Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 11. MUỐI
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực khoa học tự nhiên:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra một số hình ảnh và đặt vấn đề:
“ Muối ăn (NaCl): đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất của con người”
“Đá vôi (CaCO3): thành phần chính là calcium carbonate được dùng để sản xuất vôi sống, làm đường, làm bê tông, chất độn trong sản xuất cao su, xà phòng,…”
“Diêm tiêu (KNO3): Được sử dụng phổ biến để chế tạo thuốc nổ đen, bảo quản và chế biến thực phẩm, cung cấp niitrogen, potasium ở dạng phân bón, điều chế oxygen trong phòng thí nghiệm.”
“ Muối ăn, đá vôi hay diêm tiêu đều là muối. Vậy muối là gì, chúng có tính chất hóa học như thế nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS chưa yêu cầu tính chính xác, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được muối là gì, chúng có tính chất hóa học như thế nào, chúng ta tìm hiểu thông qua - Bài 11. Muối.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm muối.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu bảng 11.1, yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, thảo luận hoàn thành hoạt động trong sgk trang 48. - GV chốt khái niệm và cách gọi tên muối. - GV giới thiệu tên gọi một số gốc acid và yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 trả lời câu hỏi mục I sgk trang 49. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Nhóm HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi, yêu cầu GV đưa ra. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức |
- Đáp án hoạt động sgk trang 48:
Đặc điểm chung của các phản ứng ở bảng 11.1 là sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại.
- Kết luận: - Muối là hợp chất tạo thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+) - Cách gọi tên: Tên kim loại ( hóa trị đối với kim loại nhiều hóa trị) + tên gốc acid. - Đáp án câu hỏi mục I sgk trang 49:
+ Potassium sulfate: K2SO4 + Sodium hydrosulfate: NaHSO4 + Sodium hydrocarbonate: NaHCO3 + Sodium chloride: NaCl + Calcium hydrophosphate: CaHPO4 + Magnesium sulfate: MgSO4 + Copper (II) sulfate: CuSO4
+ AlCl3 : aluminium + KCl: potassium chloride + Al2(SO4)3: aluminium sulfate + MgSO4: Magnesium sulfate + NH4NO3: ammonium nitrate + NaHCO3: sodium hydrocarbonate
KOH + HCl → KCl + H2O Phản ứng tạo muối MgSO4 Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 |
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính tan của muối
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu bảng tính tan của một số muối trong nước. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hành theo nhóm và trả lời các câu hỏi, yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức | II. Tính tan của muối - Muối tan: + Muối của gốc Cl-, NO3- (trừ AgCl, PbCl2) + Muối của kim loại K, Na. - Muối không tan: + Muối của gốc CO32-, PO43- (trừ muối với kim loại K, Na). |
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của muối
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành các nhóm 5-6 HS thực hành hoặc chiếu video thí nghiệm: “ Tìm hiểu tính chất hóa học của muối” -Chuẩn bị: Các dung dịch: H2SO4 loãng, NaOH loãng, Na2SO4, CuSO4; 4 ống nghiệm: ống (1) chứa đinh sắt được làm sạch, ống (2) và (3) mỗi ống nghiệm chứa khoảng 1 ml dung dịch BaCl2, ống (4) chứa khoảng 1ml dung dịch CuSO4. - Tiến hành: Ống (1) cho khoảng 2 ml dung dịch CuSO4; ống (2) cho khoảng 1 ml dung dịch H2SO4; ống (3) cho khoảng 1 ml dung dịch Na2SO4; ống 4 cho khoảng 1 ml dung dịch NaOH. HS thực hiện các yêu cầu sau:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi mục III sgk trang 51. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hành theo nhóm và trả lời các câu hỏi, yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức | III. Tính chất hóa học - Đáp án hoạt động “ Tìm hiểu tính chất hóa học của muối”:
PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 +Cu BaCl2 tác dụng với H2SO4 và Na2SO4 tạo kết tủa trắng. PTHH: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl CuSO4 tác dụng với NaOH tạo kết tủa xanh da trời. PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
- Muối tác dụng với kim loai: Kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó. - Muối tác dụng với dung dịch acid: Acid mạnh hơn đẩy được acid yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó. Sản phẩm của phản ứng có ít nhất một chất khí/ chất ít tan, không tan. - Muối tác dụng với dung dịch base: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới. - Muối tác dụng với dung dịch muối: Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó có ít nhất một muối không tan hoặc ít tan. - Đáp án câu hỏi mục III sgk trang 51: + BaCl2 có phản ứng với Na2CO3, Na2SO4 PTHH: BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl + HNO3 có xảy ra tác dụng với Na2CO3: PTHH: 2HNO3 + Na2CO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O |
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách điều chế muối
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin sgk, nêu cách cách điều chế muối và sản xuất muối ăn. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hành theo nhóm và trả lời các câu hỏi, yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức | IV. ĐIỀU CHẾ - Các phương pháp điều chế muối: + Dung dịch acid tác dụng với base + Dung dịch acid tác dụng với oxide base + Dung dịch acid tác dụng với muối + Oxide acid tác dụng với base + Dùng dịch muối tác dụng với dung dịch muối. - Điều chế muối ăn: + Từ nước biển: đưa nước biển vào ruộng nhờ ánh nắng mặt trời làm nước bốc hơi, còn lại muối trên ruộng. + Từ mỏ muối. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi mục V sgk trang 52: Dựa vào sơ đồ Hình 11.2 và cho biết tính chất của oxide, acid, base. Viết phương trình hóa học minh họa. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hành theo nhóm và trả lời các câu hỏi, yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức | V. Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ. - Tính chất của oxide: + Oxide base tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Ví dụ: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O. + Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Ví dụ: SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O. - Tính chất của acid: + Tác dụng với kim loại tạo thành muối và khí. Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. + Tác dụng với base tạo thành muối và nước. Ví dụ: HCl + NaOH → NaCl + H2O. + Tác dụng với oxide base tạo thành muối và nước. Ví dụ: H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + H2O. + Tác dụng với muối tạo thành muối mới và acid mới. Ví dụ: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl. - Tính chất của base: + Tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Ví dụ: Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O. + Tác dụng với oxide acid tạo thành muối và nước. Ví dụ: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O. + Tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và base mới. Ví dụ: Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH. |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Công thức phân tử của muối gồm
Câu 2. Sản phẩm của dung dịch muối phản ứng với kim loại là
Câu 3. Đâu không phải tính chất hóa học của muối
Câu 4. Tên của muối Na2SO4 là
Câu 5. Trộn 2 dung dịch muối nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa ?
Câu 6: Cho Na2CO3 vào từng dung dịch sau: NaCl, BaCl2, Ba(NO3)2, Ca(NO3)2. Số phản ứng xảy ra là
Câu 7. Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
Câu 8. Nhỏ dd sodium hydroxide vào ống nghiệm chứa dd copper (II) chloride. Xuất hiện
Câu 9. Khi cho 200 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra là
Câu 10. Cho 500 ml dung dịch NaCl 2M tác dụng với 600 ml dung dịch AgNO3 2M. Khối lượng kết tủa thu được là
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bà, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài tập trắc nghiệm
1. A | 2. C | 3. B | 4. A | 5. D | 6. C | 7. C | 8. C | 9.B | 10. B |
Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:
PHIẾU BÀI TẬP Họ và tên: Lớp: Câu 1: Muối Al2(SO4)3 được dùng trong công nghiệp để nhuộm vải, thuộc da, làm trong nước, … Tính khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành khi cho 51 kg Al2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4. ….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 2: (X) là muối carbonate của kim loại R hoá trị II. (X) có khối lượng phân tử bằng 197 amu. a) Xác định công thức hoá học và tên gọi của muối (X). Dựa vào bảng tính tan cho biết muối này có tan được trong nước không. b) Tìm hiểu qua sách, báo, internet, … hãy nêu một số ứng dụng của muối (X). .….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………… |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Đáp án bài tập vận dụng
Câu 1. Đổi 51 kg = 51 000 gam.
nAl2O3=51000/102=500(mol)
Phương trình hoá học:
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
Theo phương trình hoá học có:
nAl2(SO4)3=nAl2O3=500(mol)
Khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành là:
m = 500 × [27 × 2 + (32 + 16 × 4) × 3] = 171 000 gam = 171 kg.
Câu 2. a) Đặt công thức tổng quát của muối: RCO3.
Theo bài ra: MR + 60 = 197 ⇒ MR = 137 (amu).
Vậy R là Ba. Công thức hoá học của muối là BaCO3. Muối này không tan trong nước.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Làm bài tập trong SBT KHTN 8.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 12: Phân bón hóa học.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực khoa học tự nhiên:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra câu chuyện hài:
Mọi người thường gọi anh ta là một chàng ngốc. Một hôm anh ta ra đồng thấy ruộng lúa nhà mình xấu hơn ruộng lúa nhà người. Anh bèn kéo tất cả cây lúa của ruộng mình lên cao hơn lúa của nhà bên cạnh. Làm xong, anh quay về nhà khoe với vợ:
- Thấy lúa nhà mình xấu quá, tôi đã kéo chúng lên. Bây giờ thì nó đã cao hơn lúa của mọi người rồi !
Nghe chồng nói vậy, chị vợ vội ra đồng xem thử, thì thấy lúa trong thửa ruộng nhà mình đã héo rũ xuống cả rồi.
“ Vậy nếu em là anh chàng trong câu chuyện trên, khi thấy lúa nhà mình kém phát triển hơn lúa nhà người khác, em sẽ làm gì?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS chưa yêu cầu tính chính xác, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Khi cây trồng có biểu hiện sinh trưởng kém, thân và cành còi cọc, ít đẻ nhánh, thân cành, lá thường non mỏng, màu nhạt, dễ chuyển sang màu vàng và rụng sớm thì người trồng cây cần phải làm gì? Khi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng bị chậm lại, thời gian chín quả bị kéo dài, đồng thời lá cây nhanh già, dễ rụng thì người trồng cây cần phải làm gì? Để có được câu trả lời chính xác nhất chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 12. Phân bón hóa học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các nguyên tố hóa học với sự phát triển của cây trồng và phân bón hóa học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, thảo luận hoàn thành hoạt động trong sgk trang 53. Một số tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và vai trò của chúng đến sự phát triển của cây trồng:
|
- Đáp án hoạt động sgk trang 53: 1. Lí do cần phải bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng: + Cây trồng cần các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng để cấu tạo nên tế bào của chúng; điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây và giúp cây trồng tăng khả năng chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường. + Nhu cầu nước và muối khoáng ở từng loài và từng giai đoạn phát triển của cây là khác nhau. Để sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo năng suất, cây trồng cần được bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng bằng cách bón phân và tưới nước. 2. - Nhóm nguyên tố đa lượng: N, P, K. + Vai trò của N: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất của cây. + Vai trò của P: Cần cho cây trồng nở hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ. + Vai trò của K: Chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất trong cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều. - Nhóm nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S. + Các nguyên tố Ca và Mg cần cho thực vật để sinh sản chất diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp. + Thực vật cần S để tổng hợp nên protein. Lưu huỳnh (sulfur) được hấp thụ bởi thực vật dưới dạng muối sulfate tan. - Nhóm nguyên tố vi lượng: Zn, Mn, Fe, Cu, B … tuy cần với hàm lượng ít nhưng không thể thiếu đối với cây trồng. Chúng giúp kích thích quá trình sinh trưởng, trao đổi chất của cây trồng.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác