Bài soạn siêu ngắn: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - sgk ngữ văn lớp 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ.  Bài thơ gồm mấy phần? Hãy chỉ ra ranh giới giữa các phần. Sự việc, cảnh vật được kể và tả theo một trình tự chặt chẽ như thế nào?...

Thống kê số câu của mỗi phần và thử lí giải vì sao có phần dài phần ngắn phần cuối có số chữ nhiều hơn các phần khác?

Trả lời:

  • Bố cục: 4 phần
    • Phần 1: Khổ 1 – cảnh nhà bị gió thu phá
    • Phần 2: Khổ 2 – cảnh cướp giật khi bị gió thu phá
    • Phần 3: Khổ 3 – cảnh đêm trong nhà bị gió thu phá
    • Phần 4: Khổ 4 – ước vọng của nhà thơ
  • Thống kê số câu: khổ 3 có 8 câu, các khổ còn lại có 5 câu. Phân chia dài ngắn như vậy là theo mạch cảm xúc, tâm trạng của tác giả, lúc cảm thấy rét buốt, khổ cực, có lúc lại trào lên khát vọng mạnh mẽ.

Câu 2: Kẻ lại bảng sau và đánh dấu X vào ô mà em cho là hợp lí (bảng sgk trang 134)

Trả lời:

Phần/ Phương thức biểu đạt

Miêu tả

Tự sự

Biểu cảm trực tiếp

Miêu tả kết hợp tự sự

Miêu tả kết hợp biểu cảm

Tự sự kết hợp biểu cảm

Kết hợp cả ba phương thức

Phần 1

x

 

 

x

 

 

 

Phần 2

 

x

 

 

 

x

 

Phần 3

x

 

 

 

x

 

 

Phần 4

 

 

x

 

 

 

 

Câu 3: Những nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động , khúc chiết những nỗi khổ đau đó như thế nào?

Trả lời:

Những nỗi khổ của nhà thơ: nhà bị gió cuốn, bị trẻ con cướp tấm tranh nhưng bất lực không giành lại được. Sau đó phải nằm trong mưa lạnh. Tất cả đều xuất phát từ nỗi khổ chiến tranh loạn lạc.

=> Chỉ bằng vài câu ngắn gọn, nỗi khổ đã được thể hiện rõ ràng, được nhân lên gaoas gội gợi lên sự thương cẩm và xót xa của người đọc.

Câu 4: Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối?

Trả lời:

  • Nếu không có 5 dòng thơ cuối thì giá trị của bài thơ sẽ giảm đi một nửa: chỉ có giá trị tự hiện thực mà không có giá trị nhân đạo (chỉ thấy được nỗi khổ chứ không thấy được tấm lòng nhân hậu của nhà thơ).
  • Ước mơ của nhà thơ tuy ảo tưởng nhưng rất đẹp, bắt nguồn từ khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ấm no.

[Luyện tập] Dùng tối đa là hai câu để nêu ý chính của đoạn văn sau đây bàn về "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ? (đoạn văn trang 134, 135 sgk)

Trả lời:

Qua bài thơ, Đỗ Phủ không chỉ đơn thuần miêu tả nỗi thống khổ của bản thân mà còn thể hiện tư tưởng cao cả, đó là: Khẩn thiết yêu cầu thay đổi hiện thực đen tối.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com