Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 CTST bài 2 Thực hành tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và chức năng

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 chân trời bài Thực hành tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và chức năng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…./…..

Ngày dạy:…./…./…..

TIẾT:….:THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp; nhận biết được các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, sơ đồ.
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp; nhận biết được các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, sơ đồ.

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức vận dụng vào tạo lập văn bản và giao tiếp
  • Có trách nhiệm khi tham gia nhóm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  2. Phương pháp
  • Phương pháp tái tạo; vấn đáp; gợi mở; nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, làm việc nhóm…
  1. Phương tiện dạy học
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận và nhận xét về ngữ liệu chiếu trên bảng.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu trên bảng và trả lời câu hỏi:

Lão Hạc là một nhân vật được Nam Cao xây dựng thành công và để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên trong lòng người đọc. Ông có vợ và một người con trai duy nhất. Vợ mất sớm, vì không đủ tiền cưới vợ, con trai ông đã uất ức vô cùng mà bỏ đi điền cao su. Trước khi đi, lão được người con trai tặng con chó vàng làm kỉ niệm nên ông rất quý nó và đặt cho nó một cái tên rất hay. Năm ấy, vì mất mùa đói kém, bão lũ đã cướp đi hết mùa màng của lão, lão cũng lâm bệnh hiểm nghèo. Cuộc sống khốn khó đã ép lão đến bờ vực thẳm của cuộc đời, không còn cách nào khác, lão đành phải bán đi con chó yêu quý của mình; bán xong, lão khóc như một đứa trẻ. Sợ sống sẽ ảnh hưởng đến đứa con trai duy nhất của ông, vì lỡ lừa dối một con chó, ông quyết định chết theo chó trong đau đớn, tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là để giữ gìn lòng tự trọng của lão đối với con. Lão Hạc có một tấm lòng thật cao cả, đáng trân trọng.

- Em hãy nhận xét về cách triển khai các ý của đoạn văn trên? Qua đó em rút ra điều gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ kiến thức đã học, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và nhận xét câu trả lời của các bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Tạo lập các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp như thế nào? Sử dụng sao cho hợp lí? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được kiến thức Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp (giải thích được đặc điểm, chức năng của các đoạn văn)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS bài học Thực hành tiếng việt – Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiển thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM CẦN ĐẠT

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân dựa vào kiến thức đã học về bài học Thực hành tiếng Việt – Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp, trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu khái niệm các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp? Cho ví dụ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số học sinh trình bày nội dung:

+ Nêu khái niệm các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp? Cho ví dụ?

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt sang nội dung mới

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức về các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv chia lớp thành 4 nhóm thực hiện các yêu cầu dưới đây:

·                    Xác định vị trí của các câu chủ đề trong những đoạn văn dưới đây? Cho biết các đoạn văn sau lập luận theo cách nào?

a) Lời chào hỏi có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp giữa con người với con người. Đặc biệt là đối với con người Việt Nam vốn coi trọng những quy tắc, lễ nghĩa. Lời chào hỏi thường được sử dụng cho cả những người thân quen hoặc xa lạ. Đa số đều do người nhỏ tuổi chào hỏi người lớn tuổi trước. Vai trò của lời chào trong cuộc sống không mang ý nghĩ xã giao như nhiều người thường nghĩ. Một lời chào hỏi trước hết thể hiện được sự tôn trọng đối với người nhận được. Đồng thời, nó còn cho thấy tình cảm quý mến, quan tâm của người nói với người nhận. Một lời chào cũng giống như một lời cảm ơn hay xin lỗi, không làm con người nghèo đi hay giàu lên. Nhưng nó góp phần thể hiện một nhân cách tốt đẹp, trình độ văn minh của con người. Bởi vậy mà ông cha mới có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để khuyên nhủ con người có ý thức giữ gìn những lễ nghi, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

b) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ được thể hiện qua những trang sử những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Đến ngày hôm nay tinh thần đó lại tiếp tục được phát huy. Tinh thần yêu nước luôn tồn tại trong mỗi người không phân biệt tuổi tác: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ”. Hay giai cấp: “Từ những nam nữ công nhân… đến những đồng bào điền chủ…”. Thậm chí là cả khoảng cách địa lý: “Từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...”. Tinh thần yêu nước giống như chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là “thứ của quý”, và trách nhiệm của mỗi người dân là phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý giá đó.

c) Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng 8, với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao sáng tác tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hy sinh trên đường vào công tác vùng sau lưng địch tháng 11 năm 1951.

d) Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học thực hiện nhiệm vụ.

- Gv quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- Gv mời đại diện 4 nhóm trình bày về kết quả thảo luận của mình

- Gv yêu cầu HS lắng nghe và nhận xét đồng đẳng hoặc bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

- GV dẫn dắt sang nội dung mới.

1. Lí thuyết

- Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn trình bày vấn đề theo trình tự cụ thể. Ở đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề là câu thứ nhất nêu ý khái quát, các câu còn lại phát triển ý nêu ở câu chủ đề.

- Đoạn văn quy nạp là đoạn văn trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý cụ thể đến ý khái quát. Ở đoạn văn quy nạp, câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu trước.

- Đoạn văn song song là đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau và cùng có tác dụng làm rõ ý khái quát nêu ở phần trước (hoặc sau) đó.

- Đoạn văn phối hợp là đoạn văn vừa có câu chủ đề ở đầu đoạn, vừa có câu chủ d dề ở cuối đoạn, tức là kết hợp cách trình bày ở đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình ảnh, số liệu, kí hiêu, biểu đồ,…được dùng phối hợp với phương tiện ngôn ngữ nhằm làm rõ nội dung nhất định được biểu thị bằng các phương tiện ngôn ngữ.

 

 

 

 

2. Nhận xét

a) Ví dụ đoạn văn diễn dịch

Lời chào hỏi có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp giữa con người với con người. Đặc biệt là đối với con người Việt Nam vốn coi trọng những quy tắc, lễ nghĩa. Lời chào hỏi thường được sử dụng cho cả những người thân quen hoặc xa lạ. Đa số đều do người nhỏ tuổi chào hỏi người lớn tuổi trước. Vai trò của lời chào trong cuộc sống không mang ý nghĩ xã giao như nhiều người thường nghĩ. Một lời chào hỏi trước hết thể hiện được sự tôn trọng đối với người nhận được. Đồng thời, nó còn cho thấy tình cảm quý mến, quan tâm của người nói với người nhận. Một lời chào cũng giống như một lời cảm ơn hay xin lỗi, không làm con người nghèo đi hay giàu lên. Nhưng nó góp phần thể hiện một nhân cách tốt đẹp, trình độ văn minh của con người. Bởi vậy mà ông cha mới có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để khuyên nhủ con người có ý thức giữ gìn những lễ nghi, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Vị trí câu chủ đề ở đầu câu

b) Ví dụ đoạn văn quy nạp

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ được thể hiện qua những trang sử những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Đến ngày hôm nay tinh thần đó lại tiếp tục được phát huy. Tinh thần yêu nước luôn tồn tại trong mỗi người không phân biệt tuổi tác: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ”. Hay giai cấp: “Từ những nam nữ công nhân… đến những đồng bào điền chủ…”. Thậm chí là cả khoảng cách địa lý: “Từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...”. Tinh thần yêu nước giống như chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là “thứ của quý”, và trách nhiệm của mỗi người dân là phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý giá đó.

- Vị trí câu chủ đề ở cuối câu

c) Ví dụ đoạn văn song song

Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng 8, với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao sáng tác tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hy sinh trên đường vào công tác vùng sau lưng địch tháng 11 năm 1951.

- Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.

d) Ví dụ đoạn văn phối hợp

Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lung, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

Vị trí câu chủ đề nằm ở đầu và cuối đoạn văn.

----------------Còn tiếp---------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 CTST bài 2 Thực hành tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và chức năng

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới CTST bài Thực hành tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và chức năng, giáo án ngữ văn 8 chân trời

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay