Giáo án Vật lí 9 cánh diều 2024 (file word)

Tải giáo án Vật lí 9 cánh diều 2024 (file word)mới nhất. Giáo án word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận chuẩn theo mẫu công văn 5512 mới sẽ giúp giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động giảng dạy. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

PHẦN 1: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 1: NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC

BÀI 1: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT

  1. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
  2. Kiến thức
  • Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công.
  • Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất.
  • Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về công và công suất.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm lấy ví dụ về một số hoạt động đã thực hiện công cơ học trong cuộc sống; biểu thức tính công, tốc độ thực hiện công và định nghĩa về công suất.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các trường hợp thực tế liên quan đến công và công suất.

Năng lực đặc thù

  • Nhận thức khoa học tự nhiên :
  • Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được : công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công.
  • Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất.
  • Tìm hiểu tự nhiên : Giải thích sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống ; Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn liên quan đến công và công suất bằng các dẫn chứng khoa học.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học : Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản.
  1. Phẩm chất
  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
  • Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 9.
  • Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 9.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến công và công suất.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV xuất phát từ tình huống thực tế, tạo tình huống có vấn đề dẫn dẵn HS nghiên cứu nội dung bài học.
  4. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ và dự đoán về cách xác định công cơ học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã kéo hàng trăm khẩu pháo có khối lượng vài tấn vào trận địa trên những tuyến đường dài hàng trăm kilômét.

Hình 1.1. Bộ đội kéo pháo

GV đặt vấn đề: Ở hoạt động này, bộ đội đã tác dụng lực và làm dịch chuyển các khẩu pháo, ta nói bộ đội đã thực hiện công cơ học. Vậy công cơ học được xác định như thế nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

- GV quan sát, gợi ý (nếu cần thiết).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời (HS có thể đưa ra câu trả lời chưa chính xác): Công cơ học sinh ra khi có lực tác dụng vào vật và làm vật dịch chuyển.

- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận các ý phát biểu của HS, không chốt đáp án.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Bài 1: Công và công suất

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thực hiện công cơ học

  1. Mục tiêu:

- HS nêu khái niệm về công cơ học và lấy được ví dụ về một số hoạt động thực hiện công cơ học trong cuộc sống hằng ngày và giải thích.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK trang 10 - 11 để tìm hiểu về khái niệm công cơ học.
  2. Sản phẩm học tập: HS rút ra được khái niệm về công cơ học.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2; phân tích ví dụ về lực do nhân viên đẩy cáng và lực do bệnh nhân tác dụng lên xe để rút ra khái niệm về công cơ học

- GV nhấn mạnh với HS: Nếu vật dịch chuyển theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.

- GV yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr10): Lấy ví dụ một số hoạt động em đã thực hiện công cơ học trong cuộc sống hằng ngày và giải thích.

- GV cho HS phân tích một số thao tác của vận động viên cử tạ để xác định những thao tác có và không thực hiện công.

Trong các động tác nâng tạ từ vị trí (1) sang vị trí (2); từ vị trí (2) sang vị trí (3); từ vị trí (3) sang vị trí (4) ở hình dưới, động tác nào có thực hiện công; động tác nào không thực hiện công?

(4)

 

(3)

 

(2)

 

(1)

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr11): Các lực được mô tả trong hình 1.3 có sinh công hay không? Vì sao?

 

Hình 1.3. Lực tác dụng lên vật trong một số trường hợp

- GV lưu ý với HS: Trong cuộc sống hằng ngày, từ “công” cũng được dùng trong nhiều tình huống khác như “ngày công lao động”, “công cha nghĩa mẹ”,... Tuy vậy, từ “công” trong các trường hợp này không mang nghĩa là công cơ học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về nội dung (Đính kèm dưới hoạt động).

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng kết về nội dung thực hiện công cơ học và chuyển sang nội dung biểu thức tính công.

I. Công cơ học

1. Thực hiện công cơ học

Công cơ học thường được gọi tắt là công. Trong trường hợp đơn giản nhất, công được thực hiện khi lực tác dụng vào vật và làm vật đó dịch chuyển theo hướng của lực.

 

* Câu hỏi 1 (SGK – tr10)

- VD1: Con ngựa đang kéo một chiếc xe bằng một lực có phương nằm ngang làm xe dịch chuyển theo hướng của lực à lực kéo của con ngựa đã thực hiện công.

- VD2: Đầu tàu kéo các toa xe chuyển động, lúc này đầu tàu thực hiện công cơ học.

* Câu hỏi gợi mở phân biệt các trường hợp có thực hiện công và không thực hiện công

+ Động tác không thực hiện công: từ vị trí (1) sang vị trí (2).

+ Động tác thực hiện công: từ vị trí (2) sang vị trí (3); từ vị trí (3) sang vị trí (4).

* Câu hỏi 2 (SGK – tr10)

- Lực để kéo thùng hàng đi lên của cần cẩu trong trường hợp a) có sinh công vì lực kéo của cần cẩu tác dụng vào thùng hàng và làm thùng hàng dịch chuyển theo hướng của lực.

- Lực để xách túi của hành khách khi đứng chờ tàu không sinh công do lực này không làm túi chuyển động theo phương của lực.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về biểu thức tính công

  1. Mục tiêu: HS phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực. Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công. Tính được công trong một số trường hợp đơn giản.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân và làm việc nhóm thảo luận tìm hiểu về biểu thức tính công và trả lời câu hỏi 3; câu hỏi luyện tập trong SGK trang 11 - 12.
  3. Sản phẩm học tập: Biểu thức tính công.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS phân tích 3 tình huống trong bảng 1.1:

Tình huống

Lực tác dụng (N)

Quãng đường (m)

1. Đẩy xe cáng để ra đón bệnh nhân trên quãng đường s1

F1 = 25

s1 = 50

2. Đẩy xe cáng có bệnh nhân trên quãng đường s2

F2 = 50

s2 = 50

3. Đẩy xe cáng có bệnh nhân trên quãng đường s3

F3 = 50

s3 = 100

- GV hướng dẫn HS so sánh lực và quãng đường trong 3 tình huống trên để rút ra nhận xét: Công sinh ra càng lớn nếu lực tác dụng vào vật càng lớn và quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực càng dài.

- GV yêu cầu HS rút ra công thức tính công cơ học và giải thích các đại lượng có trong công thức.

- GV giới thiệu mục “Em có biết” trong SGK – tr11:

1. Đơn vị đo công là jun (J) được đặt theo tên của nhà khoa học James Prescott Joule (1818 – 1889) – người có nhiều đóng góp to lớn trong nghiên cứu công và năng lượng ở thế kỉ XIX.

2. Em thực hiện công khoảng 1 J khi nâng chậm một hộp sữa tươi 180 mL lên độ cao 0,5 m theo phương thẳng đứng .

- GV giới thiệu thêm một số đơn vị đo khác của công

1 cal = 4.2 J

1 BTU = 1 055 J

1 kWh = 3 600 000 J

- GV yêu cầu HS trả lời Luyện tập 1 (SGK – tr12): Tính công của nhân viên y tế đã thực hiện trong ba tình huống ở bảng 1.1?

- GV yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr11): Trong tình huống nào nhân viên y tế thực hiện công lớn nhất?

- GV chiếu hình 1.4 yêu cầu HS trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

+ Năng lượng của thùng hàng đã thay đổi như thế nào? Tại sao lại có sự thay đổi này?

+ Tại sao người công nhân cảm thấy mệt khi nâng các kiện hàng lên cao?

- GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận:

Vật có khả năng thực hiện công thì vật đó có năng lượng. Khi một vật thực hiện công, nó truyền năng lượng cho vật khác.

- GV giới thiệu về đơn vị của năng lượng: Năng lượng có đơn vị đo là Jun (J).

- GV giới thiệu nội dung trong mục Em có biết trong SGK – tr12 cho HS: Trong trường hợp người công nhân tác dụng lực để giữ kiện hàng đứng yên, lực này không thực hiện công. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian, người này vẫn cảm thấy mệt mỏi do các bó cơ ở tay co giãn liên tục để sinh ra lực cân bằng với trọng lực tác dụng lên kiện hàng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm (mỗi nhóm 3 – 4 HS) thảo luận trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

* Luyện tập 1 (SGK – tr12):

Công của nhân viên y tế khi đẩy xe cáng để ra đón bệnh nhân trên quãng đường s1 là: A1 = F1.s1 = 25.50 = 1250 (J)

Công của nhân viên y tế khi đẩy xe cáng có bệnh nhân trên quãng đường s2 là:

A2 = F2.s2 = 50.50 = 2500 (J)

Công của nhân viên y tế khi đẩy xe cáng có bệnh nhân trên quãng đường s3 là:

A3 = F3.s3 = 50.100 = 5000 (J)

* Câu hỏi 3 (SGK – tr11):

Trong tình huống đẩy xe cáng có bệnh nhân trên quãng đường s3 nhân viên y tế thực hiện công lớn nhất.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV kết luận :

·        Vật có khả năng thực hiện công thì vật đó có năng lượng.

·        Khi một vật thực hiện công, nó truyền năng lượng cho vật khác.

·        Năng lượng có đơn vị đo là Jun (J).

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Biểu thức tính công

Công được xác định bằng biểu thức

A = F.s

Trong đó:

• F là lực tác dụng vào vật, đơn vị đo là niutơn (N);

• s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực, đơn vị đo là mét (m);

• A là công của lực F, đơn vị đo là jun (J).

1 J = 1 Nm = 1 N.1 m

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về tốc độ thực hiện công

  1. Mục tiêu: HS rút ra được tốc độ thực hiện công phụ thuộc vào công thực hiện và thời gian thực hiện công.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân và làm việc nhóm thảo luận tìm hiểu về tốc độ thực hiện công và trả lời câu hỏi 4, 5 trong SGK – tr12.
  3. Sản phẩm học tập: kết luận về tốc độ thực hiện công: Tốc độ thực hiện công phụ thuộc vào công thực hiện và thời gian thực hiện công.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu bảng 1.2, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (mỗi nhóm 3 – 4 HS)  trả lời câu hỏi 4,5 và hoàn thành bảng 2.1 

Trọng lượng mỗi kiện hàng: 45N

Độ cao kiện hàng được đưa lên: 1,2 m

Công nhân

Số kiện hàng nâng được (kiện)

Công thực hiện (J)

Thời gian nâng (s)

Công nhân 1

7

A1 = ?

90

Công nhân 2

10

A2 = ?

120

- Câu hỏi 4 (SGK – tr12) Tính công mỗi công nhân đã thực hiện

+ Câu hỏi 5 (sgk – tr12) Có những cách nào để biết ai thực hiện công nhanh hơn?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về tốc độ thực hiện công

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận

* Câu hỏi 4 (SGK – tr12):

Trọng lượng mỗi kiện hàng: 45N

Độ cao kiện hàng được đưa lên: 1,2 m

Công nhân

Số kiện hàng nâng được (kiện)

Công thực hiện (J)

Thời gian nâng (s)

Công nhân 1

7

A1 = P1.h

= 7.45.1,2 =378

90

Công nhân 2

10

A2 = P2.h =10.45.1,2 = 540

120

* Câu hỏi 5 (sgk – tr12)

+ Cách 1: So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn thì thực hiện công nhanh hơn.

+ Cách 2: So sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì tốc độ thực hiện công của người đó nhanh hơn.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV kết luận về nội dung tốc độ thực hiện công và chuyển sang nội dung tiếp theo: định nghĩa công suất

II. CÔNG SUẤT

1. Tốc độ thực hiện công

- Để biết ai thực hiện công nhanh hơn, ta cần so sánh tốc độ thực hiện công của họ.

- Tốc độ thực hiện công phụ thuộc vào công thực hiện và thời gian thực hiện công.

 

 

 

Hoạt động 4: Hình thành khái niệm công suất và thành lập công thức tính công suất, xác định đơn vị của công suất

  1. Mục tiêu: HS rút ra được: công suất là tốc độ thực hiện công. Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công suất. Tính được công suất trong một số trường hợp đơn giản.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân và làm việc nhóm thảo luận tìm hiểu về khái niệm công suất và trả lời câu hỏi luyện tập 2, 3 trong SGK – tr13.
  3. Sản phẩm học tập: Học sinh rút ra được công thức tính công suất, ý nghĩa, đơn vị của công suất.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có … HS.

- GV giới thiệu cho HS khái niệm về công suất.

- GV yêu cầu HS dựa vào khái niệm công suất nêu công thức tính công suất và giải thích các đại lượng có trong công thức.

- GV giới thiệu với HS một số đơn vị thường dùng để đo công suất.

- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi luyện tập 2, 3 trong SGK – tr13:

Luyện tập 2 (SGK – tr13): Tính công suất của mỗi công nhân trong bảng 1.2.

Luyện tập 3 (SGK – tr13): Cần cẩu trong hình 1.3a tác dụng lực kéo 25 000 N để kéo thùng hàng lên cao 12m trong 1 phút. Tính công và công suất của lực kéo đó.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm cà nhân kết hợp với thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra.

- GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

* Luyện tập 2 (SGK – tr13)

Công suất của công nhân 1

P

Công suất của công nhân 2

P

* Luyện tập 3 (sgk – tr13)

Đổi 1 phút = 60s

Công mà cần cẩu thực hiện được là:

A = F.s = 25 000. 12 = 300 000 (J)

Công suất của lực kéo đó là:

P

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép nội dung về định nghĩa công suất vào vở

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Định nghĩ công suất

Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công, được tính bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

P

Trong đó:

• A là công thực hiện, đơn vị đo là jun (J);

• t là thời gian thực hiện công, đơn vị đo là giây (s);

• P là công suất, đơn vị đo là oát (W).

Các bội số của oát là kilôoát (kW), mêgaoát (MW).

1 kW = 1000 W

1 MW = 1 000 000 W

Ngoài đơn vị oát, công suất còn có đơn vị đo là mã lực (sức ngựa), kí hiệu là HP và BTU/h.

1 HP = 746 W

1 BTU/h = 0,293 W

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kiến thức được học để làm các bài tập liên quan đến công và công suất.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS luyện tập kiến thức đã học thông qua các câu hỏi về đến công và công suất.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi luyện tập về công và công suất.
  5. Tổ chức thực hiện :

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau đây:

Bài 1. Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất.

  1. Khi có lực tác dụng vào vật.
  2. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.
  3. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực.
  4. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.

Bài 2: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học?

  1. Một người đang kéo một vật chuyển động.
  2. Hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn.
  3. Một lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
  4. Máy xúc đất đang làm việc.

Bài 3. Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

  1. Công ở lượt đi bằng công trượt ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau.
  2. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.
  3. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.
  4. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm.

Bài 4 . Một vật có khối lượng 500g, rơi  từ độ cao 20 cm xuống đất. Khi đó trọng lực đã thực hiện một công là

  1. 10000 J. B. 1000 J.                C. 1J.                           D. 10 J.

Bài 5: Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là

  1. A = F/s. B. A = F.s.              C. A = s/F.              D. A = F – s.

Bài 6: Biểu thức tính công suất là:

  1. P = A.t. B. P = A/t.             C. P = t/A.              D. P = At.

Bài 7: Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

  1. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 3 lần.
  2. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.
  3. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 5 lần.
  4. Máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 10 lần.

-  GV chiếu câu hỏi tự luận yêu cầu HS trả lời vào vở:

Bài 1: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 7500 kg lên độ cao 8 m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

Bài 2: Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8 m trong 30 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180 N. Công và công suất của người kéo là bao nhiêu?

Bài 3 (LT4 – SGK trang 13). Nếu một đầu xe lửa có công suất 12 000 kW thì công suất này bằng bao nhiêu mã lực?

Bài 4 (LT5 -  SGK trang 13). Kilôoát giờ là đơn vị đo của công. Một kilôoát giờ là công của một thiết bị có công suất một kilôoát hoạt động trong một giờ. Giải thích vì sao 1 kWh = 3 600 000 J?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ lại kiến thức đã học, suy nghĩ, tìm câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

C

B

B

C

B

B

B

 

Bài 1.

Thùng hàng có khối lượng là 2500kg nghĩa là nó có trọng lượng:

P = 10.m = 10.2500 = 25000N.

Công thực hiện khi nâng thùng hàng lên độ cao 12m là:

A = P.h = 75000N.8m = 600000 J = 600 kJ

Bài 2.

Công mà người đó thực hiện là: A = F.s = 180.8 = 1440 J

Công suất của người kéo là: P = A/t = 1440/30 = 48 W

Bài 3.

Đổi 12 000 kW = 12 000 000 W  (vì 1 HP = 746 W)

Bài 4.

Kilôoát giờ là đơn vị đo của công. Một kilôoát giờ là công của một thiết bị có công suất một kilôoát hoạt động trong một giờ. Nên ta có cách quy đổi:

1Kwh = 1Kw x 1h = 1000J/s x 3600 s = 3.600.000J.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đối chiếu đáp án, nhận xét, đánh giá.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã vào áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
  3. Nội dung: GV phát Phiếu bài tập cho HS, HS suy nghĩ hoàn thành bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: Phiếu bài tập của HS.
  5. Tổ chức thực hiện :

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát phiếu bài tập cho HS:

Câu 1: Để nâng các kiện hàng trong bảng 1.2, một xe nâng (hình 1.5) gồm động cơ nâng có công suất 2 000 W hoạt động trong 120 s. Xe này đã thực hiện công gấp bao nhiêu lần công của người công nhân 2?

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Câu 2: Công suất của một người đi bộ là bao nhiêu nếu trong 1 giờ 30 phút người đó bước đi 750 bước, mỗi bước cần 1 công 45 J?

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ lại kiến thức đã học, suy nghĩ, tìm câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi trong Phiếu bài tập.

Câu 1:

Công mà xe nâng đã thực hiện được là:

A = P .t = 2000. 120 = 240 000 (J)

Xe này đã thực hiện công gấp số lần công của người công nhân 2 là:

(lần)

Câu 2:

Thời gian người đó đi bộ: t = (60 + 30).60 = 5400 s

Tổng công mà người đó thực hiện trong khoảng thời gian trên là:

A = 750.45 = 33750 J

Công suất của người đi bộ đó là: P ==53,3W

- HS khác quan sát, nhận xét và bổ sung.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đối chiếu đáp án, nhận xét, đánh giá.

- GV tổng kết và kết thúc tiết học.

*Hướng dẫn về nhà:

  • Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học.
  • Hoàn thành bài tập trong sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 – Cánh diều.
  • Tìm hiểu nội dung Bài 2: Cơ năng.

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Vật lí 9 cánh diều 2024 (file word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Vật lí 9 cánh diều 2024 (file word), soạn chi tiết Vật lí 9 cánh diều 2024 (file word), giáo án mới nhất Vật lí 9 cánh diều 2024 (file word)

Giáo án lớp 9


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay