Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 38: Hệ nội tiết ở người

Soạn mới Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức bài Hệ nội tiết ở người. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 38. HỆ NỘI TIẾT Ở NGƯỜI

 

 

  • MỤC TIÊU
  • Kiến thức

 

Sau bài học, HS sẽ:

  • Kế được tên và nêu được chức năng của các tuyến nội tiết
  • Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine,...) và cách phòng chống các bệnh đó.
  • Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.
  • Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương (tiếu đường, bướu cổ do thiếu iodine,...).

 

  • Năng lực

 

Năng lực chung:

 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

 

Năng lực riêng: 

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: 
    • Trình bày được chức năng của các tuyến nội tiết
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên: 
    • Tìm hiểu một số bệnh  liên quan đến hệ nội tiết (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine,...) và cách phòng chống các bệnh đó.
  • Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương (tiếu đường, bướu cổ do thiếu iodine,...).
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
    • Vận dụng được kiến thức về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.

 

  • Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC

 

  1. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh các tuyến nội tiết trong cơ thể người.
  • Tư liệu về tình hình mắc bệnh nội tiết ở địa phương (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu(nếu có).
  • Phiếu bài tập.
  1. Đối với học sinh

 

  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  • Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi phần khởi động để khơi gợi hứng thú học tập.
  • Nội dung: GV đưa ra hình ảnh và câu hỏi, HS thảo luận đưa ra các phương án trả lời
  • Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  • Tổ chức thực hiện:

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra bức ảnh chụp chung giữa người cao nhất thế giới và người thấp nhất thế giới
  • GV đưa ra câu hỏi khởi động trong SGK và yêu cầu HS dự đoán câu trả lời

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS thảo luận nhóm đưa ra dự đoán cho câu hỏi khởi động trong SGK

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 

  • 3-5 HS phát biểu đưa ra quan điểm của mình. Các HS khác bổ sung nhận xét

 

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV ghi nhận các dự đoán của HS và dẫn vào bài: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để giải đáp chính xác câu hỏi này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 38. Hệ nội tiết ở người

 

  • HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu các tuyến nội tiết trong cơ thể người

 

  • Mục tiêu: Kế được tên và nêu được chức năng của các tuyến nội tiết
  • Nội dung: Học sinh nghiên cứu thông tin mục I SGK kết hợp quan sát tranh ảnh các tuyến nội tiết Hình 38.1 trả lời câu hỏi
  • Sản phẩm: Tên và chức năng của các tuyến nội tiết
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm,   quan sát hình 38.1, 38.2, đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi 

1. Nêu chức năng của các tuyến nội tiết

2. Em hãy giải thích vì sao hoạt động của các hormone tuyến tụy giúp ổn định lượng đường trong máu. Quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến hậu quả gì?

Hình 38.1

Hình 38.2


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm quan sát hình ảnh 38.1, 38.2, nghiên cứu thông tin mục I trả lời câu hỏi SGK

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét phần trả lời.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Các tuyến nội tiết trong cơ thể người

Trả lời câu hỏi

1. Chức năng của các tuyến nội tiết

(bảng dưới)

2. Hormone insulin chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ nên làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng. Hormone glucagon chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose, nhờ đó làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. Vì vậy, hoạt động của hai hormone này giúp ổn định lượng đường trong máu.

Nếu quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, lâu dài có thể gây ra bệnh lý như bệnh tiểu đường hay chứng hạ đường huyết. 

Kết luận

Các tuyến nội tiết ở người: Tuyến yên; tuyến giáp; tuyến tụy; tuyến trên thận; tuyến sinh dục

Các tuyến nội tiết tiết ra các hormone giúp điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan nói riêng và cơ thể nói chung.

 

Bảng Chức năng của các tuyến nội tiết

Tuyến nội tiết

Chức năng 

Tuyến yên

- Tiết hormone kích thích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác.

 - Tiết hormone ảnh hưởng đến một số quá trình sinh lí trong cơ thể (sự tăng trưởng cơ, xương; sự trao đổi nước ở thận; sự co thắt cơ trơn ở tử cung;...)

Tuyến giáp

- Hormone TH chứa iodine có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào. 

Hormone calcitonin tham gia điều hòa calcium, phosphorus trong máu.

Tuyến tụy

- Chức năng ngoại tiết: tiết dịch tụy đổ vào tá tràng. 

- Chức năng nội tiết: tiết ra các hormone insulin và glucagon có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagon làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.

Tuyến trên thận

- làm tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản góp phần làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm.

- điều hòa nồng độ glucose, muối sodium và potassium trong máu

- điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam

Tuyến sinh dục

- kích thích sự sinh tinh trùng ở nam; 

- kích thích sự phát triển và rụng trứng ở nữ

- gây ra những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở cả nam và nữ.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết

 

  • Mục tiêu: 

 

  • Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết (tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine,...) và cách phòng chống các bệnh đó.
  • Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.
  • Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương (tiếu đường, bướu cổ do thiếu iodine,...).

 

  • Nội dung: HS làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi hoạt động trong SGK
  • Sản phẩm: Một số bệnh về liên quan đến hệ nội tiết
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức hoạt động nhóm, nghiên cứu SGK kết hợp vốn hiểu biết của mình hoàn thành HĐ1, HĐ2 SGK tr 159

1. Em hãy nêu các biểu hiện trên cơ thể và đề xuất biện pháp phòng chống đối với

a) Bệnh đái tháo đường 

b) Bệnh bướu cổ 

2. Vận dụng hiếu biết về các tuyến nội tiết. Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình, nêu tác dụng của các biện pháp đó.

- HĐ3: Yêu cầu HS hoạt động nhóm điều tra một số bệnh liên quan đến nội tiết trong trường học hoặc địa phương rồi hoàn thành thông tin điều tra theo mẫu Bảng 38.1. (Yêu cầu: nộp lại kết quả bảng 38.1 trong tiết học sau)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, tìm hiểu thông tin SGK (hoặc internet, sách, báo,...) để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thảo luận nhóm đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh liên quan đến nội tiết

- Lập kế hoạch và thực hiện điều tra một số bệnh liên quan đến nội tiết trường học hoặc địa phương rồi hoàn thành thông tin điều tra theo mẫu Bảng 38.1.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

- Giới thiệu nội dung phần mở rộng cho HS.

II. Một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết

HĐ1: 

a) Bệnh đái tháo đường

Biểu hiện của bệnh: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân, có thể gây mù loà....

Biện pháp phòng bệnh: nên hạn chế đường, muối trong thức ăn; không nên dùng rượu, bia, nước ngọt có ga; ăn nhiều quả và rau xanh; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức.

b) Bệnh bướu cổ do thiếu iodine

Biểu hiện của bệnh bướu cổ: trẻ chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển, ở người lớn sẽ dẫn đến trí nhớ giảm sút, hoạt động thần kinh suy giảm, tuyến giáp phì đại nên có bướu ở cổ.

Biện pháp phòng bệnh: bổ sung đầy đủ các nguyên tố vi lượng cho cơ thể, đặc biệt là iodine; không ăn quá nhiều các thực phẩm không có lợi cho tuyến giáp như bắp cải trắng, bắp cải tím; tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại từ môi trường;...

HĐ2. (bảng dưới)

HĐ3: 

Bảng 38.1

Tên bệnh

Số lượng người mắc

Nguyên nhân

Biện pháp phòng chống

    

Kết luận

Khi mắc các bệnh nội tiết dẫn đến hệ thống mất đi sự cân bằng trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. 

Một số biện pháp phòng chống bệnh: 

  • Bổ sung thức ăn có chứa iodine trong khẩu phần ăn
  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn có hàm lượng đường quá cao
  • Tiêm vaccine phòng một số bệnh như viêm não Nhật Bản,...
  • Ngủ đủ giấc
Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 38: Hệ nội tiết ở người

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 8 kết nối mới, soạn giáo án KHTN 8 mới KNTT bài Hệ nội tiết ở người, giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối

Soạn mới giáo án KHTN 8 kết nối

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay