Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…./…./….
Ngày dạy:…./…../….
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực đặc thù
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài viết kể lại một hoạt động xã hội.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những yêu cầu đối với kiểu văn bản và cách viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học nhé.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với kiểu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Em hãy trình bày những yêu cầu đối với kiểu văn bản? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. - Gv quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV chốt kiến thức | 1. Yêu cầu đối với kiểu văn bản · Giới thiệu thông tin chính về cuốn sách. · Tóm tắt nội dung cuốn sách. · Nêu nhận xét của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách. · Có thể kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. · Trình bày thông tin mạch lạc Cấu trúc bài viết gồm ba phần: + Phần 1: nêu một số thông tin về tên sách, tên tác giả, nêu cảm nhận hoặc ấn tượng nổi bật về cuốn sách để thu hút người đọc. + Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung và trình bày nhận xét của người viết về giá trị của cuốn sách. Trích dẫn một vài chi tiết từ cuốn sách để làm rõ ý kiến. + Phần 3: Khẳng định giá trị của cuốn sách, khuyến khích/đề nghị mọi người nên đọc cuốn sách đó (gián tiếp hoặc trực tiếp) |
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo: Câu chuyện về lòng yêu thương trả lời các câu hỏi sau: 1. Tác giả nêu ấn tượng/ cảm nhận chung về cuốn sách bằng cách nào? Nêu tác dụng của cách trình bày đó. 2. Người viết đã có những nhận xét như thế nào về giá trị của tác phẩm? 3. Theo tác giả, giá trị lớn nhất của cuốn sách là gì? 4. Em đọc được điều gì về cách giới thiệu sách từ văn bản này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. - Gv quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV chốt kiến thức | 2. Phân tích bài viết tham khảo - Tác giả nêu ấn tượng/ cảm nhận chung về cuốn sách bằng cách nêu lên một nhận định và đưa ra quan điểm của bản thân Cách trình bày đó giúp cho ta tiếp cận gần hơn tới nội dung cuốn sách và gợi mở tới nội dung và vấn đề muốn đề cập tới Người viết đã có những nhận xét về giá trị của tác phẩm là: - Mối quan hệ dường như không tưởng giữa hai loài vật hoàn toàn khác biệt ấy đã dạy cho ta một bài học sâu sắc về tình yêu thương....với bản chất của chính con người ấy. - Tất cả nhân vật, sự việc trong truyện đều trở nên chân thực bởi được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, mộc mạc. Cả câu chuyện như một bản giao hưởng êm dịu với đầu đủ các cung bậc cảm xúc...và suy nghĩ khác nhau. - Theo tác giả, giá trị lớn nhất của cuốn sách là hiểu về yêu thương và được yêu thương là một niềm hạnh phúc lớn lao và đó cũng là cách tốt nhất để chữa lành những vết thương trong tâm hồn. Cho dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa cung chưa bao giờ quá muộn để học cách yêu thương và chấp nhận người khác. - Em học được cách mở bài mới về cách giới thiệu sách từ văn bản này, dẫn dắt vấn đề nội dung dễ dàng và gần hơn tới vấn đề cần triển khai đồng thời giúp cho ta có thể chia sẻ luôn nhận định cá nhân hoặc nhận định của người khác tăng sự đáng tin và hiểu biết nội dung từ người viết về vấn đề. |
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv hướng dẫn HS: 1. Chuẩn bị trước khi viết · Yêu cầu của đề bài là gì, thuộc kiểu bài nào? · Người đọc, người nghe trong cuộc thi này có thể là những ai? Họ mong muốn biết điều gì về cuốn sách mà em định giới thiệu? · Cuốn sách mà em yêu thích và định giới thiệu có phù hợp với đối tượng người đọc, người nghe đó không? · Chọn cuốn sách có dung lượng vừa phải, nội dung không quá phức tạp. · Tìm thông tin về tác giả và cuốn sách trên các trang web của nhà xuất bản, báo và tạp chí, chẳng hạn như thông tin về số lượng bản in của cuốn sách, phát biểu của tác giả về cuốn sách, năm xuất bản, giải thưởng (nếu có) · Tìm hiểu yêu cầu hoặc thể lệ của cuộc thi để viết bài đáp ứng được yêu cầu. 2. Tìm ý và lập dàn ý
|
1. Chuẩn bị trước khi viết
2. Tìm ý và lập dàn ý Phần 1:
|
------------Còn tiếp-----------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác