Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn.
- GV mời 10 HS theo tinh thần xung phong tham gia trò chơi và chia HS thành 2 đội.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ Tên mỗi dân tộc ở Việt Nam có 2 hình ảnh tương ứng. HS lần lượt quan sát hình ảnh số 1, hình ảnh số 2 về đặc trưng của dân tộc đó (trang phục, văn hoá, tín ngưỡng, nhà cửa,…) và gọi đúng tên dân tộc tương ứng với hình ảnh trình chiếu.
+ HS lật mở hình ảnh số 1 được cộng 5 điểm, lật mở đến hình ảnh số 2 được cộng 2 điểm.
+ Đội nào trả lời được đúng và được nhiều điểm hơn, đó là đội thắng cuộc.
- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh:
Hình 1: Dân tộc…………………………….. | |
Hình 2: Dân tộc…………………………….. | |
Hình 3: Dân tộc…………………………….. | |
Hình 4: Dân tộc…………………………….. | |
Hình 5: Dân tộc…………………………….. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS 2 đội quan sát nhanh hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để gọi tên quốc gia Đông Nam Á tương ứng với hình ảnh được trình chiếu.
- Các HS còn lại trong lớp cổ vũ 2 đội bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện đội chơi xung phong trả lời.
- Nếu trả lời sai, GV tiếp tục mời đội còn lại đưa ra đáp án.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
Hình 1: dân tộc Tày | Hình 2: dân tộc Thái |
Hình 3: dân tộc Mường | Hình 4: dân tộc Khmer |
Hình 5: dân tộc Nùng |
|
- GV tuyên bố đội thắng cuộc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia đông dân, nhiều dân tộc, cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính có sự thay đổi. Vậy, hiện nay các dân tộc ở nước ta phân bố ra sao? Cơ cấu dân số có sự thay đổi như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống. | Đại hội dân tộc lần thứ 2 |
Hoạt động 1: Đăc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt: + Việt Nam có số dân hơn 98,5 triệu người (năm 2021), là quốc gia nhiều dân tộc (54 dân tộc). + Dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% số dân, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15% số dân cả nước. + Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước. - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác thông tin mục 1a, 1b, 1c SGK tr.129 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta.
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, kết hợp tư liệu do GV cung cấp, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày 3 đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các nhóm nhận xét chéo và bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta: + Các dân tộc sinh sống rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam. + Sự phân bố thay đổi theo thời gian và không gian. + Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Đăc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.
| ||||||||||||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 2: Gia tăng dân số và cơ cấu dân số
- Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta.
- Nhận xét và giải thích sự thay đổi về cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính của dân cư nước ta.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Nhiệm vụ 1: Gia tăng dân số Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Bảng 1.1 kết hợp thông tin mục 2a SGK tr.130 và trả lời câu hỏi: Hãy nhận xét tình hình gia tăng dân số của nước ta. - GV cung cấp thêm một số tư liệu liên quan đến tình hình gia tăng dân số của nước ta (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi nhận xét tình hình gia tăng dân số của nước ta. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Tình hình gia tăng dân số trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang đặt ra cho chúng ta những thành thức mới. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Gia tăng dân số và cơ cấu dân số a. Gia tăng dân số - Việt Nam là nước đông dân, quy mô dân số đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 15 thế giới (năm 2021). - Dân số có sự gia tăng khác nhau qua các giai đoạn. + Tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần. + Số dân có sự gia tăng về quy mô, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. + Tỉ lệ gia tăng dân số có sự khác biệt giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. | ||
TƯ LIỆU 1: Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA):
(107,56 triệu người) và Việt Nam (99,5 triệu người). Như vậy, dân số Việt Nam năm 2022 xếp thứ 15 trên thế giới. 2. Dân số Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 99,5 triệu dân, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. https://www.youtube.com/watch?v=sD-giQaSeNU | |||
Nhiệm vụ 2: Cơ cấu dân số Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 1.2, 1.3, thông tin mục 2b SGK tr.130, 131 và trả lời câu hỏi: Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi về cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính của dân cư nước ta. - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu liên quan đến sự thay đổi về cơ cấu dân số của nước ta (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi nhận xét và giải thích sự thay đổi về cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính của dân cư nước ta. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Cơ cấu dân số * Cơ cấu dân số theo tuổi - Có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ người ở nhóm tuổi 15 – 64 chiếm tỉ trọng lớn nhất. → Nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững của đất nước. - Số dân từ 65 tuổi trở lên tăng dần tỉ trọng. → Xu hướng già hóa dân số. → Tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội (thị trường lao động, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ,…). * Cơ cấu dân số theo giới tính: có sự thay đổi. Năm 2021: - Nữ chiếm 50,2%, nam chiếm 49,8% tổng số dân. - Tình trạng mất cân đối ở nhóm sơ sinh khá rõ rệt: bình quân 100 bé gái có 112 bé trai.
| ||
TƯ LIỆU 2: Cơ cấu dân số vàng khi tỉ trọng dân số từ 0 – 14 tuổi chiếm dưới 30% và từ 65 tuổi trở lên chiếm dưới 15% tổng dân số. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng . Từ năm 2009 đến năm 2021, dân số trong nhóm từ 15 đến 64 tuổi đều chiếm 67% tổng dân số. Đây là cơ hội mà nước ta cần khai thác để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Việt Nam cũng đang đứng trước xu hướng già hóa dân số. Tỉ lệ người già (65 tuổi trở lên) tăng nhanh. Tình trạng này sẽ tác động đến thị trường lao động, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người già. TƯ LIỆU 3: Dân số Việt Nam theo độ tuổi Cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi |
Hoạt động 3: Phân hóa thu nhập theo vùng
và chuẩn kiến thức của GV.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Bảng 1.4 kết hợp thông tin mục 3 SGK tr.131 và trả lời câu hỏi: Nhận xét sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng. - GV mở rộng kiến, yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm) và cho biết: Tại sao có sự chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng ở Việt Nam? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng. - GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 3). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Thu nhập của người dân Việt Nam đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta vẫn phải cố gắng để nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời đại mới. | 3. Phân hóa thu nhập theo vùng Năm 2021: thu nhập bình quân đầu người/tháng của nước ta khoảng 4,2 triệu đồng. - Thành thị: 5,4 triệu đồng. - Nông thôn: 3,5 triệu đồng. → Thu nhập có sự cải thiện theo thời gian nhưng vẫn còn sự phân hóa giữa các vùng.
|
Trả lời câu hỏi mở rộng: Có sự chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng ở Việt Nam vì: - Phát triển kinh tế: các vùng phát triển kinh tế mạnh mẽ thường có thu nhập bình quân cao hơn. Các thành phố lớn và khu vực công nghiệp, dịch vụ phát triển nhanh chóng tạo ra nhiều cơ hội việc làm với thu nhập cao hơn cho người dân. - Cơ cấu kinh tế: các vùng chủ yếu dựa vào nông nghiệp thường có thu nhập thấp hơn so với các vùng phát triển công nghiệp và dịch vụ. - Hạ tầng và tiện ích: các vùng có hạ tầng và tiện ích phát triển tốt hơn thường thu hút đầu tư, làm việc và cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho người dân, làm tăng thu nhập bình quân. - Giáo dục và kĩnăng: các vùng với hệ thống giáo dục và đào tạo mạnh mẽ có nguồn nhân lực có kĩ năng cao hơn, do đó có khả năng kiếm được thu nhập cao hơn. - Điều kiện tự nhiên: điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu và tài nguyên tự nhiên,…) ảnh hưởng đến thu nhập của các vùng. Các vùng có đất đai phù hợp cho nông nghiệp hoặc tài nguyên tự nhiên dồi dào có thể tạo ra thu nhập cao hơn. |
- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống.
- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.131.
Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống.
- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:
.....
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác