Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10. OXIDE
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực khoa học tự nhiên:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra một số hình ảnh và đặt vấn đề:
“ Người ta thường sử dụng vôi sống (CaO) để khử chua đất.”
“Ngoài ra vôi sống còn được sử dụng để làm vôi vữa, sản xuất xi măng”
“Carbon dioxide (CO2) có trong bình cứu hỏa có tác dụng dập tắt đám cháy. Ngoài ra CO2 đông đá (nước đá khô) được dùng để bảo quản thức ăn.”
“Vôi sống (CaO), carbon dioxide (CO2) đều là hợp chất oxide. Vậy oxide là gì, chúng có tính chất hóa học và ứng dụng như thế nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS chưa yêu cầu tính chính xác, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được oxide là gì, chúng có tính chất hóa học và ứng dụng như thế nào, chúng ta tìm hiểu thông qua - Bài 10. Oxide.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và cách phân loại oxide
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu bảng 10.1, yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, thảo luận hoàn thành hoạt động trong sgk trang 44. Bảng 10.1
- GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động nhóm 4, đọc nội dung mục I sgk nêu + Phân loại oxide theo tính chất hóa học + Cách đọc tên của oxide + Trả lời câu hỏi mục I sgk trang 45. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Nhóm HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi, yêu cầu GV đưa ra. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức |
- Đáp án hoạt động sgk trang 39:
- Phân loại oxide theo tính chất hóa học: + Oxide acid + Oxide base + Oxide lưỡng tính + Oxide trung tính - Cách gọi tên oxide: + Với nguyên tố chỉ có 1 hóa trị: Tên gọi: tên nguyên tố + oxide + Với nguyên tố có nhiều hóa trị: Tên gọi: Tên nguyên tố + hóa trị + oxide + Với oxide của phi kim nhiều hóa trị: Tên gọi: (Tiền tố nguyên tử của nguyên tố) Tên nguyên tố + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxygen) oxide. Tiền tố: 1: mono 2: di 3: tri 4: tetra 5: penta... - Đáp án câu hỏi mục I sgk trang 45:
Aluminium oxide (oxide kim loại)
Diphosphorus pentaoxide (Oxide phi kim)
Sulfur dioxide (Oxide phi kim)
magnesium oxide (Oxide kim loại) |
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của oxide
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành các nhóm 5-6 HS thực hành hoặc chiếu video thí nghiệm: “ Tìm hiểu tính chất hóa học của oxide acid” -Chuẩn bị: dung dịch hydrochloric acid HCl 0,1 M, thìa lấy hóa chất, ống thủy tinh hình chữ L, nút cao su, ống nghiệm (1) đựng khoảng 1 gam đá vôi (CaCO3) đã đập nhỏ, ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong Ca(OH)2. - Tiến hành: Cho vào ống nghiệm (1) khoảng 3 ml dung dịch hydrochloric acid 0,1 M để điều chế khí carbondioxide, đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống thủy tinh hình chữ L xuyên qua. Dẫn khí carbon dioxide vào ống nghiệm (2). Quan sát. HS thực hiện các yêu cầu sau: + Nêu hiện tường xảy ra khi mới dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong và khi dẫn khí carbon dioxide vào nước trong một khoảng thời gian. + Nhận xét về sản phẩm khi cho oxide acid tác dụng với base. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi mục II.1 sgk trang 46. - GV chia lớp thành các nhóm 5-6 HS thực hành hoặc chiếu video thí nghiệm: “ Tìm hiểu tính chất hóa học của oxide base” - Chuẩn bị: bột CuO, dung dịch H2SO4 loãng, thìa hóa chất, ống nghiệm. - Tiến hành: Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ CuO, thêm khoảng 3ml dung dịch H2SO4, lắc đều ống nghiệm và quan sát. HS thực hiện các yêu cầu sau: + Nêu hiện tượng của thí nghiệm và giải thích. + Nhận xét về sản phẩm khi cho oxide base tác dụng với acid. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi tìm hiểu tính chất của oxide lưỡng tính, oxide trung tính và trả lời câu hỏi mục II.4 sgk trang 47. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hành theo nhóm và trả lời các câu hỏi, yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức | II. Tính chất hóa học 1. Oxide acid - Đáp án hoạt động “ Tìm hiểu tính chất hóa học của oxide acid”: Dẫn khí carbon dioxide vào dung dịch nước vôi trong thì dung dịch bị vẩn đục do tạo thành kết tủa trắng calcium carbonate. PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 +H2O Sau một khoảng thời gian, dung dịch trong trở lại do CO2 hòa tan kết tủa trên. PTHH: CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2 Nhận xét: Oxide acid tác dụng với base tạo thành muối và nước. - Đáp án câu hỏi mục II.1 sgk trang 46: Tính chất hóa học của sulfur dioxide: tác dụng với base tạo muối và nước. 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O 2. Oxide base - Đáp án hoạt động “ Tìm hiểu tính chất hóa học của oxide base”: Bột CuO màu đen, tan trong dung dịch H2SO4 loãng tạo dung dịch màu xanh da trời: CuO + H2SO4 → MgCl2 + H2O Nhận xét: Oxide base tác dụng với acid tạo thành muối và nước.
- Oxide lưỡng tính tác dụng được với cả dung dịch acid, dung dịch base tạo thành muối và nước. Một số oxide lưỡng tính thường gặp như: Al2O3, ZnO,..
- Oxide trung tính (oxide không tạo muối) không tác dụng với dung dịch acid và dung dịch base. VD: CO, NO,... - Đáp án câu hỏi mục II.4 sgk trang 47.
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O Tính chất hóa học của oxide acid (SO2): tác dụng với base tạo thành muối và nước: SO2+ 2NaOH → Na2SO3 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O b) Các oxide tác dụng với NaOH là oxide acid: SO3, CO2. SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O Oxide trung tính: CO. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác