Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…../…../…..
Ngày dạy:…../….../…...
Năng lực đặc thù
Năng lực chung
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh: Sau khi học xong chủ đề Những bí ẩn của thế giới tự nhiên em có thêm những hiểu biết gì về thiên nhiên. Hãy cùng chia sẻ nhé!
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gợi mở: em ấn tượng với bài học nào về văn bản, viết văn, nói và nghe, thông qua đó em đã học được những gì,……
- GV dẫn dắt vào bài học: Em đã bao giờ tự hỏi: Bầu trời đếm chứa đựng những điều kì diệu gì và trong lòng đại dương có những hiện tượng bí ẩn nào mà chúng ta chưa biết đến? Nhật thực khác với nguyệt thực như thế nào?...Thế giời tự nhiên chứa đựng nhiều bí ẩn đang chờ đợi chúng ta khám phá. Vậy chúng ta hãy củng cố lại chủ đề Những bí ẩn của thế giới tự nhiên để khắc sâu những ấn của thế giới vốn rất đẹp và phong phú quanh ta nhé.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv yêu cầu học sinh xem lại phần Tri thức ngữ văn và thực hiện yêu cầu: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức chủ đề Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (hình thức bảng, sơ đồ tư duy,…)? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị + Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp + Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khích lệ HS và chuẩn kiến thức GV - GV dẫn dắt sang nội dung mới | I. Lí thuyết 1. Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu - Văn bản có cấu trúc so sánh và đối chiếu trình bày điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều sự vật theo các tiêu chí so sánh cụ thể: + So sánh và đối chiếu các đối tượng theo từng tiêu chí. + So sánh tổng thể các đối tượng: Người viết lần lượt trình bày biểu hiện của tất cả các tiêu chí ở từng đối tượng. - Văn bản trình bày thông tin theo cách so sánh và đối chiếu có thể sử dụng một số từ ngữ chỉ sự giống nhau (giống, mỗi, cũng…) và khác nhau (khác với, nhưng, mặt khác…) hoặc sử dụng một số kiểu sơ đồ, bảng biểu để làm rõ thông tin được so sánh, đối chiếu. 2. Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. - Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều cân tạo thành, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu ngắt đoạn. Câu chủ đề trong đoạn văn mang nội dung khái quát, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn. + Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn; các câu còn lại triển khai cụ thể ý của cây chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. + Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. + Đoạn văn song song là đoạn văn mà các câu triển khai nội dung song song nhau. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn. + Đoạn văn phối hợp: là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn. 3. Kiểu bài viết - Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. 4. Những nội dung đã thực hành nói và nghe. - Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày nội dung đó.
|
-----------Còn tiếp-----------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác