Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức xác định khối lượng riêng của vật đã học ở bài trước
- GV đặt câu hỏi gợi mở:
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt vào nội dung của bài học: Bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng
Hoạt động 1: Xác định khối lượng rieegn của một vật hình hộp chữ nhật
Trên cơ sở HS đã có kiến thức về khối lượng riêng, cách đo khối lượng và thể tích của một vật hình hộp chữ nhật thì sẽ đề xuất được phương án và thực hành đo khối lượng riêng của nó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức để HS làm việc nhóm (4 – 6HS) thực hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một vật hình hộp chữ nhật + Tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của dụng cụ thí nghiệm à GV hướng dẫn HS lựa chọn dụng cụ thực hành: cân đo khối lượng có GHĐ và ĐCNN phù hợp với vật cần cân + Đề xuất phương án thí nghiệm xác định khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật + Tiến hành thí nghiệm theo các bước trình bày trong SGK - GV nhắc các nhóm HS phân công nhau làm việc nhóm: tiến hành thí nghiệm, ghi kết quả thí nghiệm vào mẫu bảng 14.1 SGK ; xử lí kết quả thí nghiệm như SGK hướng dẫn - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động: + Tra cứu trên internet để tìm hiểu xem giá trị khối lượng riêng của gỗ đo được trong thí nghiệm gần với khối lượng riêng của nhóm gỗ nào nhất? + Cho nhận xét về những yếu tố nào có thể dẫn tới sự chênh lệch giữa hai giá trị này Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm đề xuất phương án thí nghiệm và thực hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một vật hình hộp chữ nhật - HS tra cứu internet trả lời câu hỏi của GV (báo cáo vào buổi học sau) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một vật hình hộp chữ nhật - Các nhóm khác nhận xét bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng hợp kết quả thí nghiệm lên bảng, đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | I. Xác định khối lượng riêng của một vật hình hộp chữ nhật 1. Chuẩn bị (SGK – tr59) 2. Cách tiến hành (SGK – tr59) 3. Kết quả Bảng 14.1 (SGK – tr60) Khối lượng riêng của khối gỗ hình chữ nhật |
Hoạt động 2. Xác định khối lượng riêng của một lượng nước
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức để HS hoạt động nhóm: tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của dụng cụ thí nghiệm, đề xuất phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng của nước theo các bước trình bày trong SGK
- GV nhắc các nhóm HS phân công nhau làm việc nhóm: tiến hành thí nghiệm, ghi kết quả thí nghiệm vào Bảng 14.2 SGK
- GV hướng dẫn HS xử lí kết quả thí nghiệm Tính khối lượng riêng của lượng nước theo công thứ: - Sau khi các nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ, GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm rồi tổng hợp lên bảng và nêu nhận xét kết quả của các nhóm. - Để kết nối kiến thức với thực tiễn, GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động: Tra cứu Bảng 13.3 (Bài 13) để xem giá trị khối lượng riêng của nước đo được trong thí nghiệm này và khối lượng riêng của nước cho trong bảng có bằng nhau hay không. Cho biết những yếu tố nào có thể dẫn tới sự chênh lệch giữa hai giá trị này Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm thực hiện thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một lượng nước - GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần - HS thảo luận trả lời câu hỏi phần em có thể 2 (SGK – tr63) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời phần em có thể 2 (SGK – tr60) - HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo | II. Xác định khối lượng riêng của một lượng nước 1. Chuẩn bị (SGK – tr60) 2. Tiến hành thí nghiệm (SGK – tr60) 3. Kết quả thí nghiệm Bảng 14.2 Khối lượng riêng của lượng nước
Em có thể 2 (SGK – tr63) Giá trị khối lượng riêng của nước xác định trong thí nghiệm này và khối lượng riêng của nước trong Bảng 13.3 (Bài 13) xấp xỉ bằng nhau. Những yếu tố nào có thể dẫn tới sự chênh lệch giữa hai giá trị này: - Nước có thành phần khác nhau. - Dụng cụ đo chưa chính xác. - Thao tác thực hiện đo chưa chuẩn. |
Hoạt động 3. Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước
----------------- Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác