Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
(https://www.youtube.com/watch?v=zygST9_pbOs : 0:18 – 0:38)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về cơ thể người
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo bàn để thực hiện nhiệm vụ. - GV chiếu hình 30.1 sgk - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, kết hợp với tự tìm hiểu bản thân, hãy trả lời câu hỏi sau: Cơ thể người có mấy phần? Kể tên các phần đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Khái quát về cơ thể người Trả lời câu hỏi: Cơ thể người gồm các phần: Đầu, cổ, thân, tay và chân. ⇨ Kết luận: - Cơ thể người gồm các phần: Đầu, cổ, thân, tay và chân. - Cơ thể được bao bọc từ ngoài vào trong bởi: lớp da → lớp mỡ → cơ và xương.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 3-6 nhóm (mỗi nhóm từ 8-10 HS), đọc và ghi nhớ thông tin trong bảng 30.1, hoàn thành Phiếu học tập. - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phần mở đầu. - Nêu ví dụ để chứng minh cơ thể là một thể thống nhất Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS ghi nhớ nội dung bảng 30.1, theo dõi hình ảnh, thảo luận nhóm đoán thông tin hình ảnh, hoàn thành nhiệm vụ. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phần mở đầu - Thảo luận nhóm lấy 1 ví dụ chứng minh cơ thể là một thể thống nhất. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Vai trò của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người (Đáp án Phiếu học tập – ghi phía dưới) - Mỗi người có thể khác nhau về màu da, chiều cao, nhóm máu,... tuy nhiên cơ thể mỗi người đều gồm các phần: đầu, cổ, thân, tay và chân. Các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể gồm hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết, hệ nội tiết, hệ sinh dục. hệ thần kinh và các giác quan (thị giác, thính giác,...). Mỗi cơ quan, hệ cơ quan thực hiện một chức năng nhất định và có mối liên quan chặt chẽ với các cơ quan, hệ cơ quan khác. - Ví dụ để chứng minh cơ thể là một thể thống nhất: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu giãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết), ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Kết luận: - Các hệ cơ quan trong cơ thể người gồm: Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết, hệ thần kinh và các giác quan, hệ nội tiết, hệ sinh dục. - Mỗi cơ quan, hệ cơ quan có một vai trò nhất định và có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan, hệ cơ quan khác. |
PHIẾU HỌC TẬP Quan sát các hình ảnh sau, điền tên cơ quan và thông tin vào bảng:
|
----------------- Còn tiếp ----------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác