Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực khoa học tự nhiên:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
“Bằng cách nào có thể tính được lượng chất tham gia và lượng chất sản phẩm trong một phản ứng hóa học?”
VD: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch HCl thì xảy ra phản ứng hóa học sau:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Cần dùng bao nhiêu mol Fe để thu được 1,5 mol H2?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những cách để tính lượng chất thông qua phương trình hóa học
- GV chưa yêu cầu tính đúng sai cho các câu trả lời của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được cách tính lượng chất tham gia và lượng chất sản phẩm chúng ta tìm hiểu thông qua bài học: Bài 6, Tính theo phương trình hóa học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách tính lượng chất trong phương trình hóa học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV biểu diễn thí nghiệm Fe + HCl và nêu vấn đề: “Ta có thể dùng cân để cân được khối lượng của FeCl2 sinh ra nhưng sẽ rất khó khăn để cân được khối lượng khí H2 sinh ra vì chúng có khối lượng nhỏ và sẽ bay đi sau phản ứng. Tuy nhiên bằng cách tính theo PTHH ta có thể tính được lượng khí H2 sinh ra hay khối lượng sắt ban đầu.” - GV hướng dẫn HS cách tính số mol chất tham gia trong phản ứng thông qua ví dụ mục I.1 sgk. - GV hướng dẫn HS cách tính lượng chất sản phẩm trong phản ứng thông qua ví dụ mục I.2 sgk. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, trả lời câu hỏi mục I sgk trang 29 và đưa ra kết luận cách tính được lượng chất trong PTHH. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Nhóm HS theo dõi 2 ví dụ GV đưa ra và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức |
- Ví dụ mục I,1: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch HCl thì xảy ra phản ứng hóa học sau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Cần dùng bao nhiêu mol Fe để thu được 1,5 mol H2? Bài giải Theo phương trình hóa học: 1 mol Fe tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol H2. Vậy: 1,5 mol Fe ……………………………… Số mol Fe cần dùng để thu được 1,5 mol H2 là 1,5 mol.
- Ví dụ mục I.2: Hòa tan hết 0,65 gam Zn trong dung dịch HCl 1M, phản ứng xảy ra như sau: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 Tính khối lượng muối zinc chloride (ZnCl2) tạo thành sau phản ứng. Bài giải Theo phương trình hóa học: 1 mol Zn tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol ZnCl2. Vậy 0,01 mol Zn…………………………… Khối lượng zinc chloride tạo thành sau phản ứng là: m = n.M = 0,01. (65,0+35,5.2) = 1,36 (g) - Đáp án câu hỏi mục I sgk trang 29
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 PTHH: 1 mol 1 mol Phản ứng: 0,01 mol 0,01 mol Thể tích khí H2 thu được ( ở 25oC, 1 bar) là: V= 0,01.24,79 = 0,2479 (L)
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 PTHH: 1mol 1 mol Phản ứng: 0,02 mol 0,02 mol Thể tích khí H2 thu được là: V= 0,02. 24,79= 0,4958 (L) Kết luận: Dựa vào phương trình hóa học, khi biết lượng một chất đã pahnr ứng hoặc lượng chất tạo thành, tính được lượng các chất còn lại. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiệu suất phản ứng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu về hiệu suất phản ứng thông qua ví dụ mục II.1 sgk trang 29 và một vài ví dụ khác. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi mục II.1 sgk trang 29. - GV giới thiệu công thức tính hiệu suất của phản ứng. - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc các ví dụ sgk trang 30 và dựa vào các công thức tính hiệu suất để trả lời câu hỏi mục II.2 sgk trang 30 theo 2 cách. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hành theo nhóm và trả lời các câu hỏi, yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức |
- VD sgk trang 29: Xét phản ứng khi đốt cháy 1 mol Carbon: C + O2 to→ CO2 Theo phương trình hóa học: Nếu 1 mol C cháy hết, thu được 1 mol CO2 thì hiệu suất phản ứng đạt 100%. Tuy nhiên, trong thực tế số mol CO2 thu được thường nhỏ hơn 1 mol. Xét phản ứng trong trường hợp tổng quát: Chất phản ứng → Sản phẩm - VD khác: + Khi nung 1 mol đá vôi ( có thành phần CaCO3): CaCO3 to→ CaO + CO2 Lượng CaO thu được là một số nhỏ hơn 1 mol vì thực tế trong đá vôi còn chứa tạp chất, thời gian phản ứng chưa đủ lâu,.. + Phản ứng của một số hợp chất hữu cơ thường không xảy ra hoàn toàn, nhiều phản ứng phụ,… * Với hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%, khi đó: - Lượng chất phản ứng dùng trên thực tế sẽ lớn lơn lượng tính theo phương trình hóa học (theo lý thuyết) - Lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương trình hóa học. - Đáp án câu hỏi mục II.1 sgk trang 29: + Khi nhiệt phân 1 mol KClO3 thì thu được số mol O2 nhỏ hơn 1,5 mol. + Để thu được 0,3 mol O2 thì cần số mol KClO3 lớn hơn 0,2 mol.
Hiệu suất của phản ứng được tính theo công thức: H= m'm.100 (%) Trong đó: m’ : khối lượng chất sản phẩm thực tế m: khối lượng chất theo sản phẩm lý thuyết Hoặc ta có thể tính theo công thức: H= n'n.100 (%) Trong đó: n’ : số mol chất sản phẩm thực tế m: số mol chất sản phẩm lý thuyết - Đáp án câu hỏi mục II.2 sgk trang 30: Cách 1: Số mol CaCO3 là 0,1 mol PTHH: CaCO3 to→ CaO + CO2 Tỉ lệ: 1mol 1mol Phản ứng: 0,1mol 0,1mol Khối lượng CaO thu được theo phương trình phản ứng là: 0,1 . 56 = 5,6 (g) Thực tế, khối lượng CaO thu được là: 5,6 . 80100 = 4,48 (g) Cách 2: Thực tế khối lượng CaCO3 phản ứng là 10 . 80100 = 0,8 (g) Số mol CaCO3 phản ứng là 0,08 mol. PTHH: CaCO3 to→ CaO + CO2 Tỉ lệ: 1mol 1mol Phản ứng: 0,08mol 0,08mol Theo phương trình phản ứng, khối lượng CaO tạo thành là: 0,08.56 = 4,48 (g). |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác