Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực khoa học tự nhiên:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Khi đốt cháy nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn dần. Vậy phần nên nào đã bị biến đổi thành chất mới?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc sống, chúng ta có thể thấy được rất nhiều hiện tượng tự nhiên như: băng tan, cháy rừng, đồ sắt bị gỉ… tương tự như trường hợp nến cháy, để biết được khi nào chất biến đổi có sinh ra chất mới và các hiện tượng này có tên gọi là gì, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 2- Phản ứng hóa học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cung cấp cho HS một số kiến thức để nhận ra một chất khi chuyển dạng tồn tại khác: Than chì - Kim cương + Kim cương và than chì mặc dù có vẻ ngoài khác nhau nhưng đều được cấu tạo từ nguyên tố carbon. + Tương tự nước đá cũng vậy, dù ở thể rắn, lỏng hay khí thì vẫn được cấu tạo từ các phân tử H2O. - GV chia lớp thành các nhóm phù hợp với số bộ dụng cụ, hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm về biến đổi vật lí hoặc biểu diễn thí nghiệm để HS quan sát. - GV yêu cầu nhóm HS quan sát các hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong hình 2.1. 2. Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước có biến đổi thành chất khác không? - GV yêu cầu HS rút ra kết luận thế nào là biến đổi vật lí từ thí nghiệm trên: “ Quá trình chuyển thể của nước là một biến đổi vật lý, vậy biến đổi vật lí là gì?”
- GV hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm về biến đổi vật lí hoặc biểu diễn thí nghiệm để HS quan sát. - GV yêu cầu nhóm HS quan sát các hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Sau khi trộn bột sắt với bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không? 2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội có bị nam châm hút không? 3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo ra hay không? Giải thích. 4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành hay không? Giải thích?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận thế nào là biến đổi vật lí từ thí nghiệm trên: “ Quá trình phản ứng của sắt và lưu huỳnh dưới tác dụng của nhiệt độ là một biến đổi hóa học, vậy biến đổi hóa học là gì?”
- GV yêu cầu nhóm đôi HS hoàn thành câu hỏi trong hộp sgk trang 12.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Nhóm HS thực hành thí nghiệm (hoặc quan sát GV làm thí nghiệm) và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức | I. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học. 1. Thí nghiệm về biến đổi vật lí
- Đáp án câu hỏi thí nghiệm: 1. Giá trị nhiệt độ ở Hình 2.1a là 0oC, 2.1b bằng nhiệt độ phòng (25oC), và 2.1c là 100oC 2. Trong quá trình chuyển thể, nước không bị biến đổi thành chất khác.
→ Kết luận: - Biến đổi vật lí là các quá trình như hòa tan, đông đặc, nóng chảy, … các chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.
2. Thí nghiệm về biến đổi hóa học.
- Đáp án câu hỏi thí nghiệm: 1. Khi trộn bột sắt với bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có một phần bị nam châm hút, phần này là sắt. 2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi được đun nóng và để nguội không bị nam châm hút. 3. Sau khi trộn bột sắt với bột lưu huỳnh, không có chất mới được tạo thành vì khi tách chất ra khỏi hỗn hợp lại thu được các chất ban đầu 4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt với lưu huỳnh có chất mới tạo thành, sản phẩm màu xám và không bị nam châm hút.
→ Kết luận: - Biến đổi hóa học là các quá trình như đốt cháy nhiên liệu, phân hủy chất, tổng hợp chất,… có sự tạo thành chất mới.
- Đáp án câu hỏi trong hộp sgk trang 12: + Quá trình xảy ra biến đổi vật lý: hòa tan đường, muối, băng/đá tan, cồn để trong lọ không kín bị bay hơi,.. + Quá trình xảy ra sự biến đổi hóa học: đốt cháy cồn, sắt bị gỉ,…
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng hóa học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu khái niệm phản ứng hóa học, chất phản ứng, chất sản phẩm và phương trình hóa học dạng chữ.
- GV yêu cầu nhóm đôi HS đọc ví dụ “Iron + Sulfur → Iron (II) sulfide” trong sgk trang 12 và dựa vào đó để trả lời câu hỏi trong hộp mục II.1 sgk trang 13: Than (thành phần chính là carbon) cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide. a) Hãy viết phương trình phản ứng dạng chữ của phản ứng này. Chất nào là chất phản ứng? Chất nào là sản phẩm? b) Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Lượng chất nào tăng dần?
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.3 và trả lời câu hỏi trong hộp mục II.2 sgk trang 13: Quan sát Hình 2.3 và trả lời câu hỏi sau: 1. Trước và sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau? 2. Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O có thay đổi không?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận:“ Thông qua việc tìm hiểu diễn biến phản ứng hóa học của hydrogen + oxygen, em hãy rút ra kết luận về bản chất của phản ứng hóa học?”
| II. PHẢN ỨNG HÓA HỌC 1. Khái niệm - Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. - Chất phản ứng/chất tham gia là chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng. - Chất sản phẩm là chất mới được sinh ra. - Phản ứng hóa học được biểu diễn bằng phương trình dạng chữ: Tên các chất phản ứng → Tên các chất sản phẩm. - Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
- Đáp án câu hỏi trong hộp mục II.1 sgk trang 13: a) Carbon + Oxygen → Carbon dioxide + Chất phản ứng: carbon, oxygen + Sản phẩm: carbon dioxide b) Trong quá trình phàn ứng, lượng carbon và oxygen giảm dần; lượng carbon dioxide tăng dần.
2. Diễn biến phản ứng hóa học - Đáp án câu hỏi trong hộp mục II.2 sgk trang 13: 1. Trước phản ứng: nguyên tử H liên kết với nguyên tử H; nguyên tử O liên kết với nguyên tử O. Sau phản ứng nguyên tử H liên kết với nguyên tử O. 2. Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O không thay đổi.
→ Kết luận: - Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. |
------------ Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác