Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 21: Dòng điện, nguồn điện

Soạn mới Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức bài 21: Dòng điện, nguồn điện. Áp suất khí quyển. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 21: DÒNG ĐIỆN, NGUỒN ĐIỆN 

 

  1. MỤC TIÊU 
  2. Kiến thức 
  • Nêu được định nghĩa dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện; phân loại được vật dẫn điện, vật không dẫn điện.
  • Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống. 
  1. Năng lực

 

  • Năng lực chung

 

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về dòng điện, nguồn điện 
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm về vật dẫn điện và vật không dẫn điện 
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các hiện tượng liên quan đến dòng điện, nguồn điện 

 

  • Năng lực riêng 
  • Thực hiện được thí nghiệm về vật dẫn điện và vật không dẫn điện 
  • Kết hợp được các kiến thức trong đã học về dòng điện, nguồn điện đểgiải thích các hiện tượng, lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn.

 

  1. Phẩm chất
  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
  • Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8. 
  • Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS gồm :
  • Nguồn điện 3 V
  • Bóng đèn pin 2,5 V;
  • Các dây dẫn;
  • Vật liệu: ba miếng lá nhôm, đồng, nhựa;
  • Hai chiếc kẹp nối 
  • Hai điện nghiệm và cần kim loại để nối hai điện nghiệm 
  • Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài 
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8. 
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến dòng điện, nguồn điện 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học  
  3. Nội dung: GV tiến hành thí nghiệm mô tả ở đầu bài học, cho HS trả lời câu hỏi 
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho vấn đề nghiên cứu GV đưa ra  
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Quan sát thí nghiệm sau:

 

Có hai điện nghiệm, điện nghiệm A được tích điện nên hai lá kim loại xòe ra; điện nghiệm B không tích điện nên hai lá kim loại cụp lại (Hình a). Nối hai quả cầu của hai điện nghiệm, hiện tượng xảy ra: hai lá kim loại của điện nghiệm A giảm độ xòe, hai lá kim loại của điện nghiệm B xòe ra (Hình b). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ điều gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi: Kết quả thí nghiệm chứng tỏ điều gì?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời 

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV để HS tự do phát biểu, từ câu trả lời của HS, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Bài 21: Dòng điện, nguồn điện 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dòng điện và nguồn điện

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện thông qua thí nghiệm
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi tìm hiểu về dòng điện và nguồn điện 
  3. Sản phẩm học tập: Khái niệm về dòng điện, nguồn điện và một số ví dụ về nguồn điện sử dụng trong thực tế 
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, dựa vào kết quả thí nghiệm ở phần mở đầu để đưa ra khái niệm về dòng điện 

- GV lưu ý với HS: chiều dòng điện trong dây dẫn kim loại không phải là chiều dịch chuyển của các electron

- GV yêu cầu HS nêu dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy qua các thiết bị điện (gợi ý: Khi có dòng điện chạy qua bóng đèn thì đèn sáng; dòng điện chạy qua quạt thì quạt quay,...)

=>Nhận xét: Các thiết bị, dụng cụ điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua

- GV dẫn dắt: Muốn duy trì dòng điện trong các thiết bị tiêu thụ điện phải có nguồn điện. 

- GV yêu cầu HS tìm hiểu trong SGK và đưa ra khái niệm về nguồn điện 

- GV chiếu hình ảnh về một số nguồn điện và yêu cầu HS kể tên các nguồn điện có trong hình 

=> Gợi ý: 

- GV nhấn mạnh với HS: Pin, acquy có hai cực: cực dương (+) và cực âm (-)

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK – tr88: Hãy kể tên các nguồn điện khác mà em biết 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân trả tìm hiểu về dòng điện, nguồn điện 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK  

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. 

I. Dòng điện và nguồn điện 

1. Dòng điện 

- Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện 

- Các thiết bị, dụng cụ điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua 

2. Nguồn điện 

- Nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện để các dụng cụ điện hoạt động

- Pin, acquy là những nguồn điện có hai cực, một cực là cực dương (kí hiệu +), một cực là cực âm (kí hiệu -) 

Trả lời câu hỏi (SGK – 88)

Một số nguồn điện khác: Máy phát điện, pin dự phòng, pin Mặt Trời, ổ lấy điện trong nhà,... 



Hoạt động 2. Nghiên cứu vật dẫn điện và vật không dẫn điện 

  1. Mục tiêu: HS tự khám phá bằng hoạt động trải nghiệm vật nào dẫn điện và vật nào không dẫn điện.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm hình 21.2 SGK, rút ra kết luận về vật dẫn điện và vật không dẫn điện 
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm tìm hiểu về vật dẫn điện và vật không dẫn điện
Soạn mới giáo án KHTN 8 KNTT bài 21: Dòng điện, nguồn điện

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 8 kết nối mới, soạn giáo án KHTN 8 mới KNTT bài 21: Dòng điện, nguồn điện. Áp suất khí quyển, giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối

Soạn mới giáo án KHTN 8 kết nối

 

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay