Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 35: Hệ bài tiết ở người

Soạn mới Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức bài Hệ bài tiết ở người. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 35. HỆ BÀI TIẾT Ở NGƯỜI

 

 

  • MỤC TIÊU
  • Kiến thức

 

Sau bài học, HS sẽ

  • Nêu được chức năng của hệ bài tiết.
  • Dựa vào hình ảnh hay mô hình, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu.
  • Dựa vào hình ảnh sơ lược, kể tên được các bộ phận chủ yếu của thận.
  • Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống các bệnh đó.
  • Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận như sồi thận, viêm thận,... trong trường học hoặc tại địa phương,

 

  • Năng lực

 

Năng lực chung:

 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

 

Năng lực riêng: 

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: 
    • Trình bày được chức năng của hệ bài tiết, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu, kể tên được các bộ phận chủ yếu của thận.
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên: 
    • Tìm hiểu một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống các bệnh đó.
  • Lập kế hoạch và thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận như sồi thận, viêm thận,... trong trường học hoặc tại địa phương,
  • Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
    • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về hệ bài tiết để bảo vệ sức khoẻ.
    • Vận dụng kiến thức vào cuộc sống thông qua việc thực hiện dự án, bài tập điều tra một số bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương 

 

  • Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng, tuyên truyền/ chia sẻ một số biện pháp phòng chống các bệnh về hệ bài tiết để bảo vệ sức khoẻ.
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC

 

  1. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh về cấu tạo hệ bài tiết ở người.
  • Tranh ảnh về mô hình máy chạy thận nhân tạo
  • Máy tính, máy chiếu(nếu có).
  • Phiếu học tập, mẫu nhật ký hoạt động nhóm, phiếu đánh giá.
  1. Đối với học sinh

 

  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  • Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi phần khởi động để khơi gợi hứng thú học tập.
  • Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS thảo luận đưa ra các phương án trả lời
  • Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  • Tổ chức thực hiện:

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu HS liệt kê các chất con người thải ra ngoài môi trường.
  • GV đưa ra vấn đề “Nếu giả sử quá trình bài tiết bị rối loạn điều gì sẽ xảy ra? Khi bị bệnh suy thận để kéo ra sự sống người ta thường phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Em hãy giải thích tại sao”.và yêu cầu HS dự đoán câu trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 

  • HS trả lời câu hỏi

 

  • HS thảo luận nhóm đưa ra dự đoán cho vấn đề GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

    • 1 HS trả lời, các bạn khác nhận xét và bổ sung.

 

  • 3-5 HS phát biểu đưa ra quan điểm của mình. Các HS khác bổ sung nhận xét

 

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án: Các chất con người thải ra ngoài môi trường: Phân, nước tiểu, mồ hôi, khí CO2

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Các em vừa liệt kê các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Vậy, bài tiết là gì, có vai trò như thế nào, có những hoạt động bài tiết nào, chúng ta sẽ đi vào nội dung bài học hôm nay để lần lượt trả lời các câu hỏi trên.”

 

  • HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết

 

  • Mục tiêu: 

 

  • Nêu được chức năng của hệ bài tiết.
  • Dựa vào hình ảnh hay mô hình, kể tên được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu.
  • Dựa vào hình ảnh sơ lược, kể tên được các bộ phận chủ yếu của thận.

 

  • Nội dung: Học sinh đọc thông tin mục I SGK, quan sát hình ảnh 35.1 trả lời câu hỏi.
  • Sản phẩm: cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết.
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu chức năng hệ bài tiết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 và nêu chức năng của hệ bài tiết

- Yêu cầu HS liệt kê tên các cơ quan tham gia vào quá trình bài tiết ở cơ thể người.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin mục I.1, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS phát biểu hoặc lên bảng trình bày lần lượt theo yêu cầu của GV.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét phần trả lời.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết 

1. Chức năng hệ bài tiết 

- Hệ bài tiết có chức năng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong quá trình trao đổi chất và các chất có thể gây độc cho cơ thể .

- Các cơ quan tham gia vào quá trình bài tiết chủ yếu như phổi, da, thận.

Kết luận

- Hệ bài tiết có chức năng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong quá trình trao đổi chất và các chất có thể gây độc cho cơ thể 

- Các cơ quan tham gia vào quá trình bài tiết chủ yếu như phổi, da, thận.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS tìm hiểu về cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu và trả lời câu hỏi SGK

Đọc đoạn thông tin trên kết hợp với quan sát hình 35.1 kể tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin mục I.2, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS phát biểu hoặc lên bảng trình bày lần lượt theo yêu cầu của GV.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét phần trả lời.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu Trả lời câu hỏi 

Hệ bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái.

Các bộ phận chủ yếu của thận gồm bể thận, phần vỏ, phần tủy, cầu thận, ống góp, động mạch đến, động mạch đi.

Kết luận

Hệ bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bệnh về hệ bài tiết

 

  • Mục tiêu: 

 

  • Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng chống các bệnh đó.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về hệ bài tiết để bảo vệ sức khoẻ.

 

  • Nội dung: HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi trong SGK
  • Sản phẩm: Một số bệnh về hệ bài tiết và cách phòng tránh
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm (5-8 Hs) đọc thông tin SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân hoàn thành phiếu học tập sau

Nhóm:.....................Lớp:...........

PHIẾU HỌC TẬP

Đọc thông tin mục II - SGK tr 147, hoàn thành bảng sau:


Tên bệnh

Nguyên nhân

Triệu chứng

Biện pháp phòng chống

Bệnh sỏi thận

   

Bệnh viêm cầu thận

   

Bệnh suy thận

   

- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 35.1 SGK tr147.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, tìm hiểu thông tin SGK (hoặc internet, sách, báo,...) để hoàn thành phiếu học tập.

- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 35.1  trong hoạt động SGK tr147

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Một số bệnh về hệ bài tiết

(Đáp án phiếu học tập - bên dưới) 

Bảng 35.1

Thói quen 

Nguy cơ xảy ra

Đề xuất biện pháp

Ăn quá mặn, quá chua, nhiều đường

Hệ bài tiết làm việc quá tải

Hạn chế ăn muối thức ăn quá chua và nhiều đường 

Không uống đủ nước

Giảm khả năng bài tiết nước tiểu

Uống đủ nước hằng ngày. 

Nhịn đi tiểu khi buồn tiểu 

Tăng nguy cơ lắng sỏi trong hệ bài tiết

Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay. Không nên nhịn lâu. 

Không giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Tăng nguy cơ viêm nhiễm hệ bài tiết nước tiểu

Tránh làm xây xát bộ phận đi tiệc vệ sinh cơ thể hàng ngày

Ăn thức ăn ôi thiu

Gây độc hại cho hệ bài tiết nước tiểu

Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

Kết luận

Cần  thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ hệ bài tiết: uống đủ nước, ăn các loại thực phẩm phù hợp, vệ sinh hệ bài tiết và cơ thể,... để phòng tránh các bệnh về hệ bài tiết.

 

Nội dung sản phẩm dự kiến HS báo cáo

Tên bệnh

Nguyên nhân

Triệu chứng

Biện pháp phòng, chống bệnh

Bệnh sỏi thận

Khi calcium oxalate, muối phosphate, muối urate,.... tích tụ trong thận với nồng độ cao, gặp điều kiện pH thích hợp sẽ tạo thành sỏi, gây bệnh sỏi thận.

Đau lưng và hai bên hông 

Tiểu són, tiểu dắt hoặc có lẫn máu trong nước tiểu,...

Cần uống đủ nước và có chế độ ăn hợp lý.

Bệnh viêm cầu thận

Do liên cầu khuẩn gây nên

Phù nề, tăng huyết áp, thiếu máu, có lẫn máu trong nước tiểu

Tránh nhiễm khuẩn đường mũi, họng và ngoài da

Điều trị các ổ viêm amidan, sâu răng,...

Bệnh suy thận

Do bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, mất máu hay các bệnh về thận khác 

buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ, phù nề, huyết áp cao,...

- Phòng tránh các bệnh lý khác về thận 

- Duy trì huyết áp ổn định 

- Bảo vệ cơ thể tránh hiện tượng mất máu.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo 

 

  • Mục tiêu: 

 

  • Tìm hiểu được một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo.

 

  • Nội dung: Học sinh quan sát hình 35.2, hình 35.3, thảo luận nhóm hoàn thành hoạt động SGK.
  • Sản phẩm: Một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo.
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 35.2 tìm hiểu phương pháp ghép thận, vai trò của thận ghép 

- Quan sát hình 35.3, nêu nguyên lý hoạt động của máy chạy thận nhân tạo.  

- Cơ chế lọc máu trong của máu của máy tương tự như hiện tượng lọc máu của bộ phận nào trong thận?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành Hoạt động SGK tr 149.

1. Thực hiện tìm hiểu một số thành tựu ghép thận và chạy thận nhân tạo ở Việt Nam trên thế giới

2. Nêu quan điểm của em về vệ tinh nhân văn của việc hiến thận.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, đọc hiểu thông tin SGK, trả lời câu hỏi

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi hoạt động SGK tr 149 (có thể tham khảo thông tin trên sách, báo, internet,...)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày quan điểm của nhóm

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. Một số thành tựu ghép thận chạy thận nhân tạo

1. Ghép thận 

- Ghép thận là ghép vào cơ thể người bệnh quả thận hoạt động bình thường để thay thế cho thận suy giảm hoặc không có chức năng.

- Ghép thận giúp cải thiện rõ rệt tỷ lệ sống thêm ngắn hạn cũng như dài hạn của bệnh nhân so với phương pháp lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ hay lọc màng bụng. 

Ghép thận mang lại cơ hội phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy thận.

2. Chạy thận nhân tạo

Nguyên lý hoạt động của máy chạy thận nhân tạo: Sử dụng máy chạy thận để lọc máu giúp thải chất độc chất thải ra khỏi cơ thể.

Máu chưa lọc → ống dẫn từ động mạch vào máy → máy bơm → hệ thống màng lọc chứa máu tại đây thực hiện việc lọc máu và loại bỏ chất thải cặn bã, máu được lọc đi vào máy bơm đến ống dẫn → cơ thể.

Cơ chế lọc máu trong của máu của máy tương tự như hiện tượng lọc máu của nang cầu thận.

Trả lời câu hỏi hoạt động

HĐ1. Theo báo cáo của Hội đồng Châu Âu, số ca ghép thận tính đến trên 1 triệu dân hàng năm cho khu vực là châu Mỹ 45 ca, châu Âu 35 ca,  châu Á - Thái Bình Dương 7 - 8 ca,... Cũng theo số liệu của Hội đồng châu Âu trong năm 2012 tổng số các trường hợp ghép thận tại 27 nước châu Âu là 18854 trường hợp. Tình hình phân bố ghép thận theo khu vực cho thấy châu Âu và châu Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về số ca cấy ghép Đông Nam Á và châu Phi vẫn là những vùng có số ca ghép thuộc nhóm thấp nhất thế giới những thông tin này cho thấy vai trò của việc tuyên truyền hiện tại đặc biệt là hiến thận cứu người là rất cần thiết.

Các thành tựu mới nhất ở Việt Nam: 

+ 1/2022 tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép thận bất tương hợp nhóm máu từ người vợ cho người chồng (đây là trường hợp đầu tiên ghép thận không cùng nhóm máu tại Việt Nam)

+ Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã ghép thận thành công từ người hiến đã chết não cho bệnh nhi nam 15 tuổi 

HĐ2. HS nêu quan điểm cá nhân về tính nhân văn của hiến thận. Tuy nhiên GV cần nhấn mạnh tinh thần nhân văn với cực cao đẹp nhằm cứu sống con người 

Kết luận

Ghép thận, chạy thận nhân tạo là 2 phương pháp giúp người bệnh suy thận cải thiện chất lượng sống, kéo dài sinh mạng.

 

Hoạt động 4: Thực hiện dự án, bài tập: điều tra một số bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương 

 

  • Mục tiêu: 

 

  • Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh về thận như sồi thận, viêm thận,... trong trường học hoặc tại địa phương,
  • Vận dụng kiến thức vào cuộc sống thông qua việc thực hiện dự án, bài tập điều tra một số bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương 

 

  • Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, lập kế hoạch và thực hiện dự án.
  • Sản phẩm: Kết quả thực hiện dự án của HS
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh đọc kỹ mục tiêu và các bước tiến hành dự án trong sách giáo khoa để thực hiện Tìm hiểu các bệnh về thận trong trường học hoặc tại địa phương.

- Yêu cầu HS lập kế hoạch và thực hiện dự án (có thể thực hiện theo các bước trong SGK), báo cáo kết quả trong buổi học tiếp theo 

Yêu cầu về sản phẩm: 

  • Hình thức: powerpoint/A0
  • Bản cáo theo mẫu bảng 35.2.
  • Bản nhật ký hoạt động

(GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS điều tra ngoài giờ học và hoàn thành thông tin điều tra để nộp cho GV đánh giá vào tiết học sau.)

Từ những thông tin thực tế thu được HS trả lời câu hỏi SGK: 

Kể các loại thực phẩm phù hợp cho người bệnh sỏi thận, suy thận và viêm cầu thận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin SGK

- Lập kế hoạch thực hiện dự án

- Mỗi nhóm bầu 1 nhóm trưởng và thư ký, phân công các thành viên thực hiện dự án.

- Tiến hành thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích dữ liệu nhóm thu thập được, viết báo cáo theo mẫu bảng 35.2.

- Thiết kế kế sản phẩm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trên Powerpoint.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (khi cần)

- Sau khi thực hiện dự án, HS trả lời câu hỏi SGK.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm khác phân tích, đặt câu hỏi, đánh giá, góp ý bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét tổng quát quá trình thực hiện dự án của từng nhóm.

- Tuyên dương cá nhân, nhóm tích cực tham gia xây dựng và thực hiện dự án.

- Phê bình, nhắc nhở một số HS ý thức chưa tốt.

V.  Dự án, bài tập: điều tra một số bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương 

Kết quả điều tra một số bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương 

 theo mẫu Bảng 35.2

Tên bệnh

Số lượng người mắc

Nguyên nhân

Biện pháp phòng chống

    
    

Trả lời câu hỏi:

Các loại thực phẩm phù hợp cho người bệnh sỏi thận, suy thận và viêm cầu thận: rau, củ, quả tươi nhằm cung cấp vitamin chất xơ cho cơ thể, giúp tiêu hóa khỏe mạnh tránh ứ đọng trong ruột giảm thiểu sự tái hấp thu chất oxalate từ ruột gây sỏi thận trong hệ bài tiết; không nên ăn quá nhiều thịt dẫn đến sỏi thận.

Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 35: Hệ bài tiết ở người

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 8 kết nối mới, soạn giáo án KHTN 8 mới KNTT bài Hệ bài tiết ở người, giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối

Soạn mới giáo án KHTN 8 kết nối

 

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay