Bài 1: Trong không gian, cho hai đường thẳng chéo nhau…
Hướng dẫn giải:
a) Mỗi cặp a,a' và b,b' cùng thuộc một mặt phẳng vì đều có điểm chung.
b) Xét tứ giác OAA'O' có: OA // O’A’; OO’// AA’
OAA'O' là hình bình hành.
Xét tứ giác OBB'O' có: OB // O’B’; OO’// BB’
OBB'O' là hình bình hành.
Xét tức giác ABB'A' có: AB // A'B’; AA'// BB’
⇒ABB'A' là hình bình hành.
c) Ta có: OAA'O', OBB'O' hình bình hành
⇒∆OAB, ∆O'A'B' có các cặp cạnh tương ứng bằng nhau.
Từ đó, áp dụng định lí côsin cho hai tam giác trên được các góc O, O' bằng nhau.
Bài 2: Nếu a song song hoặc trùng với a' và b song song hoặc trùng với b' thì (a, b) và (a', b') có mối quan hệ gì?
Hướng dẫn giải:
(a, b) = (a', b').
Bài 3: Kim tự tháp Cheops là kim tự tháp lớn nhất trong các kim tự tháp ở Ai Cập…
Hướng dẫn giải:
Gọi H là trung điểm của CD thì CH=115 m;BC⊥SH
Vì DC//AB nên (SC;AB)=(SC;CD)=SCH.
Xét △SCD có:
cos$\widehat{SCH}$ = $\frac{CH}{SC}$ = $\frac{115}{219}$ => $\widehat{SCH}$=$58,3^{o}$
Bài 1: Đối với hai cánh cửa trong Hình 7.5, tính góc giữa hai đường mép cửa BC và MN.
Hướng dẫn giải:
Vì khuôn cửa và hai cánh cửa là các hình chữ nhật nên BC//MQ
Mà MQ ⊥ MN => (BC,MN)=(MQ,MN)=$90^{o}$.
Bài 2: Nếu đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b thì a có vuông góc với các đường thẳng song song với b hay không?
Hướng dẫn giải:
Nếu a ⊥ b thì a có vuông góc với các đường thẳng song song với b.
Bài 3: Cho tam giác MNP vuông tại N…
Hướng dẫn giải:
Xét △ABC có:
M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC
⇒ MN là đường trung bình của tam giác ABC ⇒ MN // BC
Mà NP ⊥ MN nên NP ⊥ BC
Xét △ADC có
N, P lần lượt là trung điểm của AC, CD
⇒ PN là đường trung bình của tam giác ADC ⇒ PN // AD
Vì AD//NP,BC//MN (cmt) và (MN,NP)=$90^{o}$ (gt)
=> (AD,BC)=$90^{o}$ =>ADBC.
Nếu D∈(ABC) thì A∈(MNP) (vô lí).
Vậy D∉(ABC) nên AD,BC chéo nhau.
Bài 7.1: Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có các đáy là các tam giác đều. Tính góc (AB, B'C').
Hướng dẫn giải:
Vì B'C'//BC nên AB,B'C'=(AB,BC)= $\widehat{ABC}$=$60^{o}$ (△ABC đều)
Bài 7.2: Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có các cạnh bằng nhau. Chứng minh rằng tứ diện ACB'D' có các cặp cạnh đối diện vuông góc với nhau.
Hướng dẫn giải:
+) A'B'C'D'; ADD'A';C'C'D'D là hình thoi (ABCD.A'B'C'D' là hình hộp)
+) AB'//C'D và C'DCD' => AB'CD'
+) AC//A'C' và A'C'B'D' => ACB'D'
+) B'C // A'D và A'D AD' => B'CAD'
Vậy tứ diện ACB'D' có các cặp cạnh đối diện vuông góc với nhau.
Bài 7.3: Cho tứ diện ABCD…
Hướng dẫn giải:
a) Xét △ABD có:
M,N là trung điểm của AB,AD
MN là đường trung bình của △ABD ⇒MN//BD
Mà BD⊥BC CBD=$90^{o}$ ⇒MN⊥BC.
b) Vì G,K là trọng tâm của △ABC và △ACD
=> $\frac{CG}{CM}$ = $\frac{CK}{CN}$ =$\frac{2}{3}$
⇒GK//MN mà MN ⊥ BC
⇒GK⊥BC
Bài 7.4: Đối với nhà gỗ truyền thống, trong các cấu kiện: hoành, quá giang, xà cái, rui, cột tương ứng được đánh số 1, 2, 3, 4, 5 như trong Hình 7.8, những cặp cấu kiện nào vuông góc với nhau?
Hướng dẫn giải:
Những cặp đường thẳng sau vuông góc với nhau:
+) Hoành (1) và quá giang (2)
+) Hoành (1) và rui (4)
+) Hoành (1) và cột (5)
+) Quá giang (2) và xà cái (3)
+) Quá giang (2) và cột (5)
+) Xà cái (3) và rui (4)
+) Xà cái (3) và cột (5)