Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…./…../…..
Ngày dạy:…../…../…...
Năng lực đặc thù
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác biểu hiện:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em đã học những văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên nào? Liệt kê?
Bước 2: HS trao đổi thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi
- GV mời đại diện một số học sinh lên trình bày kết quả học tập
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học các bước để viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số điểm cần lưu ý khi viết một bài văn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là gì? + Theo em khi viết một văn bản thuyết minh giải thích về một hiện tượng tự nhiên chúng ta cần lưu ý gì? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học; - HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức GV
| I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm: Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên. 2. Yêu cầu đối với kiểu văn bản: - Giới thiệu khái quát hiện tượng tự nhiên cần giải thích. - Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. - Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự thời gian, mức độ quan trọng của đối tượng, mối quan hệ nhân quả hoặc so sánh, đối chiếu. - Có thể dùng thông tin chi tiết, đề mục và các dấu hiệu hình thức (in đậm, in nghiêng, số thứ tự…) để làm nổi bật thông tin quan trọng. - Có thể sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh…) để minh họa và làm nổi bật thông tin quan trọng. - Trình bày mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Cấu trúc thường gồm ba phần: + Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích. + Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. + Phần kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích.
|
Hoạt động 2: Thực hành viết theo quy trình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích bài Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào? (Theo Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào?) - GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: Câu 1: Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần. Câu 2: Các đề mục có mối quan hệ như thế nào với nhan đề? Nhận xét về hình thức trình bày nhan đề, các đề mục và tác dụng của chúng. Câu 3: Tác giả in đậm những từ ngữ nào? Mục đích in đậm là gì? Câu 4: Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin như thế nào trong bài viết trên? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy? Hiệu quả của cách trình bày đó là gì? Câu 5: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của bài viết. Câu 6: Bài viết đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Chỉ ra hiệu quả và cách thức trình bày của loại phương tiện ấy trong văn bản. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận | 2. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Câu 1: - Bố cục 3 phần: + Phần mở đầu: Giới thiệu chung về hiện tượng tự nhiên muốn giải quyết. + Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. + Phần kết bài: Tóm tắt nội dung đã giải thích. Câu 2: - Các đề mục có mối liên hệ bổ sung chặt chẽ với nhan đề. - Hình thức trình bày nhan đề và các đề mục: rõ ràng, dễ hiểu. = > Tác dụng: giúp giải thích và diễn giải nội dung nhan đề muốn nhắc đến. Câu 3: - Tác giả in đậm những từ ngữ: “nhật thực”, “nguyệt thực”. = > Mục đích: nhấn mạnh và làm nổi bật nội dung văn bản muốn đề cập. Câu 4: - Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh, đối chiếu. Dựa vào các từ ngữ: “Tuy nhiên”, “sự khác nhau”. = > Cách trình bày nhằm giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ và xác định chính xác đối tượng cần tìm hiểu, tránh sai lệch hiểu nhầm thông tin. Câu 5: - Từ ngữ được sử dụng trong bài viết thuộc các từ ngữ chuyên ngành môn thiên văn học, dễ nghe, dễ hiểu và gần gũi với đời sống thường ngày.
|
-------------Còn tiếp-------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: