Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…./…../…..
Ngày dạy:…./……/…..
Năng lực đặc thù
Năng lực chung
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh: Em hãy chia sẻ ấn tượng của mình về bài học mà em yêu thích trong học kì 2 vừa qua.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gợi mở các chủ đề: Âm vang lịch sử, Cười mình, cười người….
- GV dẫn dắt vào bài học: Chúng ta đã học qua rất nhiều bài học hay và ý nghĩa, những kiến thức tiếng việt giúp các kĩ năng giao tiếp và tạo lập văn bản được nâng cao, được trình bày những ý kiến của mình về các vấn đề xã hội, thể hiện quan điểm trong các bài viết…Để củng cố lại những kiến thức trên ta sẽ cùng nhau ôn tập cuối học kì 2 nhé!
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh: Thực hiện Câu 1, 3 (SGK tr.114; tr115) vào vở Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV gọi 2-3 trình bày trước lớp - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức. - GV chốt kiến thức | I. Đọc Câu 1: (SGK tr.114) 1-d; 2-c; 3-d; 4-b; 5-a Câu 3: Đặc điểm của truyện lịch sử thể hiện qua các yếu tố như bối cảnh (thời gian – không gian), cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ,… - Bối cảnh (thời gian – không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Trong bối cảnh (thời gian – không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác. - Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính tạo thành một tuyến truyện duy nhất. Các truyện ngụ ngôn, truyện cười dân gian và phần lớn các truyện ngắn hiện đại thường có loại cốt truyện này. - Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyến truyện, đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau. Các tác phẩm tự sự nhiều chương/ hồi như truyện lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện trinh thám, tiểu thuyết hiện đại,…thường dùng cốt truyện đa tuyến. - Cốt truyện trong truyện lịch sử: Truyện lịch sử cần kết nối nhiều loại sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội ở một quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia,…nên thường sử dụng cốt truyện đa tuyến. Đó là kiểu cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, liên quan đến nhiều tuyến nhân vật vận động, phát triển đồng thời. Các tuyến sự kiện này có thể được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương/ hồi của truyện. Ví dụ trong Hoàng Lê nhất thống chí có các tuyến truyện: (1) Tuyến về Chúa Trịnh – Vua Lê gắn với quá trình suy tàn của chính quyền phong kiến Lê – Trịnh dẫn đến cảnh triệt hạ, tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực; (2) Tuyến về Quang Trung Nguyễn Huệ với những chiến công oanh liệt từ những lần tiến quân ra Bắc dẹp loạn, đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi,.. - Nhân vật: Trong truyện lịch sử, nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hướng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia,…tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. Nhân vật phụ trong truyện thường do người viết bổ sung, có thể có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính. - Đối với nhân vật, sự kiện có thật, gắn với bối cảnh thời gian – không gian xác định trong quá khứ, được các tài liệu ghi chép lại hoặc người đời truyền tụng, người viết truyện lịch sử thường tôn trọng, tái hiện một cách chân thực. Nhưng để tái hiện, làm sống dậy các sự kiện, nhân vật ấy, nhà văn phải sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra các chi tiết về ngoại hình, hành vi, tâm lí, lời nói,..của nhân vật chính; tạo ra các nhân vật phụ, cảnh quan, không khí lịch sử bao quanh nhân vật. Vì thế, truyện lịch sử cần đến sự hư cấu. - Ngôn ngữ: Truyện lịch sử cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một niên đại, thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các hệ thống chi tiết miêu tả thiên nhiên, đồ vật, ngoại hình nhân vật, cách sử dụng từ ngữ của người kể chuyện, cách nghĩ, cách nói năng của nhân vật trong bối cảnh lịch sử cụ thể. |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh thực hiện Câu 1; câu 2; câu 3 (SGK tr. 115, tr.116) vào vở Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV gọi 2-3 trình bày trước lớp - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức. - GV chốt kiến thức | II. Tiếng Việt Câu 1 (sgk tr.115) a. Câu “Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?” là câu hỏi tu từ bởi câu hỏi này không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà được người vợ dùng để mỉa mai, chiêm biếm sự khoác lác của người chồng. b. Tromg đoạn trích, các từ “ừ”, “nhé” xuất hiện trong câu nói của người chồng khi nói với vợ của mình, được dùng với sắc thái nghĩa thân mật. Trong giao tiếp, có thể sử dụng các từ này với đối tượng người nghe ở vị trí ngang hàng hoặc thấp hơn người nói, trong những tình huống giao tiếp thân mật, gần gũi Câu 2 (sgk tr.115) Trong đoạn thơ này, mỗi câu thơ là một câu hỏi với cấu trúc đâu +X. Tuy nhiên, trong cấu trúc ngữ pháp thông thường, từ dùng để hỏi “đâu” thường đứng ở cuối câu (X đâu?/ X ở đâu/ X đâu rồi?). Việc đảo vị trí từ “đâu” lên đầu câu có tác dụng làm cho sự diễn đạt giàu cảm xúc, giàu âm hưởng. Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ kết hợp với biện pháp điệp từ và câu hỏi tu từ đã tạo nên giọng điệu da diết, sâu lắng, mahx liệt cho cả đoạn thơ. Câu 3 (sgk tr.116) a. Câu trong đề bài thuộc kiểu câu kể. Dấu hiệu nhận biết: kết thúc bằng dấu chấm, nội dung của câu là thông báo một sự việc. b. Thành phần biệt lập: Thành phần tình thái “có lẽ là” biểu thị một cách dè dặt về điều người nói nghĩ rằng như thế. |
--------------Còn tiếp--------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: