Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện nội dung về hòa bình, bảo vệ hòa bình, các cuộc xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.27: Em kể tên những nhân vật có công lớn trong việc đấu tranh bảo vệ hòa bình ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:
Những nhân vật có công lớn trong việc đấu tranh bảo vệ hòa bình ở Việt Nam hoặc trên thế giới:
Ở Việt Nam | Trên thế giới |
Chủ tịch Hồ Chí Minh | V.I.Lênin (Liên Xô) |
Bà Nguyễn Thị Bình và bà Nguyễn Thị Định | Nelson Mandela (Nam Phi) |
Tôn Đức Thắng | Mahatma Gandhi (Ấn Độ) |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp | Ernesto Teodoro Moneta (Ý) |
Võ Thị Sáu | Lester B. Pearson (Canada) |
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tình thần học của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại. Đó không chỉ là quyền tất yếu của con người mà còn là của mỗi quốc gia, dân tộc. Để bảo vệ hòa bình, mỗi chúng ta phải chung tay gìn giữ cuộc sống bình yên để mỗi cá nhân được phát triển toàn diện, hạnh phúc, xây dựng xã hội phồn vinh, thịnh vượng.
Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 5. Bảo vệ hòa bình.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện của hòa bình
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.27-28 và thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm và biểu hiện của hòa bình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.27-28 và thực hiện yêu cầu: Từ nội dung trên, theo em, cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đã để lại hậu quả gì cho Việt Nam? - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
Quang cảnh Lễ kí Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27/11/1973 tại thủ đô Paris (Pháp). Em nhận xét như thế nào về sự khác biệt của Việt Nam trước và sau chiến tranh? Từ đó, giải thích vì sao cần phải bảo vệ hòa bình? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là hòa bình, biểu hiện của hòa bình? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK tr.27-28 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về khái niệm và biểu hiện của hòa bình theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi: + Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ đã để lại hậu quả cho Việt Nam là: ● Ở Miền Bắc: Hầu hết các thành phố, thị xã đều bị đánh phá , 5 triệu m2 nhà ở bị phá hủy; hàng trăm hecta ruộng đất bị hoang hóa; 3000 trường học, 350 bệnh viện bị bắn phá;... ● Ở Miền Nam: Nửa triệu hecta ruộng bị bỏ hoang; 1 triệu hecta rừng bị chất độc hóa học, bom đạn cày xới; môi trường sinh thái ở những vùng bị nhiễm chất độc hóa học. + Sự khác biệt của Việt Nam trước và sau chiến tranh: ● Trước chiến tranh: thế hệ cha ông hi sinh không quản máu xương để có hòa bình, gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng. ● Sau chiến tranh: xây dựng đất nước, phát triển tất cả lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao. Đời sống nhân dân ngày càng ấm no, vị thế đất nước nâng cao. + Cần bảo vệ hòa bình vì những lợi ích to lớn, thiết thực mà hòa bình mang lại. - GV tổng hợp ý kiến lên bảng. - GV mời HS nêu khái niệm, biểu hiện của hòa bình. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện của hòa bình - Khái niệm: Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; con người được sống vui vẻ, hoà thuận, hạnh phúc; là khát vọng của toàn nhân loại. - Biểu hiện: cuộc sống bình yên, con người được học tập, lao động, phát triển, chung sống hòa thuận cùng nhau; các quốc gia tôn trọng, hợp tác cùng phát triển. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm bảo vệ hòa bình và các biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình
- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, quan sát hình ảnh trong SGK tr.29 và thực hiện yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về khái niệm bảo vệ hòa bình, lí do cần bảo vệ hòa bình và các biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các thông tin, quan sát hình ảnh trong SGK tr.29 và trả lời câu hỏi:
=> Các thông tin và hình ảnh trên đề cập đến những biện pháp nào để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, thế nào là bảo vệ hòa bình? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin, quan sát hình ảnh SGK tr.29 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về khái niệm bảo vệ hòa bình, lí do cần bảo vệ hòa bình và các biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời: Các biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình trong thông tin, hình ảnh là: + Thông tin 1: Giải quyết bằng hòa bình, Tuyên bố về quyền các dân tộc được sống trong hòa bình của Liên hợp quốc. + Thông tin 2: Giải quyết bằng Nghị quyết số 28 – NQ/TW và Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. + Hình ảnh 1: Giải quyết chiến tranh bằng Hiệp định Geneve (Thụy Sĩ) được kí ngày 20/7/1954 về đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp, công nhận nền độc lập của ba quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia. + Hình ảnh 2: Việt Nam đã cử sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đi thực hiện nghĩa vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. - GV mời HS nêu khái niệm bảo vệ hòa bình, lí do cần bảo vệ hòa bình và các biện pháp bảo vệ hòa bình. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Tìm hiểu khái niệm bảo vệ hòa bình và các biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình - Bảo vệ hoà bình: là đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; thực hiện các biện pháp để chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột, tranh chấp; không phân biệt, kì thị quốc gia, dân tộc;... - Cần phải bảo vệ hoà bình vì: + giúp con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; + tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới - Biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hoà bình: + Chủ động giải quyết mâu thuẫn thông qua trao đổi, thảo luận, thương lượng, đàm phán,... + Giải quyết mâu thuẫn khi xảy ra xung đột, tranh chấp dựa trên công lí, chính nghĩa, tự do, bình đẳng.
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân trong bảo vệ hòa bình
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.30 và thực hiện yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về trách nhiệm của công dân trong bảo vệ hòa bình.
......
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác