Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG II. MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG
BÀI 8. ACID
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực khoa học tự nhiên:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra một số hình ảnh và đặt vấn đề:
“ Tại sao nước quả chanh lại có vị chua?”
“Người ta thường dùng chanh để loại bỏ cặn trong các dụng cụ đun nước”
“Vậy phải chăng chanh có thành phần chứa chất nào đó gây nên vị chua đặc trưng và có tác dụng loại bỏ cặn bám trong các dụng cụ đun nước?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra chất gây nên vị chua của chanh và chất giúp loại bỏ cặn bám trong dụng cụ đun nước.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Đáp án: Acid
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Acid chính là thành phần gây nên vị chua và tính chất hóa học cho nước chanh. Vậy acid là gì, có tính chất như thế nào, chúng ta tìm hiểu thông qua - Bài 8. Acid.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm acid.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu bảng 8.1, yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, thảo luận hoàn thành hoạt động trong sgk trang 35: Bảng 8.1:
Quan sát bảng 8,1 và thực hiện các yêu cầu sau:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi mục I sgk trang 36. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Nhóm HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi, yêu cầu GV đưa ra. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức |
- Đáp án hoạt động sgk trang 35:
- Đáp án câu hỏi mục I sgk trang 36: Gốc acid: SO42-, Cl-, NO3- |
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của acid
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: -GV chia lớp thành các nhóm 5-6 HS thực hành hoặc chiếu video thí nghiệm : “ Tính chất của dung dịch hydrochloric acid” : -Chuẩn bị: dung dịch HCl 1M, giấy quỳ tím; hai ống nghiệm mỗi ống đựng một trong các kim loại Fe, Zn, ống hút nhỏ giọt. - Tiến hành: + Nhỏ 1-2 giọt dung dịch HCl vào mẩu quỳ tím. + Cho khoảng 3ml dung dịch HCl vào mỗi ống nghiệm đã chuẩn bị ở trên. Mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi mục II sgk trang 36. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hành theo nhóm và trả lời các câu hỏi, yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức | II. Tính chất hóa học - Hiện tượng xảy ra: Dung dịch acid HCl làm đổi màu giấy quỳ tím sang đỏ. Ống nghiệm chứa các Zn, Fe sau khi cho dung dịch HCl có bọt khí thoát ra và kim loại tan dần. PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 - Đáp án câu hỏi mục II sgk trang 36: PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 +H2 |
Hoạt động 3. Tìm hiểu một số acid thông dụng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận nêu các tính chất của một acid và trả lời các câu hỏi. + Nhóm 1: Sulfuric acid, lưu ý khi sử dụng sulfuric acid đặc và trả lời câu hỏi mục III.1 sgk trang 37: Sử sụng hình 8.1 để trình bày về các ứng dụng của sulfuric acid. + Nhóm 2: Hydrochloric acid, vai trò của hydrochoric trong dạ dày và trả lời câu hỏi mục III.2 sgk trang 37: Sử dụng hình 8.2 để trình bày một số ứng dụng của hydrochloric acid. + Nhóm 3: Acetic acid và trả lời câu hỏi mục III.3 sgk trang 38: Sử dụng hình 8.3 để trình bày về các ứng dụng của acetic acid. - GV giao nhiệm vụ về nhà cho 3 nhóm: tìm hiểu về nhu cầu sử dụng của các acid vừa học + Nhóm 1: HCl + Nhóm 2: H2SO4 + Nhóm 3: CH3COOH. Và đồng thời cả 3 nhóm đều tìm hiểu “Việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí như thế nào?” - GV đưa ra một số gợi ý để HS thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm vào tiết học sau. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hành theo nhóm và trả lời các câu hỏi, yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức | III. Một số acid quan trọng 1. Sulfuric acid - Sulfuric acid là chất lỏng không màu, không bay hơi, sánh như dầu ăn, nặng gần gấp 2 lần nước. Sulfuric acid tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt. - Lưu ý: sulfuric acid đặc có tính háo nước nên không được tự ý pha loãng. - Trả lời câu hỏi mục III.1 sgk trang 37: Sulfuric acid là một tong các hóa chất được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như phân bón, dược phẩm, xăng dầu, tẩy trắng giấy, sản xuất thép, chất tạo màu,… và hóa chất được tiêu thụ nhiều nhất thế giới . 2. Hydrocloric acid. - Dung dịch hydrochoric acid là một chất lỏng không màu. - Hydrochoric acid trong dạ dày đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa như: thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn; kích thích ruột non sản xuấ enzyme; tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ bên ngoài đi vào dạ dày,... - Trả lời câu hỏi mục III.2 sgk trang 37: Hydrochloric acid được sử dụng trong ngành công nghiệp như: lluyeenj kim, sản xuất cao su, sản xuất hợp chất vô cơ, sản xuất các hợp chất hữu cơ như PVC, trung hòa nước thải và xử lí pH nước hồ bơi,... 3. Acetic acid. - Aceticacid ( CH3COOH) là chất lỏng không màu, có vị chua. Trong giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ 2-5%. - Đáp án câu hỏi mục III.3 sgk trang 38: Acetic acid được sử dụng trong ngành công nghiệp như: sản xuất sợi poly ( vinyl acetate), sơn, dược phẩm, chế biến thực phẩm, ... - HS trình bày về nhu cầu sử dụng và ứng dụng của một acid theo dàn ý: + Giới thiệu tên gọi, công thức hóa học và một số tính chất đặc trưng của acid đó. + TRình bày nhu cầu sử dụng của acid đó trên thế giới và Việt Nam (theo đơn vị tấn/năm) + Trình bày ứng dụng của acid đó dựa trên tue liệu, tranh, ảnh, video clip,.. - HS trình bày việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí theo dàn ý: + Trình bày tổng quan về acid (khái niệm, tính chất hóa học) + Trình bày tác hại của việc sử sụng acid không dúng cách gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí dựa trên tư liệu, tranh ảnh, video clip. |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra:
Câu 2. Dung dịch acid đổi màu quỳ tím sang
Câu 3. Khí cho một mảnh iron (Fe) vào hydrochloric acid, ta thật sủi bọt khí. Đó là khí gì?
Câu 4. Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng một kim loại là
Câu 5. Cho 5,6 g iron tác dụng với hydrochloric acid dư, sau phản ứng khối lượng khí hydrogen thu được là
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác