Tiết 2 – Hoạt động giáo dục: Đồ dùng của người thân
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động: Diễn hoạt dẫn vào chủ đề
- Mục tiêu: Tạo cảm giác vui tươi dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề.
- Cách thức thực hiện
- GV bật nhạc và mời HS nghe, hát theo bài hát
- GV đội khăn mỏ quạ hoặc khăn rằn, cầm chiếc chổi rơm, làm động tác như tết, bện….
- GV có thể đặt các câu hỏi cho HS như:
+ Đố các em biết, bà đang làm gì?
+ CHổi bà bện, có đẹp không? Bà bện những loại chổi nào? Chổi to dùng để làm gì? Chổi nhỏ dùng để làm gì?
+ Như vậy, công việc yêu thích của bà là gì?
- GV dẫn dắt vào nội dung chủ đề: Tình cảm trong gia đình thêm gắn kết thông qua việc chúng ta quan tâm đến công việc yêu thích của người thân, những gì người thân mình làm tốt, làm giỏi nhất.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động : Tìm hiểu về người thân qua đồ dùng yêu thích của họ
- Mục tiêu: HS hình dung được người thân của mình ở nhà, nhớ lại về sở thích, thói quen của người ấy.
- Cách thức thực hiện
- GV đề nghị HS chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn thực hiện các bước sau:
+ Nghĩ đến một người thân trong gia đình
+ Nhớ lại xem người ấy thường làm gì, thường thích sử dụng món đồ gì nhất
+ Kể cho bạn nghe về món đồ ấy: hình dáng của nó thế nào và người thân của em sử dụng giữ gìn nó ra sao.
- Sau khi các cặp đôi đã chia sẻ, GV mời hai HS chia sẻ trước lớp. Đặt câu hỏi thảo luận thêm: Theo em, vì sao người thân của em lại gắn bó với món đồ ấy? Đồ vật đó nói lên điều gì về người thân của em? Nếu vật này chẳng may bị mất thì người thân của em có buồn không?
- GV kết luận: Đồ vật có thể nói lên sở thích của người thân: Người ấy yêu thích gì? Đồ vật có thể nói lên thói quen của người thân: Người ấy hay làm việc gì? Đồ vật còn có thể nhắc nhở về một kỉ niệm của người thân nữa: Có điều gì đáng nhớ liên quan đến đồ vật ấy.
- GV lần lượt đưa thẻ từ và đề nghị HS quay sang nói lại với bạn bè bên cạnh rằng đồ vật em vừa kể nói lên điều gì của người thân? (Sở thích? Thói quen? Hay kỉ niệm?)
--------------- Còn tiếp ---------------