Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Ta đã biết ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện, vôn kế dùng để đo hiệu điện thế. Vậy số chỉ của ampe kế và vôn kế cho ta biết điều gì?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV để HS tự do phát biểu, không khẳng định đúng, sai, mà chỉ nói với HS rằng sẽ được làm rõ khi nghiên cứu bài học: Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Hoạt động 1: Tìm hiểu cường độ dòng điện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm như sơ đồ Hình 24.1 SGK khi dịch chuyển con chạy của biến trở và rút ra kết luận về mối quan hệ giữa độ sáng của bóng đèn và số chỉ trên ampe kế. Hình 24.1. Sơ đồ mạch điện đo cường độ dòng điện -GV nhấn mạnh với HS: Không được mắc hai chốt của ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện để tránh làm hỏng ampe kế và nguồn - Chú ý: Trước khi các nhóm tiến hành thí nghiệm, GV cần kiểm tra mạch điện HS đã mắc, nếu mắc đúng mới cho HS đóng công tắc để tiến hành thí nghiệm => GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm - GV tổ chức cho HS báo cáo thảo luận, kết quả thí nghiệm thu được. Từ đó, rút ra ý nghĩa của số chỉ ampe kế là giá trị của cường độ dòng diện - GV thông báo về kí hiệu, đơn vị của cường độ dòng điện. Kí hiệu của ampe kế trong mạch điện. - Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi trong mục I SGK: Quan sát Hình 1.6 (trang 9): Khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế vào mạch điện như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tìm hiểu về cường độ dòng điện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm về mối quan hệ giữa độ sáng của bóng đèn và số chỉ trên ampe kế - GV gọi 2 – 3 HS trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | I. Cường độ dòng điện 1. Thí nghiệm (SGK – tr99) * Kết luận Dòng điện càng mạnh (yếu) thì số chỉ ampe kế càng lớn (nhỏ) và bóng đèn sáng càng mạnh (yếu). 2. Cường độ dòng điện - Cường độ dòng điện đặc trưng cho mức độ mạnh, yếu của dòng điện - Đơn vị đo cường độ dòng điện: ampe (A); miliampe (mA) 1A = 1000 mA - Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện - Kí hiệu ampe kế trong sơ đồ mạch điện: Trả lời câu hỏi (SGK – 100) Mắc ampe kế vào mạch điện sao cho ampe kế nối tiếp với dụng cụ muốn đo cường độ dòng điện. Chốt dương (+) của ampe kế nối với cực dương của nguồn điện. Không được mắc hai chốt của ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện để tránh làm hỏng ampe kế và nguồn điện |
Hoạt động 2. Tìm hiểu hiệu điện thế
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân quan sát các nguồn điện phát hiện được trên mỗi nguồn điện có ghi số vốn.
- GV giới thiệu số vôn này là hiệu điện thế trên hai cực của nguồn điện. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm như sơ đồ Hình 24.2 SGK khi thay các nguồn điện khác nhau. Hình 24.2. Sơ đồ mạch điện đo hiệu điện thế - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm từ đó rút ra nhận xét về sự ảnh hưởng của giá trị hiệu điện thế trên hai cực của nguồn điện vào cường độ dòng điện trong mạch - GV thông báo về kí hiệu, đơn vị của hiệu điện thế. Kí hiệu của vôn kế trong mạch điện. - Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi trong SGK: Số chỉ trên vôn kế có bằng giá trị ghi trên nguồn điện không? - GV lưu ý với HS phần “Em có biết” để HS chú ý an toàn khi sử dụng các đồ dụng và thiết bị điện Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra - GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thu được sau thí nghiệm - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo | II. Hiệu điện thế 1. Thí nghiệm (SGK – tr100) - Số chỉ ampe kế khi mắc nguồn điện 1,5 V nhỏ hơn số chỉ ampe kế khi mắc nguồn điện 3 V nhỏ hơn số chỉ ampe kế khi mắc nguồn điện 4,5 V. - Nhận xét: Nguồn điện có số vôn càng lớn thì khả năng sinh ra dòng điện càng lớn. 2. Hiệu điện thế - Khả năng sinh ra dòng điện của pin (hay acquy) được đo bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó - Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế, có đơn vị là vôn (V), milivon (mV), kilôvôn (kV). 1 mV = 0,001 V 1 kV = 1000 V - Trong sơ đồ mạch điện, vôn kế được kí hiệu như sau: Trả lời hoạt động (SGK – 100) Đối với pin mới thì số chỉ vôn kế đo được bằng giá trị ghi trên pin, nhưng đối với pin cũ thì số chỉ vôn kế đo được nhỏ hơn giá trị ghi trên pin. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác