Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 CTST bài 9: Ôn tập

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 chân trời bài Ôn tập. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…./…./….

Ngày dạy:…../…../….

TIẾT:…..:ÔN TẬP

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học này, HS sẽ:

  1. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức
  • Luyện tập theo chủ đề Âm vang lịch sử
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
  • Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.
  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề rài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
  • Nhận biết được đặc điểm và chức năng của câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm; câu khẳng định.
  • Viết được bài văn kể lại một chuyến đi đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ, tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản.
  • Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi về một vấn đề của đời sống, thảo luận và trình bày lại nội dung đó.

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
  • Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
  • Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
  • Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng lịch sử, tự hào về cốt cách kiên cường của dân tộc.
  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở HS trả lời.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Em có ấn tượng với bài học nào trong chủ đề Âm vang của lịch sử? Hãy chia sẻ nhé.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở: Các bài học Hoàng Lê nhất thống chí, Viên tướng trẻ và con ngựa trắng, Đại Nam Quốc sử diễn ca,…

- GV dẫn dắt: Từ xưa đến nay, để lịch sử được lưu luyến, các nhà viết sử đã từng tìm cách chép sử lên tre, gỗ, giấy tốt, thậm chí lên cả các vật liệu bền vững, quý hiếm như đá quý, kim hoàn,…Nhưng dù chép vào đâu, kí ức lịch sử cũng khó có thể lưu giữ bền lâu như chép vào tâm trí và vào lòng người qua những tác phẩm nghệ thuật. Ở đó, các sự kiện, nhân vật, bối cảnh lịch sử đã được biến thành truyện, thành hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo. Hôm nay chúng ta cùng củng cố lại kiến thức chủ đề Âm vang lịch sử nhé.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức
  3. Nội dung: Gv đặt câu hỏi, HS tiếp nhận và thực hiện
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức GV
  5. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS trả lời: em hãy quan sát lại phần Tri thức ngữ văn những kiến thức đã học: GV yêu cầu HS hệ thống lại kiến thức của chủ đề Âm vang của lịch sử (hình thức sơ đồ, bảng, hoặc trình bày bằng lời nói)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt lại kiến thức

- GV dẫn dắt sang nhiệm vụ mới

I. Lí thuyết

1. Truyện lịch sử

a) Khái niệm

Truyện lịch sử là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân,…) làm nội dung chính. Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua và mang lại cho người đọc những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc.

b) Đặc điểm của truyện lịch sử thể hiện qua các yếu tố như bối cảnh (thời gian – không gian), cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ,…

- Bối cảnh (thời gian – không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Trong bối cảnh (thời gian – không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.

- Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính tạo thành một tuyến truyện duy nhất. Các truyện ngụ ngôn, truyện cười dân gian và phần lớn các truyện ngắn hiện đại thường có loại cốt truyện này.

- Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyến truyện, đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau. Các tác phẩm tự sự nhiều chương/ hồi như truyện lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện trinh thám, tiểu thuyết hiện đại,…thường dùng cốt truyện đa tuyến.

- Cốt truyện trong truyện lịch sử: Truyện lịch sử cần kết nối nhiều loại sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội ở một quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia,…nên thường sử dụng cốt truyện đa tuyến. Đó là kiểu cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, liên quan đến nhiều tuyến nhân vật vận động, phát triển đồng thời. Các tuyến sự kiện này có thể được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương/ hồi của truyện. Ví dụ trong Hoàng Lê nhất thống chí có các tuyến truyện: (1) Tuyến về Chúa Trịnh – Vua Lê gắn với quá trình suy tàn của chính quyền phong kiến Lê – Trịnh dẫn đến cảnh triệt hạ, tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực; (2) Tuyến về Quang Trung Nguyễn Huệ với những chiến công oanh liệt từ những lần tiến quân ra Bắc dẹp loạn, đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi,..

- Nhân vật: Trong truyện lịch sử, nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hướng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia,…tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. Nhân vật phụ trong truyện thường do người viết bổ sung, có thể có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.

- Đối với nhân vật, sự kiện có thật, gắn với bối cảnh thời gian – không gian xác định trong quá khứ, được các tài liệu ghi chép lại hoặc người đời truyền tụng, người viết truyện lịch sử thường tôn trọng, tái hiện một cách chân thực. Nhưng để tái hiện, làm sống dậy các sự kiện, nhân vật ấy, nhà văn phải sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra các chi tiết về ngoại hình, hành vi, tâm lí, lời nói,..của nhân vật chính; tạo ra các nhân vật phụ, cảnh quan, không khí lịch sử bao quanh nhân vật. Vì thế, truyện lịch sử cần đến sự hư cấu.

- Ngôn ngữ: Truyện lịch sử cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một niên đại, thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các hệ thống chi tiết miêu tả thiên nhiên, đồ vật, ngoại hình nhân vật, cách sử dụng từ ngữ của người kể chuyện, cách nghĩ, cách nói năng của nhân vật trong bối cảnh lịch sử cụ thể.

2. Tiếng Việt

a) Câu hỏi

 

 

-------------Còn tiếp-------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 CTST bài 9: Ôn tập

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 chân trời mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới CTST bài Ôn tập, giáo án ngữ văn 8 chân trời

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay