Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 47: Bảo vệ môi trường

Soạn mới Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức bài Bảo vệ môi trường. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 47. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

 

  • MỤC TIÊU
  • Kiến thức

 

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên và vai trò của con người trong bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên.
  • Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. Trình bày được một số nguyên nhân hạn chế ô nhiễm môi trường.
  • Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng.
  • Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Điều tra được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.

 

  • Năng lực

 

Năng lực chung:

 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn vè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

 

Năng lực riêng: 

 

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên và vai trò của con người trong bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên; nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. 
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Điều tra được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.
  • Năng lực vận dụng  kiến thức, kĩ năng đã học: Giải các bài tập vận dụng liên quan đến bảo vệ môi trường.
  • Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thứ với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC

 

  1. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh hoặc video có liên quan đến bảo vệ môi trường.
  1. Đối với học sinh

 

  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đén nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  • Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  • Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu. 
  • Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
  • Tổ chức thực hiện:

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi: “Năng 1972, lần đầu tiên liên hợp quốc tổ chức hội nghị về Môi trường con người phản ánh tính cấp bách đối với một số vấn đề môi trường trên toàn cầu. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa như thế nào ? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đấu.

 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

 

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Môi trường sống của con người đang bị đe dọa như thế nào ? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 47. Bảo vệ môi trường.

 

  • HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội

 

  • Mục tiêu: Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên và vai trò của con người trong bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên.
  • Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
  • Sản phẩm: Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội: nguyên thủy, nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp.
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu tác động của con người đối với môi trường thời kì nguyên thủy.





- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi mục I.2 sgk trang 191.

















- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nêu tác động của con người đối với môi trường thời kì xã hội công nghiệp, hậu công nghiệp và trả lời câu hỏi hoạt động mục I sgk trang 192.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  • Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội
  • Thời kì nguyên thủy

- Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hái lượm và săn bắt thú.

  • Thời kì xã hội nông nghiệp

- Con người biết trồng cây và chăn nuôi.

- Đáp án câu hỏi mục I.2 sgk trang 191:

  • Tác động đến môi trường không lớn.
  • Thường tác động đến một khoảng không gian rộng lớn, thay thế các hệ sinh thái tự nhiên bằng các hệ sinh thái nhân tạo.
  • Làm đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng vid mục đích của con người, nhưng vật nuôi, cây trồng có thể bị suy giảm hoặc mất một số đặc điểm sinh học nào đó liên quan đến sinh sản hoặc khả năng tự vệ.
  • Cung cấp nước hợp lí cho các hệ sinh thái nông nghiệp, tiết kiệm nước.
  • Thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp

- Con người đã bắt đầu cơ giới hóa sản xuất vào các loại máy móc, nguồn nguyên, nhiên, vật liệu như sắt, than đá,… và năng lượng mới.

- Từ nửa sau thế kỉ XX, điện tử, công nghê thông tin, Cách mạng 4.0 được ứng dụng để tự động hóa sản xuẩ hàng hóa với số lượng lớn.

- Đáp án câu hỏi hoạt động mục I sgk trang 192:

Câu 1: Tác động của hoạt động trồng trọt lên môi trường qua các thời kì phát triển xã hội:

- Thời kì nguyên thủy: Con người sống hòa đồng với thiên nhiên

- Thời kì xã hội công nghiệp: Con người biết trồng cây lương thực và chăn nuôi; hoạt động trồng trọt và chăn nuôi có thể dẫn tới việc chặt phá , đốt rừng.

- Thời kì cách mạng công nghiệp: Con người cơ giới hóa sản xuất, các loại máy móc đã tác động mạnh mẽ tới môi trường, làm biến đổi môi trường sống một cách nhanh chóng.

Câu 2: 

* Một số hoạt động của con người trong các thời kì phát triển xã hội gây ô nhiễm môi trường:

+ Phá rừng làm nương, rẫy, du canh, du cư

+ Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật

+ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp

+ Sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật.
* Một số hoạt động của con người trong các thời kì phát triển xã hội có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường:

+ Quy hoạch

+ Bảo vệ thiên nhiên

+ Bảo vệ môi trường sống

+ Thay đổi công nghệ để sử dụng hợp lí

+ Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

+ Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường sống,…

  • Kết luận:

- Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, tác động của con người đến môi trường ngày càng lớn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ô nhiễm môi trường

 

  • Mục tiêu: Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. Trình bày được một số nguyên nhân hạn chế ô nhiễm môi trường.
  • Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
  • Sản phẩm: Khái niệm ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc nội dung sgk, nếu khái niệm ô nhiễm môi trường.







- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 theo kĩ thuật khăn trải bàn, nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và trả lời câu hỏi mục II sgk trang 193.











































- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi hoạt động mục II.3 sgk trang 193. 


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  • Ô nhiễm môi trường
  • Khái niệm ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

  • Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
  • Ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động công nghiệp sinh hoạt

- Các khí thải từ hoạt động công nghiệp có ảnh hưởng không tốt đến cơ thể sinh vật và gây hiệu ứng nhà kính

  • Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật

- Các hóa chất bảo vệ thực vật góp phần tăng năng suất cây trồng nhưng có hại cho sức khỏe con người, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái nếu sử dụng không đúng cách.

  • Ô nhiễm do các chất phóng xạ.

- Các chất phóng xạ gây biến đổi vật chất di truyền ở người và các loài sinh vật, làm phát sinh một số bệnh, tật di truyền.

  • Ô nhiễm do ví inh vật gây bệnh.

- VSV gây bệnh cho con người và động vật từ các chất thải như phân động vật, rác, nước thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,… không được thu gom và xử lí đúng cách.

- Đáp án câu hỏi mục II sgk trang 193: 

Câu 1: Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

  • Phun thuốc trừ sâu
  • Khí thải các nhà máy
  • Nước thải sinh hoạt, nước thải nhà máy
  • Rác thải từ lốp ô tô

Câu 2: Hoạt động tại trường học, gia đình và địa phương em có thể gây ô nhiễm môi trường là: 

+  Đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, dầu khí, khí đốt) trong các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất.

+ Sử dụng không đúng cách thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

+ Không xử lí các chất thải nông nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản, y tế, các chất thải trong các hộ gia đình.

+ Vứt rác không đúng nơi quy định

Sử dụng quá nhiều túi nilon.

  • Một số biện pháp bảo vệ môi trường

- Đáp án câu hỏi hoạt động mục II.3 sgk trang 193:

Câu 1: Bảng đính dưới hoạt động

Câu 2: Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương:

  • Giữ gìn cây xanh
  • Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
  • Rút các phích khỏi ổ cắm
  • Sử dụng năng lượng sạch
  • Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle)
  • Giảm sử dụng túi nilong
  • Tận dụng ánh sáng mặt trời,...

Việc phân loại rác thải vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn hết chính là giảm được nguồn rác thải ra môi trường. Nếu các gia đình luôn có ý thức phân loại rác thải sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch hơn.

 

Môi trường ô nhiễm

Biểu hiện

Nguyên nhân

Môi trường nước

Nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ,...), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết

- Do quá trình tăng dân số

- Do rác thải trong sinh hoạt

- Do các điều kiện của tự nhiên: Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,…

- Do quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp

do quá trình đô thị hóa

Môi trường đất

Đất bị khô cằn, có màu xám hoặc đỏ không đồng đều, xuất hiện những hạt sỏi có lỗ hoặc các hạt màu trắng trong đất.

- Biến đổi tự nhiên

- Canh tác nông nghiệp, Sản xuất công nghiệp, Đô thị hóa

- Do rác thải trong sinh hoạt

Môi trường không khí

Sự thay đổi của các thành phần trong không khí như khói, bụi, hơi và một số loại khí lạ xâm nhập vào không khí.

- Canh tác nông nghiệp, Sản xuất công nghiệp, Đô thị hóa

- Do rác thải trong sinh hoạt

- Do phương tiện giao thông

do các điều kiện của tự nhiên: Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,…

Hoạt động 3: Tìm hiểu biến đổi khí hậu

 

  • Mục tiêu: Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng.
  • Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
  • Sản phẩm: Khái niệm biến đổi khí hậu, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng.
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, đọc nội dung trong sgk, nêu khái niệm biến đổi khí hậu và đưa ra các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, trả lời câu hỏi mục III sgk trang 196.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Biến đổi khí hậu

1. Khái niệm 

- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mua,.. giữa các giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ.

- Tác động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu.

2. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Chủ động xây dựng đê điều kiên cố

- Trồng rừng phòng hộ chắn sóng, chống xói lở ở bờ biển

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

- Xây nhà chống lũ.

- Đáp án câu hỏi mục III sgk trang 196:

+ Khắc phục hạn chế và tác hại của biến đổi khí hậu

+ Tận dụng được các điều kiện thuận lợi do biến đổi khí hậu.

Hoạt động 4: Tìm hiểu bảo vệ động vật hoang dã

 

  • Mục tiêu: Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
  • Sản phẩm: Tác hại của suy giảm số lượng động vật hoang dã và các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã.
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận giải thích tại sao chúng ta cần phải bảo vệ động vật hoang dã và đưa ra các biện pháp bảo vệ đông vật hoang dã.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

IV. Bảo vệ động vật hoang dã

- Mỗi loài sinh vật là một mắt xích trong hệ sinh thái, nếu một loài bị biến mất sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái, làm giảm đa dạng nguồn gene, giảm đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái.

- Các biện pháp bảo vệ:

+ Bảo vệ môi trường sống 

+ Giữ gìn thiên nhiên hoang dã

+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia

+ Ngăn chặn săn bắn và mua bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng,…

 

  • HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  • Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về bảo vệ môi trường.
  • Nội dung: Cá nhân HS làm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ động vật hoang dã.
  • Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
  • Tổ chức thực hiện:

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Câu 1: Chọn phát biểu sai về ô nhiễm môi trường

  1. Ô nhiễm môi trường chỉ do hoạt động của con người gây ra.
  2. Ô nhiễm môi trường có thể do một số hoạt động của tự nhiên.
  3. Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới toàn bộ hệ sinh thái và sức khỏe con người.
  4. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển.

 

Câu 2: Hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm không khí?

  1. Sản xuất công nghiệp
  2. Phun thuốc trừ sâu
  3. Vứt rác bừa bãi
  4. Chặt phá rừng

 

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm khí thải là

  1. do hoạt động phun trào của núi lửa
  2. do quá trình đốt cháy nguyên liệu
  3. do hoạt động hô hấp ở thực vật
  4. do lũ lụt

 

Câu 4: Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là

  1. khai thác khoáng sản
  2. phục hồi và trồng rừng mới
  3. xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp
  4. đốt rừng lấy đất trồng trọt

 

Câu 5: Thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại nào?

  1. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
  2. Thuộc trừ sâu, thuốc diệt nấm gây bệnh.
  3. Thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh.
  4. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh.

 

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển.
  2. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là do các chất thải như phân rác, nước thải sinh hoạt… không được thu gom và xử lí đúng cách.
  3. Hoạt động đun nấu trong gia đình không gây ô nhiễm không khí.
Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 47: Bảo vệ môi trường

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 8 kết nối mới, soạn giáo án KHTN 8 mới KNTT bài Bảo vệ môi trường, giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối

Soạn mới giáo án KHTN 8 kết nối

 

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay