Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…./…../…..
Ngày dạy:…./…./……
Năng lực đặc thù
Năng lực chung
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh chia làm bốn đội lớn thực hiện yêu cầu: Hằng ngày em có thường sử dụng hàm ý không? Sử dụng với mục đích gì?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện cá nhân
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận
- Hs trả lời (trong đó GV làm giám khảo)
- GV yêu cầu hs lắng nghe và bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét , đánh giá và chốt kiến thức
- GV gợi mở: Thường sử dụng hàm ẩn đối với việc mỉa mai, châm biếm,…
- Gv dẫn dắt sang nội dung mới: Tiếng Việt là ngôn ngữ vô cùng phong phú, trong lời ăn tiếng nói hằng ngày chúng ta vẫn dùng những câu chứa hàm ẩn, hàm ý sâu xa bên trong dùng để mỉa mai, châm biếm,…những thói hư tật xấu. Vậy để tìm hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu về bài học Thực hành tiếng Việt ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Lí thuyết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện: Em hãy nêu khái niệm của nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn? Nêu ví dụ làm rõ? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận các nội dung được giao. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức GV
| I. Lí thuyết 1) Khái niệm - Nghĩa tường minh là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ. - Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thật sự muốn đề cập đến. 2) Ví dụ - Có công mài sắt, có ngày nên kim Câu tục ngữ trên có nghĩa tường minh: Nếu bỏ công sức ra mài một thanh sắt thì có ngày sẽ có được một cây kim. Tuy nhiên, nghĩa hàm ẩn, ý nghĩa thật sự mà câu tục ngữ muốn đề cập đến là: Nếu kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thì có ngày sẽ thành công. Để suy ra nghĩa hàm ẩn, chúng ta phải sử dụng tri thức nền của bản thân và chú ý đến các từ ngữ quan trọng trong câu. Chẳng hạn, trong câu tục ngữ này, chúng ta phải chú ý đến các từ ngữ “mài sắt”, “nên kim”. - Nghĩa hàm ẩn thường được sử dụng trong sáng tác văn chương và trong đời sống hằng ngày. |
-------------Còn tiếp-------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: