Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung văn bản Sông núi nước Nam.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
“Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững
Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa
Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa”.
Lịch sử Việt Nam viết bằng máu và nước mắt của biết bao nhiêu thế hệ cha anh. Mỗi một tấc đất sông núi đều mang dáng hình của biết bao lớp người đi trước. Để hôm nay chúng ta được đứng dưới ngọn cờ hòa bình, được ấm no hạnh phúc. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đây là bản tuyên ngôn duy nhất của Việt Nam. Thế nhưng ngược về lịch sử hơn một ngàn năm trở về trước đã có một bài thơ được coi như Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Đó chính là bài thơ Thần Sông núi nước Nam. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi sâu củng cố nội dung ý nghĩa của bài thơ này.
B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại kiến thức về hoàn cảnh sáng tác và bài thơ Sông núi nước Nam? + Xác định chủ đề cũng như cảm hứng chủ đạo bài thơ? + Đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
| I. Nhắc lại kiến thức 1. Tác phẩm + Bài thơ hiện chưa rõ tác giả được ghi chép trong sách Lĩnh Nam chích quái (Lựa chọn những chuyện quái lạ ở Lĩnh Nam cuối thế kỉ XIV), ghi việc Lê Đại Hành năm 981 trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược đã được hai vị thần sông Như Nguyệt (Sông Cầu) là hai anh hùng dân tộc Trương Hồng, Trương Hát hiển linh phù trợ. + Sách Việt điện u linh tập sau này được Đại Việt sử kí toàn thư chép lại, ghi việc Lý Thường Kiệt năm 1076 khi lập phòng tuyến sông Như Nguyệt chống lại quân Tống, một đêm quân sĩ nghe thấy trong đền tiếng thần ngâm thơ. Quả nhiên quân Tống thảm bại đúng như lời bài thơ. + Người xưa gọi đây là bài thơ Thần. Bài thơ vốn không có nhan đề thời hiện đại một số sách ghi tên tác giả là Lý Thường Kiệt và đặt tên bài thơ là Nam quốc sơn hà. + Gọi là bài thơ Thần vì: Bài thơ không rõ ai sáng tác nhưng lại được ngâm trong đền và tiên đoán trước được kết cục thảm bại của quân địch. 2. Cảm hứng chủ đạo - Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: là tình cảm yêu nước mãnh liệt lòng tự tôn dân tộc sâu sắc và ý thức chủ quyền của dân tộc. - Chủ đề tác phẩm: thể hiện chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ xâm lược. II. Tổng kết
2. Nghệ thuật
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Sông núi nước Nam.
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trường THCS:…………… Lớp:……………………….. Họ và tên:…………………. PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN: SÔNG NÚI NƯỚC NAM Câu 1: Nam quốc sơn hà được mệnh danh là? A. Áng thiên cổ hùng văn. B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. C. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. D. Bài thơ có một không hai. Câu 2: Nội dung nào không xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam? A. Khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của người Việt. B. Khẳng định ranh giới lãnh thổ. C. Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc. D. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Câu 3: Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. C. Trần Quang Khải chống giặc Mông- Nguyên ở bến Chương Dương. D. Quang Trung đại phá quân Thanh. Câu 4: Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập vì thể hiện: A. Khẳng định chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của đất nước. B. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. C. Thể hiện được niềm tự hào dân tộc. D. Khẳng định dược truyền thống đấu tranh chống xâm lược hàng ngàn năm của dân tộc. Câu 5: Bài thơ không chỉ là bài luận lí khô khan nhờ có: A. Câu chữ giọng điệu thể hiện sự bi thương của tác giả. B. Thể hiện niềm tự hào về chủ quyền và biên giới lãnh thổ của đất nước. C. Nhờ cái tôi của nhân vật trữ tình. D. Nhờ vào việc miêu tả vẻ đẹp của quê hương. Câu 6: Ai là tác giả của bài thơ Sông núi nước Nam? A. Nguyễn Trãi. B. Nguyễn Du. C. Trần Quốc Tuấn. D. Tương truyền là Lý Thường Kiệt. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1. B | 2. A | 3. B | 4. A | 5. B |
6. D |
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Tuyên ngôn độc lập là gì? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ là gì?
Câu 2: Hai câu đầu bài thơ nói lên nội dung gì? Âm điệu hào hùng, đanh thép của câu thơ có tác dụng gì trong việc diễn tả tư tưởng, cảm xúc về chủ quyền đất nước?
Câu 3: Trong lịch sử dân tộc ta, ngoài Sông núi nước Nam em còn biết những văn bản nào được coi là tuyên ngôn độc lập của nước ta. Từ việc phân tích cách biểu ý trong bài thơ, em cảm nhận được thái độ, tình cảm nào của tác giả bài viết?
Câu 4: Vì sao có thể ví bài thơ như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam và được coi như bài thơ thần?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
Câu 1:
+ Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam (hai câu đầu): Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại "thiên thư" (sách trời).
+ Kẻ thù không được xâm phạm (hai câu sau): Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lời khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy thất bại mà thôi.
Câu 2:
Tác giả tự xưng dân tộc mình là “Nam quốc”, gọi vua nước ta là “đế”, đó chính là cách để thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Xưa nay, các nước phương Bắc hay coi thường, miệt thị nước ta, xem Đại Việt ta là một nước chư hầu thuộc địa không phải là một quốc gia độc lập, vua ta chỉ là các vương hầu dưới quyền cai trị của chúng hằng năm phải nộp cống vật. Chân lý của độc lập, chủ quyền của dân tộc không chỉ được minh chứng bằng lý lẽ thực tiễn mà còn được khẳng định bởi “thiên thư”. Hai chữ “tiệt nhiên” được thốt lên chắc nịch, mạnh mẽ, đanh thép mà không ai có thể lên tiếng phản bác. Sông núi nước Nam đã được định phận ở sách trời, có thần linh chứng giám cho nên điều đó là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác