Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…./…
BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU
……………………………………………….
MÔN NGỮ VĂN 8 – LỚP
Số tiết: 11 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU
Ngày soạn:…./…./….
Ngày dạy:…./…../…..
Năng lực đặc thù
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh: Em hãy chia sẻ với các bạn một một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gợi ý:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh
- GV dẫn dắt vào bài: Tình mẫu tử từ xưa tới nay vẫn luôn là điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con người và có rất nhiều những nhà thơ nhà văn đã dùng những tác phẩm của mình chạm đến trái tim những người con, chạm đến trái tim của người đọc nói chung. Trong những bài thơ ấy có bài Trong lời mẹ hát của Trương Nam Khương. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: Trình bày đặc trưng thể loại của thơ sáu chữ và thơ bảy chữ? (nguồn internet) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời 1-2 HS trình bày kết quả chuẩn bị + Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp + Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành sáu nhóm thực hiện các yêu cầu sau đây: · Nêu một số nét cơ bản về tác giả Trương Nam Hương? · Ý nghĩa nhan đề của bài thơ? · Nêu xuất xứ của tác phẩm trong lời mẹ hát? · Cho biết bài thơ Trong lời mẹ hát thuộc thể thơ gì? · Xác định bố cục của bài thơ và nêu nội dung từng phần? · Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khích lệ HS - GV bổ sung thêm: - Nói về hoàn cảnh sáng tác bài thơ, tác giả Trương Nam Hương tâm sự rằng: “Tôi viết bài thơ này cách đây đã hơn 20 năm, bài thơ bằng tuổi con gái tôi bây giờ. Tôi viết trong lúc ru con, viết để nhớ những tháng năm thơ bé của mình cũng là nhớ lại những lời ru ngày xưa của mẹ. Mỗi lần tôi đưa nôi là một lần con tôi bồng bềnh trong lời thơ ấy (nói đúng hơn đầy đủ hơn là chính tôi cũng đang bồng bềnh trong các miền ký ức tuổi thơ của mình).” - GV chốt kiến thức và dẫn dắt vào hoạt động mới.
| I. Tri thức ngữ văn 1. Thơ sáu chữ; vần; bố cục của bài thơ; mạch cảm xúc; cảm hứng chủ đạo và vai trò của tưởng tượng trong giao tiếp văn học - Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng gồm sáu chữ. Mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng. Thể thơ không bị giới hạn về nội dung và thường được dùng để miêu tả nỗi nhớ chung, cảm xúc tâm tư hoặc đơn giản là miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, con người. - Vần: Bên cạnh cách phân loại vần chân, vần lưng, vần trong thơ còn được phân loại thành vần liền và vẫn cách (thuộc vần chân). + Vần liền là trường hợp tiếng cuối của dòng thơ liên tiếp vần với nhau. + Vần cách là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ cách nhau vần với nhau. Ví dụ: a. Đâu những chiều sương phủ bãi đồng/ Lúa mềm xao xác ở ven sông (Tố Hữu, Nhớ đồng) b. Con nghe dập dờn tiếng lúa Lời ru hóa hạt gạo rồi Thương mẹ một đời khốn khó Vẫn giàu những tiếng ru nôi (Trương Nam Khương, Trong lời mẹ hát) - Bố cục của bài thơ Bố cục của bài thơ là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ; từ đó có thể xác định mạch cảm xúc của bài thơ. - Mạch cảm xúc của bài thơ Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ. - Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc. - Vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học Tác phẩm văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo, được thể hiện bằng ngôn từ. Vì thế, khi đọc văn bản, người đọc cần huy động nhận thức, trải nghiệm, sử dụng kết hợp các giác quan để tái hiện trong tâm trí mình hình ảnh con người hay bức tranh đời sống mà nhà văn, nhà thơ đã gợi tả trong văn bản. Nhờ khả năng tưởng tượng, người đọc có thể trải nghiệm cuộc sống được miêu tả, hóa thân vào các nhân vật, từ đó cảm nhận và hiểu văn bản đầy đủ, sâu sắc hơn. 2. Đọc văn bản a) Tác giả - Trương Nam Hương sinh năm 1963 tại Hải Phòng, lớn lên ở Hà Nội và vào TP Hồ Chí Minh từ năm 12 tuổi. - Ông là nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Với những chùm thơ hay và giàu ý nghĩa đã giúp ông nhận được nhiều giải thưởng văn học cao quý của văn học nghệ thuật - Một số giải thưởng: Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Việt Nam 1991, Giải thưởng thơ Văn nghệ Quân đội (1989 -1990)…. - Một số tác phẩm tiêu biểu: KHúc hát người xa xứ (Thơ, NXB Trẻ, 1990), Cỏ, tuổi hai mươi (Thơ, NXB Văn nghệ, 1992)…. b) Tác phẩm - Nhan đề: Trong lời mẹ hát có nghĩa là lời ru của mẹ, lời ru ấy mang nhiều ý nghĩa với người con - Xuất xứ: Trích trong tập “Ban mai xanh”, NXB Đồng Nai 1994 - Thể thơ: sáu chữ - Cách gieo vần trong bài thơ này là Vần cách mấy khổ đầu: ngào – dao, xanh – chanh, rồi – nôi, nao – cao, ra – xa. Trầu – cau, con – hơn, sờn – thơm. - Bố cục: + Khổ 1 – 2: Lời mẹ hát ru đưa con đến với hình ảnh quê hương, đất nước. + Khổ 3 – 7: Hình ảnh người mẹ từ lúc còn trẻ đến lúc tóc bạc trong tình cảm thương yêu lẫn xót xa của con + Khổ 8: Lời ru đã chắp cánh cho con bay xa, trưởng thành. Cảm hứng chủ đạo: Gợi tả sự lớn dần của người con, từ khi còn bé đến lúc trưởng thành song hành với những dấu ấn thời gian trong cuộc đời mẹ. Khi đứa con còn nằm trong võng: lời ru mở ra hình ảnh quê hương đất nước (khổ 1, 2), qua lời ru, con thấu hiểu những tảo tần, vất vả, hi sinh của người mẹ qua thời gian (các khổ 3-7); hình ảnh thơ mở rộng ra ý nghĩa của lời ru: Lời ru giúp con lớn lên trưởng thành (khổ cuối) |
Hoạt động 3: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lời mẹ hát ru đưa con đến với hình ảnh quê hương, đất nước Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh đọc diễn cảm khổ 1 và 2 - GV chia lớp thành ba nhóm thực hiện: Tìm hiểu về lời mẹ hát ru đưa con đến với hình ảnh quê hương, đất nước? · Con được lớn lên trong tuổi thơ như thế nào? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng? · Những hình ảnh nào xuất hiện trong lời ru của mẹ? Em có nhận xét gì về hình ảnh ấy? · Qua đó con có cảm nhận như thế nào về lời ru của mẹ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hình ảnh người mẹ từ lúc trẻ đến lúc tóc bạc trong tình cảm thương yêu lẫn xót xa của con - GV yêu cầu chia lớp thành hai nhóm thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu về hình ảnh người mẹ hiện lên qua lời ru ở khổ 3 đến khổ 7? · Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thứ ba đến khổ thứ bảy? Cách khắc họa hình ảnh người mẹ có gì độc đáo? · Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh “Chòng chành nhịp võng ca dao” và “Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về lời ru đã chắp cánh cho con bay xa, trưởng thành. - GV yêu cầu học sinh hình thành ba nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: Tìm hiểu về lời ru cho con chắp cánh bay xa trưởng thành? · Các từ “con nghe”, “thương mẹ” được lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì? · Nhờ có tiếng hát của mẹ, người con đã hiểu ra những gì? · Qua bài thơ tác giả gửi đến bạn độc bức thông điệp gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt sang nội dung mới
Nhiệm vụ 3: Kết luận theo đặc trưng thể loại Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv yêu cầu học sinh trả lời: Em hãy rút ra đặc trưng thể loại qua những yếu tố (vần, cách sử dụng hình ảnh giàu tính tạo hình, cảm hứng chủ đạo, chủ đề bài thơ) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời 1-2 HS trình bày kết quả chuẩn bị - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt sang nội dung mới | II. Khám phá văn bản 1. Lời mẹ hát ru đưa con đến với hình ảnh quê hương, đất nước. Hai khổ đầu - Biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ => khiến ta có cảm tưởng như tuổi thơ là một con thuyền hay một chiếc bè chứa những câu chuyện cổ tích lúc nhỏ. Lời ru của người mẹ ngọt ngào chan chứa mát lành như dòng sông không bao giờ vơi cạn - Vẻ đẹp trong lời ru, những câu ca dao đầy ấm áp của mẹ, người con thấy những hình ảnh quen thuộc của làng quê trong câu hát, những rung cảm về cánh đồng xanh mướt, đàn cò trắng lấp ló đứng trên những cánh đồng. Hay những màu vàng của hoa mướp, hình ảnh thú vị con gà cục tác, lá chanh => Được tác giả miêu tả và khắc họa khá thú vị bởi đó là những hình ảnh độc đáo pha chút bình dị mà mộc mạc của một làng quê đầy ấm áp à Hình ảnh giản dị, gần gũi, quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. - Hình ảnh quen thuộc của làng quê: cánh đồng xanh, đàn cò trắng, màu vàng của hoa mướp, con gà cục tác à Hình ảnh giản dị gần gũi quen thuộc - Từ ‘gặp” ở đây là tưởng tượng ra, tưởng như đã thấy những cảnh vật trong lời ru. (Bài thơ Gặp lá cơm nếp – Thanh Thảo – Ngữ văn 7 KNTT) * Con cảm nhận được về lời ru: Lời ru ngọt ngào, những câu chuyện cổ tích đầy màu sắc đã nuôi dưỡng tâm hồn con được trong trẻo và ấm áp, mẹ không ngại khó khăn, vất vả, mẹ ru con ngủ nhưng trưa hè oi ả, những tiếng ru à ơi nhẹ nhàng ấm áp, khiến con chìm vào giấc ngủ ngon. Con cảm nhận và khơi gợi trí tưởng tượng về thế giới đầy màu sắc: Trắng…xanh…hoa mơ…Khiến con biết yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước tươi đẹp. => Lời ru của mẹ chứa đựng những kỉ niệm tuổi thơ. 2. Hình ảnh người mẹ từ lúc còn trẻ đến lúc tóc bạc trong tình cảm thương yêu lẫn xót xa của con Khổ 3 đến khổ 7 Hình ảnh người mẹ và cách khắc họa người mẹ - Đó là người mẹ tảo tần, chịu thương chịu khó trong lao động + Ru con trong những buổi trưa hè oi ả, kẽo kẹt chiếc võng ru hời cũng những khóm trúc, lùm tre thổi mát vào tâm hồn của con. + Vừa giã gạo vừa ru con: đảm đang vất vả, mong ước trời đừng giông bão để mẹ có cối gạo thơm ngon trắng muốt,… + Vừa ru con vừa lao động trên cánh đồng đầy nắng gió. Những cánh đồng lúa trải dài dập dờn trong gió cũng đầy ắp lời ru của mẹ, mong ước một mùa màng bội thu… + Tấm áo bạc phơ bạc phếch à người mẹ hi sinh cả cuộc đời cho con + Màu trắng đến nôn nao trên mái tóc mẹ, lưng mẹ còng vì thời gian. + Biện pháp tu từ nhân hóa à Khiến chúng ta có cảm tưởng như thời gian trôi qua lấy đi tuổi thanh xuân, để lại một màu trắng đọng trên tóc mẹ. + Biện pháp đảo ngữ à Nhịp võng chòng chành, gợi tả hình ảnh mẹ đưa võng ru con, đồng thời, gợi tả âm điệu trầm bổng của những câu ca dao mẹ ru con + “Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau” biện pháp tu từ ẩn dụ gợi tả vẻ đẹp rạng rỡ của mẹ thời trẻ được ví như vầng trăng, như hoa cau mới nở tràn ngập hương thơm và sức sống. + Nghệ thuật tương phản, lưng mẹ còng dần còn con thì cao lên. Nét nghệ thuật ở đây rất độc đáo, khiến người đọc nhận ra sự già đi của người mẹ. - Nét độc đáo trong cách khắc họa hình ảnh người mẹ là: hình ảnh mẹ được khắc họa hòa lẫn vào lời ru, hình ảnh mẹ trong từng khổ thơ hiện lên song hành với tình cảm của con dành cho mẹ => Biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, đối lập thể hiện theo thời gian mẹ ngày càng già đi nhưng tình cảm, tình yêu thương và sự hi sinh của mẹ dành cho con cứ lớn dần theo năm tháng. 3. Lời ru đã chắp cánh cho con bay xa, trưởng thành. - “Con nghe”, “thương mẹ” được lặp đi lặp lại nhiều lần kết hợp với từ láy “nôn nao” thể hiện tình cảm, xúc động, lòng biết ơn của người con đối với mẹ. - Khổ cuối của đoạn trích là lời đúc kết của tác giả từ những tình cảm sâu nặng của người mẹ dành cho người con. Đó cũng là tình yêu thương của con với mẹ. Thông qua lời mẹ hát mà tác giả nhìn thấy cả cuộc đời. Nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả, hiểu được tấm lòng tình yêu thương và sự hi sinh của mẹ dành cho. Chính lời ru của mẹ đã chắp con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin, và nghị lực để con bay cao bay xa. Lời hứa hẹn đã trở thành phương châm sống của tác giả luôn hướng tới tương lai với niềm hưng phấn ngọt ngào. - Thông điệp: Tình mẫu tử chính là tình cảm cao quý nhất trên thế gian, thiêng liêng và ấm áp đến lạ, không gì so sánh được.
3. Kết luận theo đặc trưng thể loại Rút ra đặc trưng thể loại qua những yếu tố sau: - Vần cách, cách ngắt nhịp chủ yếu 2/4 đều đặn, gợi cảm giác nhịp võng, nhịp nôi đưa con. - Cách sử dụng những hình ảnh giàu tính tạo hình: “Vầng trăng mẹ thời con gái/ Áo mẹ bạc phơ bạc phếch/ Vải nâu bục mối chỉ sờn”,…từ tượng thanh (thập thình), tượng hình (chòng chành, vấn vít, dập dờn) và những từ ngữ thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả đối với mẹ. - Cảm hứng chủ đạo: Gợi tả sự lớn dần của người con, từ khi còn bé đến lúc trưởng thành song hành với những dấu ấn thời gian trong cuộc đời mẹ. Khi đứa con còn nằm trong võng: lời ru mở ra hình ảnh quê hương đất nước (khổ 1, 2), qua lời ru, con thấu hiểu những tảo tần, vất vả, hi sinh của người mẹ qua thời gian (các khổ 3-7); hình ảnh thơ mở rộng ra ý nghĩa của lời ru: Lời ru giúp con lớn lên trưởng thành (khổ cuối) - Chủ đề bài thơ: Qua hình ảnh lời ru con của mẹ, tác giả thể hiện tình thương sâu sắc, lòng biết ơn đối với mẹ và tình yêu quê hương, đất nước mà mẹ đã truyền dạy cho con. - Nhan đề Trong lời mẹ hát đã thể hiện được chủ đề của bài thơ. |
------------Còn tiếp-------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: