của dãy số là:  

$u_{1}$ = 1; $u_{2}$= 5.$u_{1}$ = 5;  $u_{3}$ = 25; $u_{4}$ = 125; $u_{5}$=625

Ta có: $u_{n}$=5$u_{n-1}$=> $\frac{u_{n}}{u_{n-1}}$=5 với mọi n≥2.

Vậy dãy số ($u_{n}$) là cấp số nhân với số hạng đầu $u_{1}$=1, công bội q=5 

Bài tập 2.17: Một cấp số nhân có số hạng thứ 6 bằng...

Hướng dẫn giải:

Giả sử cấp số nhân có số hạng đầu u1 và công bội q. Ta có:

$u_{6}$ =$u_{1}$.$q^{6-1}$=$u_{1}$.$q^{5}$=96

và $u_{3}$=$u_{1}$.$q^{3-1}$=u1.$q^{2}$=12

Do đó: $\frac{u_{6}}{u_{3}}$ = $\frac{u_{6}.q^{5}}{u_{3}.q^{2}}$= $q^{3}$=$\frac{96}{12}$=8→q=2

=> $u_{1}$.$q^{2}$=12  ⬄ $u_{1}$.$2^{2}$=12→$u_{1}$=3

Vậy số hạng thứ 50 của cấp số nhân là

$u_{50}$=$u_{1}$.$q^{50-1}$=3.$2^{49}$

Bài tập 2.18: Một cấp số nhân có số hạng đầu bằng 5 và công sai bằng 2...

Hướng dẫn giải:

Cấp số nhân có số hạng đầu $u_{1}$=5 và công bội q=2.

Ta có: $S_{n}$=$\frac{u_{1}(1-q^{n})}{1-q}$=5 115.

⟺1-$2^{n}$=-1 023⟺$2^{n}$=1 024⟺n=10.

Vậy ta phải lấy tổng của 10 số hạng đầu của cấp số nhân đã cho.

Bài tập 2.19: Một công ty xây dựng mua một chiếc máy ủi với giá 3 tỉ đồng...

Hướng dẫn giải:

Giá trị của chiếc máy ủi sau mỗi năm sử dụng lập thành một cấp số nhân với số hạng đầu $u_{1}$=3 và công bội q=0,8.

Vậy sau 5 năm sử dụng giá trị của chiếc máy ủi là

$u_{5}$=$u_{1}$.$q^{5-1}$=3.$0,8^{4}$ (tỉ đồng) =1 228 800 000 (đồng).

Bài tập 2.20: Vào năm 2020, dân số của một quốc gia là khoảng...

Hướng dẫn giải:

Như vậy, dân số của quốc gia đó sau mỗi năm lập thành một cấp số nhân với số hạng đầu u1=97 và công bội q=1,0091

Dân số của quốc gia đó vào năm 2030 chính là dân số của quốc gia sau 10 năm kể từ năm 2020 là:

$u_{11}$=$u_{1}$.$q^{11-1}$≈106,2(triệu người)

Bài tập 2.21: Một loại thuốc được dùng mỗi ngày một lần...

Hướng dẫn giải:

Lượng thuốc (tính bằng mg) trong máu của bệnh nhân sau mỗi ngày dùng thuốc lập thành một cấp số nhân với số hạng đầu u1=50 và công bội q=$\frac{1}{2}$.

Tổng lượng thuốc trong máu sau khi dùng thuốc 10 ngày liên tiếp là

$S_{10}$=$\frac{u_{1}(1-q^{10})}{1-q}$=$\frac{25575}{256}$= 99,902 (mg).

Tìm kiếm google: Hướng dẫn giải nhanh toán 11 Kết nối tri thức, giải toán 11 tập 1 KNTT, giải SGK toán 11 KNTT bài 7: Cấp số nhân

Xem thêm các môn học

Giải toán 11 KNTT mới

Toán 11 kết nối tri thức tập 1

CHƯƠNG I. HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC

CHƯƠNG II. DÃY SỐ. CẤP SỐ CỘNG VÀ CẤP SỐ NHÂN

CHƯƠNG III. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM CỦA MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM

Toán 11 kết nối tri thức tập 2

CHƯƠNG VI. HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT

CHƯƠNG VII. QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com