Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 CTST bài 5 Đọc 1: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 chân trời bài Đọc 1: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…../…./….

Ngày dạy:….../…./…..

BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI

………………………………………………

MÔN NGỮ VĂN 8 – LỚP

Số tiết: 14 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.
  • Trợ từ; thán từ: đặc điểm chức năng.
  • Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.
  • Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội được đặ ra trong hài kịch; nêu rõ ý kiến và các luận điểm; sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục (có thể sử dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả trình bày).
  • Ý thức dân chủ, thái độ phê phán cái xấu, trân trọng tiếng cười trong cuộc sống.

 

Ngày soạn:…./…./….

Ngày dạy:…./…../…..

TIẾT: VĂN BẢN 1: ÔNG GIUỐC – ĐANH MẶC LỄ PHỤC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
  • Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
  • Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
  1. Phẩm chất
  • Ý thức được sự bình đẳng, dân chủ, có thái độ phê phán cái xấu, trân trọng tiếng cười trong cuộc sống.
  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề gợi mở cho hs trả lời.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Em đã xem những tác phẩm phim hài, kịch nào chưa? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá.

- GV gợi mở:

Hài kịch "Tôi đẹp...Tôi có quyền"

     Vở diễn là một tác phẩm sân khấu với ý tưởng mới lạ và hấp dẫn. Chuyện kịch bắt đầu với sự xuất hiện một cỗ máy làm đẹp, con người chỉ cần bước vào cỗ máy phẫu thuật thẩm mỹ đó trong 30 phút, khi bước ra sẽ trở nên đẹp toàn mỹ. Và rồi cư dân cả thành phố vô cùng hạnh phúc sau khi có được vóc dáng đẹp như mơ ước. Tuy nhiên, trong cả thành phố đã sót lại ba nhân vật, vì ham công việc họ đã chậm chễ, trở thành ba người đăng kí cuối cùng cho công cuộc làm đẹp. Trớ trêu thay khi họ đến, cỗ máy đó đã bị hỏng, và câu chuyện giữa những người đẹp và “ba người xấu” bắt đầu. Họ sẽ ra sao trong một thế giới tôn sùng cái đẹp?

     Khi toàn bộ xã hội trở nên đẹp đẽ, mọi người dễ dàng đạt được những điều họ muốn, như tình yêu, danh vọng. Các đạo diễn, nhà tạo mẫu dễ dàng tìm được những hình mẫu và nguồn cảm hứng để sáng tạo. Nhưng rồi mọi thứ bị đảo lộn khi tất cả nhận ra rằng, những vẻ đẹp từa tựa kia không thể mang đến sự thay đổi cho thế giới. Mọi khuôn mẫu giống nhau đều không thể tạo nên những giá trị đích thực về nhân cách và đạo đức.

     Với nội dung ý tưởng độc đáo, tác giả Bùi Quốc Bảo đã xây dựng nên câu chuyện mang tính so sánh ẩn dụ một cách đầy hài hước, mô tả chân thực về một trong những ước vọng “cháy bỏng” của con người hiện đại : tất cả đều mong muốn được có được một vẻ đẹp hoàn hảo, vì vậy, họ đổ xô đi làm đẹp để được đẹp hơn về vẻ bề ngoài, nhưng cái kết mà tác giả mang đến đã khiến mọi người nhận ra chân giá trị của cuộc sống : cái đẹp phải được bắt nguồn từ bên trong tâm hồn của mỗi người và được nuôi dưỡng bằng một trái tim nhân hậu.

- GV dẫn dắt vào bài: Trong xã hội nhiều khi có những kẻ học đòi khiến cho mình trở nên lố bịch trơ trẽn. Bất bình trước thói học đòi của một số kẻ thích làm sang theo lối thượng lưu nhưng thiếu hiểu biết đã gây cười cho thiên hạ, nhà viết kịch mô- li-e đã thể hiện điều đó qua nhân vật ông Giuốc - đanh mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc sắc của văn bản.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh đọc phần Tri thức ngữ văn sau đó: Trình bày khái niệm và đặc trưng của thể loại hài kịch?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV gọi 2-3 trình bày trước lớp

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh trả lời:

·        Nêu một vài nét về tác giả Mô – li – e?

·        Xuất xứ của văn bản?

·        Xác định bố cục và nêu nội dung từng phần?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV gọi 2-3 trình bày trước lớp

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét đồng đẳng, điều chỉnh (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.

 

 

I. Tri thức ngữ văn

1. Hài kịch

a) Khái niệm

Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hoạt động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người. Lão hà tiện, Tác – tuýt, Trưởng giả học làm sang của Mô – li – e,…là những kiệt tác về hài kịch.

b) Đặc điểm của hài kịch

- Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thí tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của các nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu.

- Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ,…) tạo nên nội dung của tác phẩm kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công – phản công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin – từ chối;….

- Xung đột kịch thường nảy sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn, tạo nên tác động qua lại giữa cacxs nhân vật hay các thế lực. Có nhiều kiểu xung đột: Xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với các thấp kém.

- Lời thoại: Là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bàng thoại), góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển.

- Lời chỉ dẫn sân khấu: là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ,…

- Thủ pháp trào phúng: Hài kịch thường sử dụng các thủ pháp trào phúng như phóng đại tính lô – gic, tính không hợp tình thế trong hành động của nhân vật (hành vi, lời nói, cử chỉ, trang phục,…) các thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa mai; lối nói hóm hỉnh, lối chơi chữ, lối nói nghịch lí;…

c) Căn cứ để xác định chủ đề

- Chủ đề là vấn đề chính mà tác phẩm muốn nêu lên một hiện tượng đời sống.

Để xác định được chủ đề văn học, cần dựa trên nhiều yếu tố như: nhan đề, hệ thống các chi tiết và mối quan hệ giữa chúng trong tác phẩm; giọng điêu; ngôn từ; thái độ; tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình (trong tác phẩm thơ); các xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng tình huống, hành động xung đột,…(trong tác phẩm truyện và tác phẩm kịch)

2. Đọc văn bản

a) Tác giả: Mô – li – e (1622 – 1673) là nhà soạn kịch lớn của Pháp, đồng thời là diễn viên thường đóng các vai chính trong một số vở kịch của chính mình.

b) Tác phẩm

Trích trong vở kịch năm hồi: “Trưởng giả học làm sang”(1670)

- Đoạn trích là lớp kịch kết thúc hồi II.

- Vở kịch nói về Ông giuốc đanh một nhà buôn giàu có nhưng dốt nát quê kệch học đòi làm sang → nhiều kẻ lợi dụng, nịnh hót để moi tiền.

c) Bố cục

- Gồm 2 cảnh:

+) Cảnh 1:Từ đầu→ cho các nhà quý phái, gồm 4 nhân vật Giuốc-đanh,gia nhân, phó may, thợ phụ, cảnh này chỉ có lời thoại của 2 nhân vật Giuốc- đanh và tay thợ phụ→ nói chuyện trang phục nhất là chiếc áo.

+) Cảnh 2: Phần còn lại, tăng thêm 4 nhân vật ( thợ phụ) và cộng thêm rất nhiều động tác : bốn tay thợ phụ cởi quần cộc áo ngắn của ông Giuốc-đanh rồi mặc lại cho ông bộ lễ hục theo nhịp điệu của dàn nhạc , ông Giuốc- đanh đi đi lại lại phô áo mới, chân bước , miệng nói theo điệu nhạc => Giuốc đanh mặc lễ phục.

d) Đọc văn bản

-----------Còn tiếp-----------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 CTST bài 5 Đọc 1: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới CTST bài Đọc 1: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, giáo án ngữ văn 8 chân trời

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay