Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 1. Chơi trò chơi "Đồ nào ở đâu"
GV mời HS tham gia trò chơi “Đổ nào ở đâu?” - GV đề nghị mỗi HS tưởng tượng mình là một đồ vật, đồ dùng trong nhà như bát, nổi, tivi, tủ lạnh, bàn, ghế, quần, áo, đũa, bàn chải đánh răng,...
- GV mời HS ngồi theo nhóm hoặc hai bàn quay vào nhau, lần lượt từng người tự giới thiệu minh và vị trí của mình trong nhà. VD: “Tớ là áo khoác. Tớ ở trên mắc áo”;
“Tớ là cái kéo. Tớ ở ngăn kéo trong bếp”. –
- GV gợi ý HS các địa điểm, vị trí bằng cách viết lên bảng hoặc đưa ra các tấm bìa có ghi:
BẾP, PHÒNG KHÁCH, PHÒNG TẮM, HÀNH LANG, PHÒNG NGỦ, GIẢ SÁCH, TỦ QUẦN ÁO, HỘP, MẶC ÁO (MÓC ÁO), NGĂN KÉO,...
- GV kết luận: Mỗi đồ dùng, vật dụng đều có “chỗ ở” – ngôi nhà của riêng mình. Dùng xong, chúng ta phải trả đồ vật về đúng chỗ
Hoạt động: Biểu diễn tiểu phẩm tương tác "Chỗ ở của đồ đạc"
- GV mới HS quan sát tranh, nhận xét xem trên bức tranh có những nhân vật nào. GV mời một số HS vào vai các nhân vật đó – là đồ dùng của một cậu bé hoặc cô bé, chủ nhân của căn phòng này. Đó là: chiếc lược, tuýp kem đánh răng, bàn chải đánh răng, áo, quần,.
- GV kể: "Có một cậu bé tên là Luộm thuộm Đó là cái tên mà các đồ vật trong nhà đặt cho cậu vì mỗi khi dùng xong đồ vật nào, cậu đểu quăng đổ vật đỏ lung tung, không để lại vị trí cũ. Chính vì thế, ngày nào cậu cũng phải đi tìm đồ đạc. Một hôm, khi cậu bé Luộm Thuộm đi đến trường, tất cả các đồ vật trò chuyện với nhau, than thở về sự luộm thuộm, không ngăn nắp của cậu chủ. Lược nói:... Tuýp kem đánh răng nói:... Bàn chải đánh răng nói:... Cứ như thế, năm nhân vật lên tiếng thở dài, than vãn, trách móc cậu chủ. Họ khóc lóc và kêu lên: “Cứu tôi với!” GV dừng lại mời các nhân vật kêu cứu. (Tất cả các nhân vật
đều kêu: “Cứu tôi với”)
- GV đề nghị HS suy nghĩ và trả lời “Vì sao đồ đạc lại kêu cứu?”.
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác