MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Quan sát hình bên, cho biết hình chữ nhật OHMK thay đổi nhưng điểm M luôn nằm trên đồ thị hàm số $y=\frac{1}{x^{2}}(x>0)$. Diện tích hình chữ nhật sẽ thay đổi như thế nào khi điểm H tiến gần đến gốc toạ dộ? Khi H tiến xa sang phía bên phải thì sao?
Hướng dẫn trả lời:
$S_{OMHK}=OH.OK = x_{H}.y_{H} = x_{H}.\frac{1}{x_{H}^{2}}=\frac{1}{x_{H}}$
Khi H tiến đến gần gốc toạ độ, tức là $x_{H}$ càng nhỏ. Vậy điện tích OMHK càng lớn
Khi H tiến xa sang phía bên phải, tức là $x_{H}$ càng lớn. Vậy điện tích OMHK càng nhỏ
1. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm
Khám phá 1: Xét hàm số $y = f(x) = \frac{2x^{2}-2}{x-1}$
a) Bảng sau đây cho biết giá trị của hàm số tại một số điểm gần điểm 1
x | 0 | 0,5 | 0,9 | 0,99 | 0,999 | 1 | 1,001 | 1,01 | 1,1 | 1,5 | 2 |
f(x) | 2 | 3 | 3,8 | 3,98 | 3,998 | || | 4,002 | 4,02 | 4,2 | 5 | 6 |
Có nhận xét gì về giá trị của hàm số khi x càng tiến đến gần 1
b) Ở Hình 1, M là điểm trên đồ thị hàm số y = f(x); H và P lần lượt là hình chiếu của M trên trục hoành và trục tung. Khi điểm H thay đổi gần về điểm (1;0) trên trục hoành thì điểm P thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
a) Khi x càng tiến gần đến 1 thì f(x) càng tiến gần đến 4
b) Khi H thay đổi gần về điểm (1;0) thì điểm P thay đổi gần về điểm (0;4)
Thực hành 1: Tìm các giới hạn sau:
a) $\lim_{x\to3}(2x^{2}-x)$
b) $\lim_{x\to-1}=\frac{x^{2}+2x+1}{x+1}$
Hướng dẫn trả lời:
a) $\lim_{x\to 3}(2x^{2}-x) = 2.3^{2}-3 =15$
b) $\lim_{x\to -1}\frac{x^{2}+2x+1}{x+1} = \lim_{x\to -1}\frac{\left ( x+1 \right )^{2}}{x+1} = \lim_{x\to -1}(x+1)=-1+1=0$
2. Các phép toán về giới hạn hữu hạn của hàm số
Khám phá 2: Cho hai hàm số $y = f(x) = 2x$ và $y=g(x)=\frac{x}{x+1}$
a) Giả sử $(x_{n})$ là dãy số bất kì thoả mãn $x_{n}\neq -1 $ với mọi n và $x_{n}\rightarrow 1$ khi $n\rightarrow +\infty $. Tìm giới hạn $lim\left [ f(x_{n})+g(x_{n}) \right ]$
b) Từ đó, tìm giới hạn $\lim_{x\rightarrow 1}\left [ f(x)+g(x) \right ]$, và so sánh với $\lim_{x\rightarrow 1}f(x)+\lim_{x\rightarrow 1}g(x) $
Hướng dẫn trả lời:
a) $lim\left [ f(x_{n})+g(x_{n}) \right ]=lim\left [ f(1)+g(1) \right ]=lim\left ( 2+ \frac{1}{1+1}\right )=\frac{5}{2}$
b) $\lim_{x\rightarrow 1}\left [ f(x)+g(x) \right ] = \lim_{x\rightarrow 1}\left ( 2x+\frac{x}{x+1} \right )=\frac{5}{2}$
$\lim_{x\rightarrow 1}f(x)+\lim_{x\rightarrow 1}g(x) = \lim_{x\rightarrow 1}2x+\lim_{x\rightarrow 1}\frac{x}{x+1}=2+\frac{1}{1+1}=\frac{5}{2} $
Ta thấy:$\lim_{x\rightarrow 1}\left [ f(x)+g(x) \right ] =\lim_{x\rightarrow 1}f(x)+\lim_{x\rightarrow 1}g(x)$
Thực hành 2: Tìm các giới hạn sau:
a) $\lim_{x\rightarrow -2}(x^{2}+5x-2)$
b) $\lim_{x\rightarrow 1}\frac{x^{2}-1}{x-1}$
Hướng dẫn trả lời:
a) $\lim_{x\rightarrow -2}(x^{2}+5x-2) = \lim_{x\rightarrow -2}x^{2}+\lim_{x\rightarrow -2}(5x)-\lim_{x\rightarrow -2}2$
$=(-2)^{2}+5\lim_{x\rightarrow -2}x-2=4+5.(-2)-2=-8$
b) $\lim_{x\rightarrow 1}\frac{x^{2}-1}{x-1} = \lim_{x\rightarrow 1}\frac{(x+1)(x-1)}{x-1} = \lim_{x\rightarrow 1}(x+1) = \lim_{x\rightarrow 1}x+\lim_{x\rightarrow 1}1=1+1=2$
3. Giới hạn một phía
Khám phá 3: Giá cước vận chuyển bưu kiện giữa hai thành phố do một đơn vị cung cấp được cho bởi bảng sau:
Khối lượng bưu kiện (100 gam) | Giá cước cận vùng (nghìn đồng) |
Đến 1 | 6 |
Trên 1 đến 2,5 | 7 |
Từ 2,5 đến 5 | 10 |
….. | .... |
Nếu chỉ xét trên khoảng từ 0 đến 5 (tính theo 100 gam) thì hàm số giá cước (tính theo nghìn đồng) xác định như sau:
$f(x)=\left\{\begin{matrix}6; x\in (0;1]\\7; x\in (1;2,5]\\10; x\in (2,5;5]\end{matrix}\right.$
Đồ thị hàm số như Hình 2
a) Giả sử $(x_{n})$ là dãy số bất kì sao cho $x_{n}\in (1;2,5)$ và $limx_{n}=1$. Tìm $limf(x_{n})$
b) Giả sử $(x'_{n})$ là dãy số bất kì sao cho $x'_{n}\in (0;1)$ và $limx'_{n}=1$. Tìm $limf(x'_{n})$
c) Nhận xét về kết quả ở a) và b)
Hướng dẫn trả lời:
a) Với $x_{n}\in (1;2,5)$ thì $limf(x_{n})=7$
b) Với $x'_{n}\in (0;1)$ thì $limf(x'_{n})=6$
c) Với $x_{n}\in (1;2,5)$ thì $limf(x_{n})=f(x)$ khi $x\in (1;2,5)$
Với $x'_{n}\in (0;1)$ thì $limf(x'_{n})=f(x)$ khi $x\in (0;1)$
Thực hành 3: Cho hàm số $f(x)=\left\{\begin{matrix}1-2x; x\leq -1\\x^{2}+2; x>-1\end{matrix}\right.$.
Tìm các giới hạn $\lim_{x\rightarrow -1^{+}}f(x), \lim_{x\rightarrow -1^{-}}f(x)$ và $\lim_{x\rightarrow -1}f(x)$ (nếu có)
Hướng dẫn trả lời:
Giả sử $(x_{n})$ là dãy số bất kì, $x_{n} <-1$ và $x_{n}\rightarrow -1$. Khi đó $f(x_{n})= 1-2x_{n}$ nên $limf(x_{n}) = lim(1-2x_{n})=1-2.(-1)=3$
Vậy $\lim_{x\rightarrow -1^{-}}f(x) = 3$
Giả sử $(x_{n})$ là dãy số bất kì, $x_{n} >-1$ và $x_{n}\rightarrow -1$. Khi đó $f(x_{n})= x_{n}^{2}+2$ nên $limf(x_{n}) = lim(x_{n}^{2}+2)=(-1)^{2}+2=3$
Vậy $\lim_{x\rightarrow -1^{+}}f(x) = 3$
Suy ra $\lim_{x\rightarrow -1}f(x)=3$
4. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực
Khám phá 4: Cho hàm số $f(x)=\frac{1}{x}$ có đồ thị như Hình 3.
a) Tìm các giá trị còn thiếu trong bảng sau:
x | 10 | 100 | 1000 | 10000 | 100000 |
y = f(x) | 0,1 | 0,01 | ? | ? | ? |
Từ đồ thị và bảng trên, nêu nhận xét về giá trị f(x) khi x càng lớn (dần tới $+\infty $)?
b) Tìm các giá trị còn thiếu trong bảng sau:
x | -100000 | -10000 | -1000 | -100 | -10 |
y = f(x) | ? | ? | ? | -0,01 | -0,1 |
Từ đồ thị và bảng trên, nêu nhận xét về giá trị f(x) khi x càng bé (dần tới $-\infty $)?
Hướng dẫn trả lời:
a)
x | 10 | 100 | 1000 | 10000 | 100000 |
y = f(x) | 0,1 | 0,01 | 0,001 | 0,0001 | 0,00001 |
Khi x càng lớn và tiến tới $+\infty $ thì f(x) càng lớn và tiến gần tới 0
b)
x | -100000 | -10000 | -1000 | -100 | -10 |
y = f(x) | -0,00001 | -0,0001 | -0,001 | -0,01 | -0,1 |
Khi x càng bé và tiến tới $-\infty $ thì f(x) càng bé và tiến gần tới 0
Thực hành 4: Tìm các giới hạn sau:
a) $\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{1-3x^{2}}{x^{2}+2x}$
b) $\lim_{x\rightarrow -\infty }\frac{2}{x+1}$
Hướng dẫn trả lời:
a) $\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{1-3x^{2}}{x^{2}+2x}$
= $\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{1-3x^{2}}{x^{2}+2x} = \lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{\frac{1}{x^{2}}-3}{1+\frac{2}{x}}$
= $\frac{\lim_{x\rightarrow +\infty }\left (\frac{1}{x^{2}}-3 \right )}{\lim_{x\rightarrow +\infty }\left (1+\frac{2}{x} \right )}$
= $\frac{\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{1}{x^{2}}-3}{1+\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{2}{x}}$
= $\frac{0-3}{1+0} = -3$
b) $\lim_{x\rightarrow -\infty }\frac{2}{x+1}$
= $\lim_{x\rightarrow -\infty}\frac{\frac{2}{x}}{1+\frac{1}{x}}$
= $\frac{lim_{x\rightarrow -\infty}\frac{2}{x}}{\lim_{x\rightarrow -\infty}\left ( 1+\frac{1}{x} \right )} $
= $\frac{lim_{x\rightarrow -\infty}\frac{2}{x}}{1+lim_{x\rightarrow -\infty}\frac{1}{x}}$
= $\frac{0}{1+0} = 0$
Vận dụng 1: Một cái hồ đang chứa $200 m^{3}$ nước mặn với nồng độ $10 kg/m^{3}$. Người ta ngọt hoá nước trong hồ bằng cách bơm nước ngọt vào hồ với tốc độ $2 m^{3}$/phút
a) Viết biểu thức C(t) biểu thị nồng độ muối trong hồ sau t phút kể từ khi bắt đầu bơm
b) Tìm giới hạn $\lim_{t\rightarrow +\infty }C(t)$ và giải thích ý nghĩa
Hướng dẫn trả lời:
a) $C(t) = \frac{10.200}{200+2t} = \frac{1000}{100+t}$
b) $\lim_{x\rightarrow +\infty }C(t) = \lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{2000}{100+2t} = \lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{\frac{1000}{t}}{\frac{100}{t}+1} = \frac{\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{1000}{t}}{\lim_{x\rightarrow +\infty }\left (\frac{100}{t}+1 \right )}$
$= \frac{\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{1000}{t}}{\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{100}{t}+1}= \frac{0}{0+1} = 0$
Vậy khi t càng lớn và tiến tới $+\infty$ thì nồng độ muối tiến tới 0
5. Giới hạn vô cực của hàm số tại một điểm
Khám phá 5: Cho hàm số $f(x)=\frac{1}{x-1}$ có đồ thị như Hình 4.
a) Tìm các giá trị còn thiếu trong bảng sau:
x | 1,1 | 1,01 | 1,001 | 1,0001 |
y = f(x) | 10 | 100 | ? | ? |
Từ đồ thị và bảng trên, có nhận xét gì về giá trị f(x) khi x dần tới 1 phía bên phải?
b) Tìm các giá trị còn thiếu trong bảng sau:
x | 0,9 | 0,99 | 0,999 | 0,9999 |
y = f(x) | -10 | -100 | ? | ? |
Từ đồ thị và bảng trên, có nhận xét gì về giá trị f(x) khi x dần tới 1 phía bên trái?
Hướng dẫn trả lời:
a)
x | 1,1 | 1,01 | 1,001 | 1,0001 |
y = f(x) | 10 | 100 | 1000 | 10000 |
Khi x dần tới 1 phía bên phải thì f(x) dần tiến tới $+\infty $
b)
x | 0,9 | 0,99 | 0,999 | 0,9999 |
y = f(x) | -10 | -100 | -1000 | -10000 |
Khi x dần tới 1 phía bên trái thì f(x) dần tiến tới $-\infty $
Thực hành 5: Tìm các giới hạn sau:
a) $\lim_{x\rightarrow 3^{-}}\frac{2x}{x-3}$
b) $\lim_{x\rightarrow +\infty }(3x-1)$
Hướng dẫn trả lời:
a) $\lim_{x\rightarrow 3^{-}}\frac{2x}{x-3}$
Ta có: $\lim_{x\rightarrow 3^{-}}2x = 2.3 =6$; $\lim_{x\rightarrow 3^{-}}\frac{1}{x-3} = -\infty $
Do đó: $\lim_{x\rightarrow 3^{-}}\frac{2x}{x-3} = \lim_{x\rightarrow 3^{-}}\left [2x.\frac{1}{x-3} \right ] = -\infty $
b) Ta có: $\lim_{x\rightarrow +\infty }x = +\infty $
$\lim_{x\rightarrow +\infty }\left ( 3-\frac{1}{x} \right )=3-\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{1}{x} = 3 - 0 =3$
Do đó: $\lim_{x\rightarrow +\infty }(3x-1) = \lim_{x\rightarrow +\infty }\left [ x\left ( 3-\frac{1}{x} \right ) \right ] = +\infty $
Vận dụng 2: Xét tình huống ở mở đầu bài học. Gọi x là hoành độ điểm H. Tính diện tích S(x) của hình chữ nhật theo x. Diện tích này thay đổi thế nào khi $x\rightarrow 0^{+}$ và khi $x\rightarrow +\infty $
Hướng dẫn trả lời:
$S(x) = x . \frac{1}{x^{2}} = \frac{1}{x}$
$\lim_{x\rightarrow 0^{+}}S(x) = \lim_{x\rightarrow 0^{+}}\frac{1}{x} = +\infty $
$\lim_{x\rightarrow +\infty }S(x) = \lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{1}{x} = 0$
BÀI TẬP
Bài 1: Tìm các giới hạn sau:
a) $\lim_{x\rightarrow -2}(x^{2}-7x+4)$
b) $\lim_{x\rightarrow 3}\frac{x-3}{x^{2}-9}$
c) $\lim_{x\rightarrow 1}\frac{3-\sqrt{x+8}}{x-1}$
Hướng dẫn trả lời:
a) $\lim_{x\rightarrow -2}(x^{2}-7x+4)$
$= \lim_{x\rightarrow -2}x^{2}-7.\lim_{x\rightarrow -2}x+\lim_{x\rightarrow -2}4$
$= (-2)^{2} - 7.(-2)+4$
$=22$
b) $\lim_{x\rightarrow 3}\frac{x-3}{x^{2}-9}$
$=\lim_{x\rightarrow 3}\frac{x-3}{(x-3)(x+3)}$
$=\lim_{x\rightarrow 3}\frac{1}{x+3}$
$= \frac{1}{3+3}$
$=\frac{1}{6}$
c) $\lim_{x\rightarrow 1}\frac{3-\sqrt{x+8}}{x-1}$
$=\lim_{x\rightarrow 1}\frac{(3-\sqrt{x+8})(3+\sqrt{x+8})}{(x-1)(3+\sqrt{x+8})}$
$=\lim_{x\rightarrow 1}\frac{9 - x -8}{(x-1)(3+\sqrt{x+8})}$
$=\lim_{x\rightarrow 1}\frac{1-x}{(x-1)(3+\sqrt{x+8})}$
$=\lim_{x\rightarrow 1}\frac{-1}{3+\sqrt{x+8}}$
$= \frac{-1}{3+\sqrt{1+8}}$
$=\frac{-1}{6}$
Bài 2: Cho hàm số $f(x)=\left\{\begin{matrix}-x^{2}; x<1\\x; x\geq 1\end{matrix}\right.$
Tìm các giới hạn $\lim_{x\rightarrow 1^{+}}f(x)$; $\lim_{x\rightarrow 1^{-}}f(x)$; $\lim_{x\rightarrow 1}f(x)$ (nếu có)
Hướng dẫn trả lời:
$\lim_{x\rightarrow 1^{+}}f(x) = \lim_{x\rightarrow 1^{+}}x = 1$
$\lim_{x\rightarrow 1^{-}}f(x) = \lim_{x\rightarrow 1^{-}}(-x^{2}) = -1$
Do $\lim_{x\rightarrow 1^{+}}f(x) \neq \lim_{x\rightarrow 1^{-}}f(x)$ nên không tồn tại $\lim_{x\rightarrow 1}f(x)$
Bài 3: Tìm các giới hạn sau:
a) $\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{4x+3}{2x}$
b) $\lim_{x\rightarrow -\infty }\frac{2}{3x+1}$
c) $\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{\sqrt{x^{2}+1}}{x+1}$
Hướng dẫn trả lời:
a) $\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{4x+3}{2x}=\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{4+\frac{3}{x}}{2} = \frac{4+0}{2}=2$
b) $\lim_{x\rightarrow -\infty }\frac{2}{3x+1}=\lim_{x\rightarrow -\infty }\frac{\frac{2}{x}}{3+\frac{1}{x}} = \frac{0}{3+0}=0$
c) $\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{\sqrt{x^{2}+1}}{x+1}=\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{\sqrt{1+\frac{1}{x^{2}}}}{1+\frac{1}{x}} = \frac{\sqrt{1+0}}{1+0}=1$
Bài 4:
a) $\lim_{x\rightarrow -1^{+}}\frac{1}{x+1}$
b) $\lim_{x\rightarrow -\infty }(1-x^{2})$
c) $\lim_{x\rightarrow 3^{-}}\frac{x}{3-x}$
Hướng dẫn trả lời:
a) $\lim_{x\rightarrow -1^{+}}\frac{1}{x+1} = +\infty $
b) $\lim_{x\rightarrow -\infty }(1-x^{2}) = \lim_{x\rightarrow -\infty }\left [x^{2}.\left ( \frac{1}{x^{2}}-1 \right ) \right ] = \lim_{x\rightarrow -\infty }x^{2}.\lim_{x\rightarrow -\infty } \left ( \frac{1}{x^{2}}-1 \right )$
$= (+\infty) .(0-1)=-\infty $
c) $\lim_{x\rightarrow 3^{-}}\frac{x}{3-x} = \lim_{x\rightarrow 3^{-}}x.\lim_{x\rightarrow 3^{-}}\frac{1}{3-x}=+\infty $
Bài 5: Trong hồ có chứa 6000 lít nước ngọt. Người ta bơm nước biển có nồng độ muối là 30 gam/lít vào hồ với tốc độ 15 lít/phút.
a) Chứng tỏ rằng nồng độ muối trong hồ sau t phút kể từ khi bắt đầu bơm là $C(t)= \frac{30t}{400+t}$ (gam/lít)
b) Nồng độ muối trong hồ như thế nào nếu $t\rightarrow +\infty $
Hướng dẫn trả lời:
a) Sau thời gian t, số lít nước bơm vào hồ là: 15t (lít)
Trong 15t lít nước biển có lượng muối: 30.15t = 450t (gam)
Nồng độ muối trong hồ sau thời gian t phút: $C(t)= \frac{450t}{6000+15t}=\frac{30t}{400+t}$
b) $\lim_{x\rightarrow +\infty }C(t)= \lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{30t} {400+t} = \lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{30}{\frac{400}{t}+1} = \frac{30}{0+1}=30$
Bài 6: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự là f>0 không đổi. Gọi d và d' lần lượt là khoảng cách từ vật thật và ảnh của nó tới quang tâm O của thấu kính (Hình 5). Ta có công thức $\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}=\frac{1}{f}$ hay $d'=\frac{df}{d-f}$
Xét hàm số $g(d) = \frac{df}{d-f}$. Tìm các giới hạn sau đây là giải thích ý nghĩa
a) $\lim_{d\to f^{+}}g(d)$
b) $\lim_{d\to +\infty }g(d)$
Hướng dẫn trả lời:
a) Ta có: $\lim_{d\to f^{+}}df = f^{2} > 0$
$\lim_{d\to f^{+}}\frac{1}{d-f} = +\infty $
Suy ra: $\lim_{d\to f^{+}}g(d)= \lim_{d\to f^{+}}\frac{df}{d-f} =\lim_{d\to f^{+}}\left [df.\frac{1}{d-f} \right ]= +\infty $
Vậy khi vật tiến gần tới tiêu điểm thì ảnh càng lớn và tiến tới $+\infty $
b) $\lim_{d\to +\infty }g(d) = \lim_{d\to +\infty }\frac{df}{d-f}=\lim_{d\to +\infty }\frac{f}{1-\frac{f}{d}}=\frac{f}{1-0}=f$
Vậy khi vật ở rất xa, tiến tới $+\infty$ thì ảnh của vật nằm trên tiêu điểm