Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…./…/….
Ngày dạy:…/…./…..
Năng lực đặc thù
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh: Khi nghĩ về quê hương em thường nghĩ đến những kỉ niệm gì? Những kỉ niệm đó gắn bó với sự vật, sự việc gì? Hãy chia sẻ nhé.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV Gợi mở: Khi nhớ về quê hương ta thường nhớ những ngày thơ ấu được quây quần bên người thân, chiếc quạt mo phe phẩy những trưa hè, tiếng sáo, những ngày vui đùa bên những cánh đồng lúa thơm,….
- GV dẫn dắt vào bài: Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng quay ngược về kí ức với bài thơ Chái Bếp của Lý Hữu Lương:
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái quát về văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi sau: · Nêu một vài hiểu biết của em về tác Lý Hữu Lương? · Xác định thể loại của bài thơ Chái bếp? Xác định nhịp thơ? Xuất xứ của bài thơ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị - GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức.
| I. Đọc – hiểu văn bản 1. Tác giả - Lý Hữu Lương: sinh năm 1988 tại Yên Bái - Hiện đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Những tác phẩm đã xuất bản: Người đàn bà cõng trăng đỉnh cô – san; Bình nguyên đỏ; Mùa biển lặng; Yao. - Giải thưởng: Giải thưởng Văn học, nghẹ thuật, báo chí 5 năm (2014 – 2019) của Bộ Quốc phòng. 2. Tác phẩm - Thể loại: Thơ bảy chữ - Nhịp thơ 3/4 hoặc 4/3 - Xuất xứ: In trong Yao, NXB Hội Nhà văn, 2021 - Nhan đề: + Nghĩa thực: Hình ảnh chái bếp là hình ảnh quen thuộc với đồng bào người Dao. + Nghĩa ẩn dụ: “Chái bếp” gần gũi thân thương, nơi căn bếp luôn đỏ lửa, thắt chặt tình cảm mỗi gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Phân tích văn bản Chái bếp Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh chia lớp thành ba nhóm lớn thực hiện trả lời các câu hỏi sau: · Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả như thế nào? Em hãy nhận xét những hình ảnh đó? · Hình ảnh quê nhà thơ được hiện lên như thế nào? · Phân tích các biện pháp tu từ xuất hiện trong bài thơ? Phân tích tác dụng và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? · Tác giả có mong muốn gì thể hiện ở khổ thơ cuối? Qua đó em rút ra được thông điệp gì? | II. Khám phá văn bản 1. Hình ảnh “Chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả - Hình ảnh chái bếp hiện lên với hình ảnh mẹ cha tảo tần - Những ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng thình” giống như một đứa trẻ đang được mẹ ru ngủ. à Đó là những hình ảnh nhân hóa độc đáo, vừa khiến người đọc cảm nhận được cái ngộ nghĩnh đáng yêu mà tác giả dành cho chái bếp thân thương này. - Những âm thanh với tiếng nói, tiếng khóc của những đứa trẻ trên nôi khiến cho căn bếp lúc nào cũng nhộn nhịp. - Từ những lời thơ đầu tiên, hình ảnh chái bếp hiện lên với khói lập lờ qua nồi cám của mẹ, rồi lại chải dài qua nhiều hình ảnh xung quanh chái bếp hiện lên thật sinh động. - Tác giả miêu tả chái bếp từ trong ra ngoài trong không gian và thời gian khiến cho mọi hình ảnh hiện lên đều mộc mạc và giản dị.
|
-------------Còn tiếp-------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác