Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 43: Quần xã sinh vật

Soạn mới Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức bài Quần xã sinh vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 43. QUẦN XÃ SINH VẬT

 

 

  • MỤC TIÊU
  • Kiến thức

 

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.
  • Nêu được một số đặc trưng cơ bản của quần xã. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Nêu được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

 

  • Năng lực

 

Năng lực chung:

 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn vè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

 

Năng lực riêng: 

 

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật và nêu được một số đặc trưng cơ bản của quần xã. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Tìm hiểu được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.
  • Năng lực vận dụng  kiến thức, kĩ năng đã học: Giải các bài tập vận dụng liên quan đến quần xã sinh vật
  • Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC

 

  1. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh hoặc video cấu tạo da ở người.
  1. Đối với học sinh

 

  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến  nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  • Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  • Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu.
  • Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu
  • Tổ chức thực hiện:

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

 

  • GV yêu cầu HS nhắc lại vai trò của trao đổi chất đối với cơ thể người.

 

  • GV đưa ra câu hỏi: “Quần thể sinh vật tồn tại trong một khoảng không gian xác định .Trong đó luôn có nhiều quần thể cùng tồn tại tạo nên một cấp đọ tổ chức sống cao hơn, đó là quần xã sinh vật”

               

“Quần xã sinh vật là gì và có những đặc trưng cơ bản nào?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đấu.

 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

 

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Quần xã sinh vật là gì và có những đặc trưng cơ bản nào?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 43. Quần xã sinh vật.

 

  • HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm quần xã sinh vật

 

  • Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật
  • Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
  • Sản phẩm: Khái niệm quần xã sinh vật, Đáp án câu hỏi mục I sgk trang 176
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  • Khái niệm quần xã sinh vật

- Đáp án câu hỏi mục I sgk trang 176:

Câu 1: Một số quần thể có trong hình 42.1: Quần thể cá, vịt ếch, bươm bướm, sen, rong, ...

Câu 2: Ví dụ: Ruộng lúa là một quần xã sinh vật, gồm có các quần thể như: lúa, cỏ, giun đất, vi sinh vật,…

  • Lúa che mát, chắn bớt gió cho cỏ.
  • Cỏ che mát, giữ ẩm cho gốc lúa, đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất với gốc lúa.
  • Lúa, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.
  • Giun đất làm tơi xốp cho lúa, cỏ.
  • Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho cỏ và lúa.
  • Kết luận: Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản của quần xã

 

  • Mục tiêu: Nêu được một số đặc trưng cơ bản của quần xã. Lấy được ví dụ minh họa
  • Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
  • Sản phẩm: Một số đặc trưng cơ bản của quần xã và đáp án các câu hỏi mục II. 
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã và trả lời câu hỏi mục II sgk trang 178.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu thế nào là loài ưu thế, loài đặc trưng của quần xã và trả lời câu hỏi mục II sgk trang 179.



Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  • Một số đặc trưng cơ bản của quần xã.

- Thành phần loài trong quần xã.

- Độ đa dạng: mức đọ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã.

- Đáp án câu hỏi mục II sgk trang 178:

Độ đa dạng của các quần xã sinh vật  theo thứ tự giảm dần:

Rừng nhiệt đới > rừng ôn đới > đồng cỏ > sa mạc

- Loài ưu thế: loài có số lượng cá thể nhiều, hoạt động mạnh, đóng vai trò quan trọng trong quần xã.

- Loài đặc trưng: loài chỉ có ở một quần xã.

- Đáp án câu hỏi mục II sgk trang 179:

Câu 1: 

+ Lúa là loài ưu thế trong quần xã ruộng lúa.

+ Lim là loài ưu thế trong quần xã rừng lim.

Câu 2: 

+ Bắc cực: gấu trắng

+ Sa mạc: lạc đà

+ Rừng ngập mặn: đước

  • Kết luận: 

Quần xã sinh vật có đặc trưng về độ đa dạng và thành phần loài.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

 

  • Mục tiêu: Nêu được các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã
  • Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
  • Sản phẩm:  Đáp án câu hỏi hoạt động mục III sgk trang 179.
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi đọc nội dung trong sgk, thảo luận trả lời câu hỏi hoạt động mục III sgk trang 179.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  • Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

- Đáp án câu hỏi hoạt động mục III sgk trang 179:

Bảng đính dưới hoạt động 3.

  • Kết luận: 

Để bảo vệ đa dạng trong quần xã, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp.

 

Biện pháp

Hiệu quả

Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã

Bảo vệ không gian sống của quần xã; bảo vệ các quần thể trong quần xã

Cấm săn bán động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng

Ngăn cản quá trình giảm đa dạng sinh học trong quần xã, ngăn cản được quá trình tuyệt chủng của các loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Trồng rừng ngập mặn ven biển

Bảo vệ quần xã trong đất liền

Phòng chống cháy rừng

Bảo vệ môi trường sống của sinh vật; bảo vệ sự đa dạng của quần xã.

 

 

  • HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  • Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về quần xã.
  • Nội dung: Cá nhân HS làm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về quần xã, đặc trưng của quần xã.
  • Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
  • Tổ chức thực hiện:

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Câu 1: Quần xã sinh vật là

  1. tập hợp các sinh vật cùng loài.
  2. tập hợp các cá thể sinh vật khác loài.
  3. tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
  4. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên.

 

Câu 2: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?

  1. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một khu rừng.                                 
  2. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một hồ tự nhiên.
  3. Tập hợp những con chuột trong một đàn chuột đồng.                          
  4. Tập hợp những con cá sống trong một ao cá.

 

Câu 3: Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là

  1. tập hợp nhiều quần thể sinh vật.
  2. tập hợp nhiều cá thể sinh vật.
  3. gồm các sinh vật trong cùng một loài.
  4. gồm các sinh vật khác loài.

 

Câu 4: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?

  1. Số lượng các loài trong quần xã.
  2. Thành phần loài trong quần xã.
  3. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã.
  4. Số lượng và thành phần loài trong quần xã.

 

Câu 5: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện ở chỉ số nào sau đây?

  1. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung.
  2. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung.
  3. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung.
  4. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều.

 

Câu 6: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở

  1. mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã.
  2. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
  3. sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã.
  4. biến động về mật độ cá thể trong quần xã.
Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 43: Quần xã sinh vật

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 8 kết nối mới, soạn giáo án KHTN 8 mới KNTT bài Quần xã sinh vật, giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối

Soạn mới giáo án KHTN 8 kết nối

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay