Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Soạn mới Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức bài Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 33. MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN CỦA CƠ THỂ NGƯỜI

 

  • MỤC TIÊU
  • Kiến thức

 

Sau bài học, HS sẽ:

  • Nêu được chức năng của máu, các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần.
  • Nêu được khái niệm nhóm máu và vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.
  • Trình bày được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể; vai trò của vaccine và tiêm vaccine trong việc phòng bệnh; cơ chế miễn dịch trong cơ thể người.
  • Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống; vận dụng được hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình.
  • Kể tên được các cơ quan của hệ tuần hoàn; nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn. 
  • Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu; thực hiện được các Bước đo huyết áp.
  • Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh cao huyết áp, tiểu đường và tìm hiểu được phong trào hiến máu nhân đạo ở địa phương.

 

  • Năng lực 

 

Năng lực chung:

 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

 

Năng lực riêng: 

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: 
    • Nêu được chức năng của máu, các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần, khái niệm nhóm máu và vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.
    • Trình bày được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể; vai trò của vaccine và tiêm vaccine trong việc phòng bệnh; cơ chế miễn dịch trong cơ thể người.
    • Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống
    • Kể tên được các cơ quan của hệ tuần hoàn; nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn. 
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên: 
    • Tìm hiểu một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống
    • Lập kế hoạch và thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu; thực hiện được các Bước đo huyết áp.
    • Lập kế hoạch và thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh cao huyết áp, tiểu đường và tìm hiểu được phong trào hiến máu nhân đạo ở địa phương.
    • Viết, trình bày báo cáo và thảo luận sau quá trình thực hiện tình huống giả định và sau khi thực hiện dự án, bài tập.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
    • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình.

 

 

  • Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng, tuyên truyền/ chia sẻ một số biện pháp phòng chống các bệnh về về máu và tuần hoàn 

 

  • Tuyên truyền hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện.

 

  • THIẾT BỊ DẠY HỌC

 

  1. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, mô hình, video về hệ tuần hoàn ở người
  • Thiết bị, dụng cụ để đo huyết áp, cấp cứu người chảy máu, tai biến, đột quỵ
    • Băng gạc (1 cuộn), gạc (l gói), bông y tế (1 gói), dây cao su hoặc dây vải, vải mềm (1 miếng kích thước 10cm x 30cm), cồn iodine.
    • Huyết áp kế (huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử). ống nghe tim phổi.
  • Máy tính, máy chiếu(nếu có).
  • Mẫu nhật ký hoạt động nhóm, phiếu đánh giá thực hành, phiếu đánh giá thực hiện dự án, phiếu bài tập.
  1. Đối với học sinh

 

  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

 

  • Bài thuyết trình báo cáo kết quả tìm hiểu một số bệnh về máu và tim mạch

 

  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  • Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi phần khởi động để khơi gợi hứng thú học tập.
  • Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS thảo luận đưa ra các phương án trả lời
  • Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  • Tổ chức thực hiện:

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đặt câu hỏi: “Một người bị mất máu liên tục sẽ yếu dần và nguy hiểm đến tính mạng. Máu có vai trò gì đối với cơ thể? Máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì trong quá trình đó?.”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 

  • HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 

  • 3-5 HS phát biểu đưa ra quan điểm của mình.

 

  • Các HS khác bổ sung nhận xét

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV nhận xét, tổng hợp lại các phương án trả lời của HS và dẫn vào bài: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 33. Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người.

 

  • HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về máu

 

  • Mục tiêu: 

 

- Trình bày được các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần.

- Nêu được chức năng của máu

- Nêu được khái niệm nhóm máu và vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.

- Trình bày được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể; vai trò của vaccine và tiêm vaccine trong việc phòng bệnh; cơ chế miễn dịch trong cơ thể người.

- Nêu được tên các nhóm máu hệ ABO và nguyên tắc truyền máu.

 

  • Nội dung: Học sinh đọc thông tin ở mục I, SGK - tr 135 kết hợp quan sát hình 33.1 trong SGK thảo luận, trả lời câu hỏi
  • Sản phẩm: 

 

  • Khái niệm máu và chức năng các thành phần của máu.
  • Khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể; vai trò của vaccine và tiêm vaccine trong việc phòng bệnh; cơ chế miễn dịch trong cơ thể người.
  • Nhóm máu hệ ABO và nguyên tắc truyền máu.

 

  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu các thành phần của máu

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1, kết hợp quan sát hình 33.1, trả lời câu hỏi trong SGK tr 135:

1. Xác định tên và chức năng các thành phần của máu được đánh số thứ tự trong hình 33.1

2. Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể chúng ta nếu thiếu một trong các thành phần của máu.


- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin mục I.1, thảo luận theo nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện của nhóm.

- Các nhóm khác bổ sung nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét phần trả lời.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Máu 

1. Các thành phần của máu

Trả lời câu hỏi: 

Câu 1. Tên và chức năng các thành phần của máu được đánh số trong Hình 33.1:

  • Tiểu cầu tham gia bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu
  • Hồng cầu vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu
  • Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể
  • Huyết tương có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch vận chuyển chất dinh dưỡng các chất cần thiết khác và chất thải 

Câu 2. Nếu thiếu một trong các thành phần của máu thì cơ thể sẽ gặp các bệnh lý liên quan đến máu, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan, thậm chí tử vong.

- Ví dụ:

+ Nếu thiếu tiểu cầu sẽ gây tình trạng xuất huyết, khả năng đông máu và khả năng chống nhiễm trùng sẽ giảm.

+ Nếu thiếu hồng cầu có thể gây bệnh thiếu máu, hoặc có triệu chứng như khó thở, chóng mặt, da xanh, tim đập nhanh,…

+ Nếu thiếu bạch cầu thường khiến sức đề kháng của cơ thể yếu hơn, dễ nhiễm trùng

Kết luận

Máu là dịch lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn

Tên các thành phần của máu

Chức năng

Huyết tương

có vai trò duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch vận chuyển chất dinh dưỡng các chất cần thiết khác và chất thải 

Tiểu cầu 

 

tham gia bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu

Hồng cầu

vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu

Bạch cầu 

có chức năng bảo vệ cơ thể

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về Miễn dịch và vaccine

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Hoạt động nhóm, đọc thông tin mục I.2 kết hợp hiểu biết của bản thân thảo luận, trả lời câu hỏi SGK tr 136:

1. Giải thích vì sao con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh?

2. Tiêm vaccine có vai trò gì trong việc phòng bệnh.

- HS nghiên cứu SGK nêu khái niệm kháng nguyên, kháng thể, miễn dịch.

-GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin mục I.2, thảo luận theo nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện của nhóm.

- Các nhóm khác bổ sung nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét phần trả lời.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.



2. Miễn dịch và vaccine

Trả lời câu hỏi: 

Câu 1. Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh vì cơ thể có khả năng miễn dịch của cơ thể.

Câu 2. Tiêm vaccine có vai trò tạo hệ miễn dịch nhân tạo cho cơ thể

  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm
  • Giảm thiểu các rủi ro vì bệnh tật như biến chứng, di chứng, tử vong so với nhóm không tiêm phòng.
  • Tạo điều kiện để trẻ lớn lên và phát triển toàn diện

Kết luận

- Kháng nguyên là những chất khi xâm nhập vào cơ thể có khả năng kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể tương ứng.

- Kháng thể là những phân tử protein đặc hiệu do cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên.

Một kháng nguyên chỉ kết hợp với một kháng thể đặc hiệu của nó (cơ chế chìa khóa ổ khóa)

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc bệnh truyền nhiễm nào đó.

- Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo (sử dụng vaccine).

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về nhóm máu và truyền máu

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS nghiên cứu thông tin mục I.3 SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phần hoạt động:

1. Vẽ Hình 33.4 vào vở rồi hoàn thành sơ đồ truyền máu bằng cách đánh dấu chiếu mũi tên để thể hiện mối quan hệ cho, nhận giữa các nhóm máu.


2. Giả sử một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận những nhóm máu nào? Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin mục I.3, thảo luận theo nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện của nhóm.

- Các nhóm khác bổ sung nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét phần trả lời.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

3. Nhóm máu và truyền máu

Trả lời câu hỏi hoạt động

HĐ 1:

HĐ 2: Người có nhóm máu A có thể nhận máu bởi những người có nhóm máu A hoặc nhóm máu O. Nếu truyền nhóm máu không phù hợp, hồng cầu của máu truyền vào cơ thể sẽ bị ngưng kết bởi các kháng thể của người nhận ngay trong lòng mạch máu, có thể xảy ra các phản ứng đồng loạt, gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng của người được truyền máu.

Kết luận

Nhóm máu là nhóm tế bào hồng cầu, được chia thành bốn nhóm trong hệ nhóm máu ABO (gồm nhóm máu: A, B, AB, O.)

Khi truyền máu, cần lựa chọn nhóm máu truyền phù hợp theo nguyên tắc truyền máu.



Hoạt động 2: Tìm hiểu về hệ tuần hoàn ở người

 

  • Mục tiêu: Kể tên được các cơ quan của hệ tuần hoàn; nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn. 
  • Nội dung: HS quan sát video, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong SGK tr 138.
  • Sản phẩm: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn ở người.
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Hoạt động nhóm: GV yêu cầu HS quan sát video

 (https://youtu.be/S5tow8SVsZE 0:00 - 0:53) và nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong SGK tr 138:

Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn toàn và trình bày sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát video, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Hệ tuần hoàn

 Trả lời câu hỏi:

- Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch

+ Tim hoạt động như một chiếc máy bơm và hút vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn

+ Hệ mạch gồm các động mạch, mao mạch, tĩnh mạch. Các mạch máu có dạng ống hợp thành một hệ thống kín. Trong đó động mạch vận chuyển máu từ tim đến mao mạch để trao đổi nước, khí, các chất giữa máu và các tế bào máu trao đổi tại mao mạch theo tĩnh mạch trở về tim.

- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và chất khí đến các tế bào và mô của cơ thể nhờ sự lưu thông của máu qua vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Kết luận

Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn giúp máu lưu thông đến mọi tế bào của cơ thể để thực hiện quá trình sống.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số bệnh về máu và tim mạch

 

  • Mục tiêu: Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống; vận dụng được hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình.
  • Nội dung: Học sinh quan sát video, nghiên cứu thông tin SGK,thảo luận nhóm trả lời câu hỏi thảo luận.
  • Sản phẩm: Một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống.
  • Tổ chức thực hiện

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của một số bệnh về máu, tim mạch; một số biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể, giải thích cơ sở các biện pháp đó (Đã dặn dò chuẩn bị ở tiết học trước):

Nhóm 1: Bệnh thiếu máu

Nhóm 2: Bệnh cao huyết áp

Nhóm 3: Xơ vữa động mạch.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, chỉnh sửa bài báo cáo (nếu cần)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu của nhóm mình

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. Một số bệnh về máu và tim mạch

Báo cáo hoạt động tìm hiểu một số bệnh về máu và tim mạch

(Nội dung tóm tắt phía dưới)

Kết luận

Một số bệnh về máu và tim mạch như: thiếu máu, cao huyết áp, xơ vữa động mạch,...

Một số biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể: 

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm
  • Khắc phục và hạn chế những nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn gây bệnh
  • Ăn uống vệ sinh; khẩu phần ăn hợp lí (ăn đủ lượng, đủ chất, hạn chế dầu mỡ, ăn nhiều quả và rau xanh)

 

Nội dung sản phẩm dự kiến HS báo cáo

Tên bệnh

Nguyên nhân

Triệu chứng

Hậu quả

Thiếu máu

- Do chế độ ăn thiếu sắt cơ thể không sản xuất đủ lượng hemoglobin (thiếu máu dinh dưỡng)

- Do chảy máu, mất máu quá nhiều khi bị thương, khi đến kỳ kinh nguyệt,...

Mệt mỏi, da xanh, tim đập nhanh, đau thắt ngực, ngất và khó thở khi gắng sức…

- Cơ thể mệt mỏi 

- Rối loạn nhịp tim kéo dài.

- Ngất xỉu đột ngột.

- Mẹ bầu có thể sinh non, thậm chí tử vong.

Huyết

áp cao

- Huyết áp tăng cao lúc đầu có thể do sau khi luyện tập thể dục, thể thao, khi tức giận hay khi bị sốt,… Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm tổn thương cấu trúc thành động mạch và gây ra bệnh huyết áp cao.

- Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,…

Nhức đầu, tê hoặc ngứa râm ran ở các chi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, chảy máu cam, …

Có thể gây ra nhiều biến chứng như nguy hiểm về sau như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận,…

Xơ vữa động mạch

- Do chế độ ăn chưa hợp lí, hút thuốc lá, ít vận động,… dẫn đến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao kết hợp với Ca2+ ngấm vào thành mạch.

 

Các triệu chứng cụ thể phụ thuộc vào vị trí động mạch bị xơ vữa như: Đau thắt ngực, tê bì tay chân hoặc cảm giác yếu ớt vô lực, khó nói hoặc nói lắp, mất thị lực tạm thời ở một mắt hoặc cơ mặt bị rủ xuống,…

- Làm hẹp lòng mạch, mạch bị xơ vữa, dẫn đến tăng huyết áp, giảm dòng máu, tạo thành các cục máu đông dẫn đến tắc mạch. Nếu các cục máu đông xuất hiện ở động mạch vành tim gây đau tim, còn ở động mạch não là nguyên nhân gây đột quỵ.

Một số biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể: 

Biện pháp bảo vệ sức khoẻ

Cơ sở

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm

Phát hiện bệnh tật liên quan đến tim mạch để chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt động và sinh hoạt phù hợp để bệnh được kiểm soát.

Khắc phục và hạn chế những nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn gây bệnh

Nếu tăng nhịp tim kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy tim và có thể làm tim ngừng hoạt động. Nếu tăng huyết áp kéo dài có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành động mạch và gây bệnh.

Ăn uống vệ sinh; khẩu phần ăn hợp lí (ăn đủ lượng, đủ chất, hạn chế dầu mỡ, ăn nhiều quả và rau xanh)

Ngăn chặn sự xâm nhập của một số virus, vi khuẩn,...gây bệnh cho cơ thể; ăn nhiều dầu mỡ tác động không tốt đến hệ mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch,...

 

Hoạt động 4: Thực hành: Thực hiện tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ và đo huyết áp.

 

  • Mục tiêu: Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu; thực hiện được các Bước đo huyết áp.
  • Nội dung:  Học sinh thực hành cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu; thực hành đo huyết áp.
  • Sản phẩm: Kết quả thực hành của HS
  • Tổ chức thực hiện

 



HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-·Yêu cầu Hs đọc kĩ nội dung thực hành: chuẩn bị, cách tiến hành, các lưu ý (Có thể giao nhiệm vụ chuẩn bị ở nhà của Hs)

- Thực hành theo nhóm

- Sau khi thực hành sơ cứu cầm máu và đo huyết áp, yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:

1. Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý những điều gì?




2. Vì sao chỉ dùng biện pháp buộc dây garô để sơ cứu những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân? Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay, chân cần được xử lý như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, trao đổi để nắm vững các Bước chuẩn bị, cách tiến hành, lưu ý khi thực hành.

- HS tiến hành thực hành theo nhóm (1 HS trong nhóm quay lại quá trình thực hành của nhóm)

- GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần). 

- Sau khi thực hành, HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm báo cáo kết quả và sản phẩm thực hành và nhận xét, góp ý cho nhau.

- Các nhóm tổ chức đánh giá chéo dựa trên các tiêu chí trong phiếu đánh giá thực hành.

- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời sau khi thực hành, các nhóm khác góp ý bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thực hành của các nhóm, đánh giá thái độ làm việc của các HS trong nhóm theo tiêu chí trong phiếu đánh giá thực hành.trong phiếu đánh giá thực hành.

- GV nhận xét phần trả lời.

IV. THỰC HÀNH: THỰC HIỆN TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH CẤP CỨU NGƯỜI BỊ CHẢY MÁU, TAI BIẾN, ĐỘT QUỴ VÀ ĐO HUYẾT ÁP

* Thực hành:



* Trả lời câu hỏi

1. Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý: dùng dây cao su hoặc dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát vết thương (cao hơn vết thương về phía tim) với lực ép đủ làm cầm máu. 

2. Chỉ dùng biện pháp buộc dây garô để sơ cứu những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô mới có hiệu quả cầm máu. Đối với những vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác, chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương (phía gần tim) để cầm máu. 

Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 8 kết nối mới, soạn giáo án KHTN 8 mới KNTT bài Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người, giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối

Soạn mới giáo án KHTN 8 kết nối

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay