Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 42: Quần thể sinh vật

Soạn mới Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức bài Quần thể sinh vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 42. QUẦN THỂ SINH VẬT

 

 

  • MỤC TIÊU
  • Kiến thức

 

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật.
  • Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật và lấy được ví dụ minh họa
  • Nêu được một số biện pháp bảo vệ quần thể.

 

  • Năng lực

 

Năng lực chung:

 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn vè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

 

Năng lực riêng: 

 

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật, nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật và lấy được ví dụ minh họa. 
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Tìm hiểu được được một số biện pháp bảo vệ quần thể.
  • Năng lực vận dụng  kiến thức, kĩ năng đã học: Giải các bài tập vận dụng liên quan đến quần thể sinh vật
  • Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC

 

  1. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  1. Đối với học sinh

 

  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến  nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  • Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  • Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu. 
  • Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu
  • Tổ chức thực hiện:

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

 

  • GV yêu cầu HS nhắc lại vai trò của trao đổi chất đối với cơ thể người.

 

  • GV đưa ra câu hỏi: “Trong thế giới sống, quần thể sinh vật là cấp độ tổ chức thấp nhất trong các cấp độ tổ chức trên cơ thể. Quần thể sinh vật là gì? Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 

  • HS ôn lại kiến thức cũ.
  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đấu.

 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

 

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Quần thể sinh vật là gì? Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 42. Quần thể sinh vật

 

  • HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm quần thể sinh vật

 

  • Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật
  • Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
  • Sản phẩm: Khái niệm quần thể sinh vật và đáp án câu hỏi hoạt độc mục I sgk trang 174
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, trả lời câu hỏi hoạt độc mục I sgk trang 174 và đưa ra kết luận khái niệm quần thể sinh vật.




Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Khái niệm quần thể sinh vật

- Đáp án câu hỏi hoạt độc mục I sgk trang 174:

Câu 1: Một số quần thể sinh vật trong ruộng lúa: quần thể lúa, quần thể cò.

Câu 2: 

+ Quần thể tự nhiên: trâu rừng, tập hợp cá chép trong ao.

+ Quần thể nhân tạo: đàn vịt nuôi,…


  • Kết luận: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của quần thể.

 

  • Mục tiêu: HS nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể.
  • Nội dung: GV sử dụng tranh ảnh, HS thông qua quan sát kết hợp trả lời các câu hỏi khai thác để nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể.
  • Sản phẩm: Các đặc trưng cơ bản của quần thể đáp án các mâu hỏi mục  II.
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 5 nhóm, thảo luận theo các nhiệm vụ riêng biệt:

+ Nhóm 1: Nêu khái niệm kích thước của quần thể và trả lời câu hỏi mục II.1 sgk trang 175.


+ Nhóm 2: Nêu khái niệm mật độ cá thể của quần thể và trả lời câu hỏi mục II.1 sgk trang 175.


+ Nhóm 3: Nêu khái niệm tỉ lệ giới tính và ý nghĩa của tỉ lệ giới tính. 


+ Nhóm 4: Tìm hiểu nhóm tuổi và các kiểu tháp tuổi, trả lời câu hỏi mục II.4 sgk trang 175.


+ Nhóm 5: Tìm hiểu các kiểu phân bố cá thể trong quần thể và hoàn thành bảng sau:

Kiểu phân bố

Nguyên nhân

Ý nghĩa sinh thái

Ví dụ

Đều

   

Theo nhóm

   

Ngẫu nhiên

   

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Các đặc trưng cơ bản của quần thể

1. Kích thước quần thể

- Kích thước quần thể là số lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể

- Đáp án câu hỏi mục II.1 sgk trang 175: 

+ Về kích thước cơ thể: Voi > Hươu > Thỏ rừng > Chuột.

+ Về kích thước quần thể: Voi < Hươu < Thỏ rừng < Chuột.

Vậy chúng ta không thể kết luận rằng kích thước cơ thể tương ứng với kích thước của quần thể được.

2. Mật độ cá thể trong quần thể

- Mật độ cá thể trong quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích của quần thể.

- Đáp án câu hỏi mục II.2 sgk trang 175.

Mật độ cá thể của:

+ Lim xanh: 750 cá thể/ha

+ Bắp cải: 40 cá thể/m2

+ Cá chép: 2 cá thể /m3

  • Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể được và số lượng cá thể cái trong quần thể. 

- Tỷ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. Trong quá trình sống, tỉ lệ giới tính có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sống.

  • Nhóm tuổi

- Đáp án câu hỏi mục II.4 sgk trang 175.

+ Tháp phát triển: số lượng cá thể thuộc nhóm tuổi sinh sản lớn hơn nhiều so với tuổi sinh sản

+ Tháp ổn định: số lượng cá thể thuộc nhóm trước sinh sản tương đương với nhóm tuổi sinh sản.

+ Tháp suy thoái: số lượng cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản nhỏ hơn so với nhóm tuổi sinh sản.

  • Phân bố cá thể trong quần thể.

- Bảng đính dưới hoạt động 2.

  • Kết luận: 

Kích thước quần thể, mật độ cá thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, phân bố cá thể là các dấu hiệu đặc trưng để phân biệt quần thể này với quần thể khác.

 

Kiểu phân bố

Nguyên nhân

Ý nghĩa sinh thái

Ví dụ

Đều

Điều kiện sống phân bố đều, các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt

Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

Cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.

Theo nhóm

Điều kiện sống phân bố không điều, các cá thể có tập tính sống theo nhóm.

Cá thể có thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường

Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng.

Ngẫu nhiên

Điều kiện sống phân bố tương đối đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

Sâu sống trên tán lá cây, gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp bảo vệ quần thể sinh vật

 

  • Mục tiêu: Nêu được các biện pháp bảo vệ quần thể sinh vật.
  • Nội dung: HS hoạt động nhóm nghiên cứu nội dung sgk, đưa ra các biện pháp bảo vệ quần thể.
  • Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mục III sgk trang 176
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu nhóm đôi HS đọc nội dung trong sgk, trả lời câu hỏi 1,2 mục III sgk trang 176.


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. Biện pháp bảo vệ quần thể

- Đáp án câu hỏi mục III sgk trang 176:

Câu 1: Bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể vì môi trường sống bao gồm nhiều nhân tố có ảnh hưởng đên từng cá thể của quần thể.

Ví dụ: Bảo vệ không gian tồn tại của quần thể, chống ô nhiễm môi trường,..

Câu 2: Biện pháp bảo bệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng:

+ Di chuyển quần thể đến nơi sống mới như vườn thú, trang trại bảo tồn

+ Tiến hành bảo tồn nguyên vị.


  • Kết luận: 

Bảo vệ môi trường sống của quần thể, kiểm soát dịch bệnh, khai thác tài nguyên hợp lí,… là những biện pháp quan trọng để quần thể sinh vật được phát triển ổn định.

 

  • HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  • Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về quần thể sinh vật qua các câu hỏi trắc nghiệm.
  • Nội dung: Cá nhân HS làm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về quần thể, các đặc trưng của quần thể sinh vật, biện pháp bảo vệ quần thể sinh vật.
  • Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
  • Tổ chức thực hiện:

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Câu 1: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên?

  1. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông
  2. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi
  3. Các con sói trong một khu rừng
  4. Các con ong mật trong tổ

 

Câu 2: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?

  1. Tập hơp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau.
  2. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao.
  3. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
  4. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao.

 

Câu 3: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau

Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha

Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha

Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  1. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
  2. Dạng phát triển.
  3. Dạng giảm sút.
  4. Dạng ổn định.

 

Câu 4: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 42: Quần thể sinh vật

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 8 kết nối mới, soạn giáo án KHTN 8 mới KNTT bài Quần thể sinh vật, giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối

Soạn mới giáo án KHTN 8 kết nối

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay