Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 40. SINH SẢN Ở NGƯỜI
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án :Nhờ quá trình sinh sản mà con người có thể duy trì nòi giống
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hệ sinh dục
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | |||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 quan sát hình 40.1 và 40.2, đọc thông tin trong sgk, hoàn thiện bảng sau:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi 2 mục I sgk trang 166. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
- Hệ sinh dục có chức năng duy trì nòi giống thông qua sinh sản. - Hệ sinh dục nam: sản sinh ra tinh trùng - Hệ sinh dục nữ: sản sinh ra trứng, bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi cho đến khi sinh ra.
- - Đáp án bảng chức năng của các cơ quan sinh dục nam, nữ đính dưới hoạt động 1. - Đáp án câu hỏi 2 mục I sgk trang 166: Nhiệt độ thích hợp cho việc sinh tinh trùng là 33-34oC, tinh hoàn nằm trong bìu ( ngoài ổ bụng) sẽ có điều kiện nhiệt độ phù hợp cho việc sản sinh tinh trùng.
- Hệ sinh dục có chức năng duy trì nòi giống thông qua quá trình sinh sản. - Cơ quan sinh dục nam gồm 2 tinh hoàn nằm trong bìu, ống dẫn tinh, túi tinh, ống đái, dương vật. - Cơ quan sinh dục nữ gồm hai buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo. |
Hệ sinh dục | Các cơ quan chính | Chức năng |
Hệ sinh dục nam | Tinh hoàn | Sản sinh ra tinh trùng, tiết hormone sinh dục nam. |
Mào tinh | Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo. | |
Ống dẫn tinh | Đường dẫn tinh trùng di chuyển đến túi tinh. | |
Túi tinh | Chứa và nuôi dưỡng tinh trùng. | |
Tuyến tiền liệt, tuyến hành | Tiết dịch nhờn. | |
Hệ sinh dục nữ | Buồng trứng | Sản sinh trứng, tiết hormone sinh dục nữ. |
Phễu dẫn trứng, ống dẫn trứng | Phễu dẫn trứng hứng và đưa trứng rụng di chuyển đến ống dẫn trứng, tại đây có thể diễn ra quá trình thụ tinh. | |
Tử cung | Nơi nuôi dưỡng thai nhi phát triển. | |
Âm đạo | Nơi tiếp nhận tinh trùng và đường ra của trẻ khi sinh. | |
Tuyến tiền đình | Tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu thụ tinh và thụ thai.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu nhóm đôi HS quan sát hình 40.3, đọc nội dung trong sgk và đưa ra khái niệm thụ tinh, thụ thai. - GV yêu cầu nhóm đôi HS thảo luận trả lời câu hỏi mục II sgk trang 166. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi đầy đủ vào vở. |
- Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
- Thụ thai là quá trình phôi di chuyển đến tử cung và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ. - Đáp án câu hỏi mục II sgk trang 166: + Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử, quá trình này thường diễn ra ở vị trí 1/3 ống dẫn trứng (về phía buồng trứng). Hợp tử hình thành di chuyển đến tử cung, vừa di chuyển vừa phân chia tạo thành phôi. + Thụ thai là hiện tượng phôi di chuyển đến tử cung và bám được vào niêm mạc tử cung để làm tổ.
Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử. Sự thụ thai xảy ra khi phôi làm tổ được ở tử cung. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng kinh nguyệt và các biện pháp tránh thai
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, nêu khái niệm hiện tượng kinh nguyệt và trả lời câu hỏi mục III.1 sgk trang 167. - GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận nêu nguyên tắc của tráng thai và trả lời các câu hỏi phần hoạt động mục III.2 sgk trang 167. - GV chiếu video thực trạng và hậu quả của nạo phá thai ở tuổi vị thành niên và nhấn mạnh tác hại của việc có thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên để HS nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ bản thân: Link video: https://www.youtube.com/watch?v=hIXUtZMDMZc Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
1. Hiện tượng kinh nguyệt - Hiện tượng kinh nguyệt là hiện tượng nếu trứng không được thụ tinh thì sau 14 ngày kể từ ngày rụng trứng, thể vàng bị tiêu giảm kéo theo giảm nồng độ hormone progesterone làm cho lớp niêm mạc bong ra, gây đứt mạch máu và chảy máu. - Đáp án câu hỏi mục III.1 sgk trang 167: + Ở giai đoạn bắt đầu chu kì kinh nguyệt (khoảng ngày 1 đến ngày 5 của chu kì), lớp niêm mạc tử cung bị bong ra → lớp niêm mạc tử cung mỏng dần. Ý nghĩa: Niêm mạc tử cung có vai trò quan trọng khi thụ thai, vì đây là nơi làm tổ của trứng sau khi đã thụ tinh. Niêm mạc tử cung quá dày hoặc mỏng quá cũng là yếu tố bất lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Do đó, sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt đảm bảo niêm mạc có độ dày thích hợp cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Trong đó, sự tăng độ dày niêm mạc sau giai đoạn hành kinh tạo cho niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng, sẵn sàng cung cấp cho trứng được thụ tinh khi di chuyển vào làm tổ trong buồng tử cung. 2. Các biện pháp tránh thai. - Nguyên tắc của tránh thai là: + Ngăn không cho trứng chín và rụng + Tránh không cho tinh trùng gặp trứng + Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. - Đáp án hoạt động mục III.2 sgk trang 167: Câu 1: Cần sử dụng biện pháp tránh thai trong trường hợp có quan hệ tình dục nhưng không muốn mang thai, không muốn bị lây bệnh qua đường sinh dục. Các biện pháp này giúp nữ giới tránh được việc mang thai ngoài ý muốn và nhiễm các bệnh lây truyền qua đường sinh dục. Câu 2: Bảng đính dưới hoạt động 3 Câu 3: Tránh quan hệ tình dục ở tuổi HS, giữ gìn tình bạn trong sáng, lành mạnh, không ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập và hạnh phúc trong tương lai. |
Biện pháp tránh thai | Tác dụng |
Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày | Ngăn cản quá trình rụng trứng |
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp | Ngăn không cho phôi làm tổ ở tử cung |
Sử dụng bao cao su | Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng |
Sử dụng que cấy tránh thai | Ngăn cản quá trình rụng trứng |
Sử dụng dụng cụ tử cung ( vòng tránh thai) | Ngăn không cho phôi làm tổ ở tử cung |
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục và bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, đọc thông tin mục IV.1 và hoàn thành bảng sau:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, trả lời các câu hỏi phần hoạt động mục IV.1 sgk trang 168. - GV yêu cầu HS hoạt đông nhóm 4 trả lời câu hỏi mục IV.2 sgk trang 168. - GV giới thiệu phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thông qua mục mở rộng sgk trang 169. - GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện hoạt động: “ Điều tra hiểu biết của HS về sức khỏe sinh sản vị thành niên” Nhiệm vụ: Tiến hành điều tra trong trường học hiểu biết của các bạn về sức khỏe sinh sản vị thành niên theo mẫu bảng 40.2 sgk Từ kết quả điều tra, em hãy cùng bạn xây dựng nội dung tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
- Bảng đính dưới hoạt động 4. - Đáp án câu hỏi phần hoạt động mục IV.1 sgk trang 168: Câu 1: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục có thể gây những hậu quả nghiêm trọng như tổn thương các cơ quan trong cơ thể, vô sinh, suy giảm miễn dịch Câu 2: Biện pháp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh dục: + Thủy chung một vợ 1 chồng + Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. + Tiêm phòng vaccine như viêm gan B, ung thư cổ tử cung,… + Không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm,…
- Đáp án câu hỏi mục IV.2 sgk trang sgk trang 168: Câu 1: Bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên giúp trẻ vị thành niên có hệ sinh dục khỏe mạnh, không mắc các bệnh đường sinh dục, không mang thai ngoài ý muốn,.. Từ đó, trẻ có sức khỏe tốt, tập trung học tập để có tương lai tốt đẹp hơn. Câu 2: vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ bản thân: + Vệ sinh hệ sinh dục hằng ngày để tránh viêm nhiễm. + Biết cách phòng tránh các bênh lậu truyền qua đường sinh dục. + Biết các biện pháp tránh thai và tác dụng của mỗi biện pháp, sử dụng trong trường hợp cần thiết. - Thụ tinh trong ống nghệm là kĩ thuật hỗ trợ sinh sản cho những cặp vợ chồng không có khả năng sinh sản tự nhiên. - Quy trình: - HS tiến hành điều tra và nộp báo cáo vào tiết học sau. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác